111111

Một số mẹo về chế độ ăn uống trước và sau khi chủng ngừa COVID-19

VOV.VN - Dưới đây là những mẹo về chế độ ăn uống mà bạn có thể thực hiện trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19 để giúp chuẩn bị cho cơ thể và giữ cho bạn cảm thấy tốt nhất.

Không tiêm vaccine khi bụng đói

Bồi bổ cho cơ thể bạn trước khi tiêm có thể giúp toàn bộ quá trình cảm thấy dễ chịu hơn. Ăn trước khi tiêm dường như không ảnh hưởng gì đến hiệu quả của vaccine và có thể giúp bạn không bị ngất xỉu hoặc cảm thấy chóng mặt. Chọn thực phẩm bao gồm carbohydrate chưa tinh chế, chất béo lành mạnh và protein để cung cấp cho bữa ăn của bạn một số năng lượng để duy trì trong suốt buổi tiêm.

Giữ đủ nước

Uống đủ nước là một trong những cách quan trọng nhất để tối đa hóa cảm giác của bạn cả trước và sau khi tiêm phòng. Đau đầu là một tác dụng phụ phổ biến của vaccine và việc bị mất nước có thể làm cơn đau đó trầm trọng hơn. Hãy uống nước lọc, nước ép trái cây 100%, trà, nước gừng tươi hoặc các lựa chọn khác không quá nhiều đường. Giữ một chai nước bên cạnh có thể giúp bạn bổ sung nước trong suốt ngày tiêm chủng.

Tránh uống rượu trước và sau khi tiêm phòng

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), trong khi một số người có ít hoặc không có tác dụng phụ của vaccine, những người khác có thể bị mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt và buồn nôn. Ngay cả việc uống rượu nhẹ cũng có thể gây ra tình trạng mất nước, điều đó có thể làm tăng các tác dụng phụ này. Hơn nữa, nếu bạn bị mất nước hoặc hơi nôn nao, có thể khó phân biệt giữa phản ứng của cơ thể với rượu và vaccine. Ngoài ra, lạm dụng rượu cũng được chứng minh là làm căng thẳng hệ thống miễn dịch.

Tập trung vào thực phẩm chống viêm

Sau khi chủng ngừa, bạn nên hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mình. Tập trung vào các loại thực phẩm chống viêm không được chế biến hoặc tinh chế nhiều có thể giúp cơ thể bạn khỏe mạnh. Hãy lựa chọn những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh và thực phẩm ít chế biến để đạt được nhiều lợi ích nhất từ chế độ ăn uống của bạn. Quả bơ, cá béo như cá hồi, cá ngừ và cá mòi, đậu, các loại hạt và rau đều là những lựa chọn tuyệt vời có tác dụng chống viêm.

Đem theo những thứ chống buồn nôn khi đi tiêm

Một số người có thể sẽ cảm thấy buồn nôn sau khi tiêm vaccine. Mang theo những thứ có thể giúp chống buồn nôn có thể hữu ích trong trường hợp này. Trà gừng, một miếng gừng tươi hoặc một miếng chanh cắt lát có thể giúp bạn khỏi buồn nôn.

Đổi thực phẩm đã qua chế biến thành thực phẩm toàn phần

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thời gian đại dịch, mọi người đã tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu natri, đường bổ sung hoặc nhiều chất béo. Theo thời gian, thực phẩm chế biến nhiều có thể gây viêm và viêm mãn tính toàn thân có thể làm suy giảm chức năng miễn dịch bình thường.

Mặc dù các nghiên cứu về tác động của dinh dưỡng đối với vaccine chưa được công bố, nhưng cách tốt nhất để hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn sau khi tiêm chủng là ưu tiên thực phẩm toàn phần giàu chất dinh dưỡng, kháng viêm. Một trong những chiến lược hàng đầu là ăn nhiều rau và trái cây hơn. Để đạt được hiệu quả, hãy bổ sung rau vào cả bữa trưa và bữa tối, đồng thời kết hợp trái cây vào bữa sáng và bữa ăn nhẹ hàng ngày./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vaccine COVID-19 nếu không có phản ứng sau tiêm thì có hiệu quả?
Vaccine COVID-19 nếu không có phản ứng sau tiêm thì có hiệu quả?

VOV.VN - Một số người hoàn toàn không có phản ứng phụ sau tiêm vaccine COVID-19, trong khi nhiều người khác sốt, đau đầu, mỏi cơ.

Vaccine COVID-19 nếu không có phản ứng sau tiêm thì có hiệu quả?

Vaccine COVID-19 nếu không có phản ứng sau tiêm thì có hiệu quả?

VOV.VN - Một số người hoàn toàn không có phản ứng phụ sau tiêm vaccine COVID-19, trong khi nhiều người khác sốt, đau đầu, mỏi cơ.

Nhiễm trùng sau tiêm vaccine ít có nguy cơ dẫn đến “COVID-19 kéo dài”
Nhiễm trùng sau tiêm vaccine ít có nguy cơ dẫn đến “COVID-19 kéo dài”

VOV.VN - Những người nhiễm virus SARS- CoV-2 đột phá sau khi tiêm vaccine ít có nguy cơ mắc Hội chứng “Long COVID-19” hay còn gọi là “COVID-19 kéo dài” so với những người không được chủng ngừa.

Nhiễm trùng sau tiêm vaccine ít có nguy cơ dẫn đến “COVID-19 kéo dài”

Nhiễm trùng sau tiêm vaccine ít có nguy cơ dẫn đến “COVID-19 kéo dài”

VOV.VN - Những người nhiễm virus SARS- CoV-2 đột phá sau khi tiêm vaccine ít có nguy cơ mắc Hội chứng “Long COVID-19” hay còn gọi là “COVID-19 kéo dài” so với những người không được chủng ngừa.

F0 khỏi bệnh đề kháng với Covid-19 tốt hơn người tiêm 2 mũi vaccine
F0 khỏi bệnh đề kháng với Covid-19 tốt hơn người tiêm 2 mũi vaccine

Ít nhất trong vòng 6 tháng đầu, những người đã mắc Covid-19 sẽ không bị tái nhiễm. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, khả năng sinh kháng thể bảo vệ của những người từng mắc Covid-19 cao hơn so với những người đã chích ngừa đủ cả hai mũi vaccine.

F0 khỏi bệnh đề kháng với Covid-19 tốt hơn người tiêm 2 mũi vaccine

F0 khỏi bệnh đề kháng với Covid-19 tốt hơn người tiêm 2 mũi vaccine

Ít nhất trong vòng 6 tháng đầu, những người đã mắc Covid-19 sẽ không bị tái nhiễm. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, khả năng sinh kháng thể bảo vệ của những người từng mắc Covid-19 cao hơn so với những người đã chích ngừa đủ cả hai mũi vaccine.

Hiến kế chống Covid-19: Ưu tiên vaccine cho người cao tuổi và người có bệnh nền 
Hiến kế chống Covid-19: Ưu tiên vaccine cho người cao tuổi và người có bệnh nền 

VOV.VN - Vaccine là lời giải cho bài toán chống dịch COVID-19 tại Việt Nam. Theo đó, BS Hoàng Hồng, BV Đại học Y Hà Nội “hiến kế” tập trung tiêm vaccine cho đối tượng người cao tuổi và người có bệnh lý nền trước.

Hiến kế chống Covid-19: Ưu tiên vaccine cho người cao tuổi và người có bệnh nền 

Hiến kế chống Covid-19: Ưu tiên vaccine cho người cao tuổi và người có bệnh nền 

VOV.VN - Vaccine là lời giải cho bài toán chống dịch COVID-19 tại Việt Nam. Theo đó, BS Hoàng Hồng, BV Đại học Y Hà Nội “hiến kế” tập trung tiêm vaccine cho đối tượng người cao tuổi và người có bệnh lý nền trước.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao