111111

Chưa kịp tận hưởng đã "hết trận" khi làm chuyện ấy, có đáng báo động?

VOV.VN - Xuất tinh quá nhanh, chưa kịp tận hưởng đã "hết trận" – đây chỉ là sự cố nhất thời hay một vấn đề đáng báo động? Hãy cẩn trọng, vì tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến phong độ đàn ông mà còn có thể tác động tiêu cực đến hạnh phúc lứa đôi.

Xuất tinh sớm – bệnh lý hay hiện tượng nhất thời?

Theo bác sĩ Phạm Quang Khải – Khoa Ngoại Thận Tiết Niệu và Nam Học, Bệnh viện E, xuất tinh sớm đã xuất hiện từ lâu trong đời sống, nhưng nhiều người thường nhầm lẫn giữa khái niệm này và yếu sinh lý. "Xuất tinh sớm về bản chất không phải là bệnh nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và đời sống tình cảm của các cặp đôi. Nếu một người gặp vấn đề về thời gian xuất tinh và điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ, họ cần quan tâm và cải thiện tình trạng này" bác sĩ Khải chia sẻ.

Mốc thời gian nào được xem là xuất tinh sớm?

Vậy bao nhiêu phút là bình thường? Theo định nghĩa của Hiệp hội Nam khoa châu Âu, xuất tinh sớm là khi thời gian từ lúc xâm nhập đến lúc xuất tinh dưới 1 phút. Tuy nhiên, bác sĩ Khải nhấn mạnh rằng mức độ nghiêm trọng có thể chia thành nhiều cấp độ:

Xuất tinh sớm nghiêm trọng: Xuất tinh ngay khi chưa kịp xâm nhập.

Mức độ trung bình: Xuất tinh trong vòng 15 – 30 giây.

Xuất tinh sớm nhẹ: Từ 30 giây đến dưới 1 phút.

Ngoài ra, nếu thời gian duy trì quan hệ dưới 3 phút, nam giới có thể được coi là gặp vấn đề về kiểm soát xuất tinh. "Điều quan trọng không chỉ là thời gian, mà còn là sự hài lòng của cả hai phía. Sau điều trị, mục tiêu là đạt được từ 7 – 10 phút, vì đây là khoảng thời gian giúp phụ nữ có thể lên đỉnh" bác sĩ Khải giải thích.

Xuất tinh sớm có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Một trong những lo lắng phổ biến là liệu xuất tinh sớm có làm giảm khả năng sinh sản. Theo bác sĩ Khải, "Xuất tinh sớm không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Thời gian xuất tinh và chất lượng tinh trùng không hề liên quan đến nhau. Nếu muốn biết chất lượng tinh trùng, nam giới cần làm xét nghiệm tinh dịch đồ."

Tuy nhiên, bác sĩ cũng cảnh báo rằng xuất tinh sớm có thể ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng sinh sản nếu gây căng thẳng tâm lý hoặc làm giảm tần suất quan hệ vợ chồng, từ đó giảm cơ hội thụ thai.

Nguyên nhân nào gây ra xuất tinh sớm?

Xuất tinh sớm có thể do nhiều yếu tố khác nhau, được chia thành hai nhóm chính:

Xuất tinh sớm nguyên phát: Tình trạng này xuất hiện ngay từ những lần đầu quan hệ, thường do đầu dương vật quá nhạy cảm, không liên quan đến yếu tố ngoại cảnh.

Xuất tinh sớm thứ phát: Xuất hiện sau một thời gian quan hệ bình thường, có thể do viêm nhiễm, tâm lý căng thẳng, suy giảm testosterone, hoặc lối sống không lành mạnh.

"Những nam giới bị viêm nhiễm ở dương vật, niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt có nguy cơ cao bị xuất tinh sớm. Ngoài ra, căng thẳng, stress kéo dài cũng là một yếu tố quan trọng" bác sĩ Khải cho biết. Ông cũng nhấn mạnh rằng lạm dụng thủ dâm hoặc sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá có thể làm suy giảm khả năng kiểm soát xuất tinh.

Các phương pháp điều trị xuất tinh sớm

Hiện nay, có nhiều phương pháp để kiểm soát xuất tinh sớm, từ sử dụng thuốc đến thay đổi lối sống:

Thuốc điều trị: Dùng trong trường hợp nguyên phát, giúp giảm độ nhạy cảm của dương vật.

Bài tập kiểm soát: Như Kegel, giúp tăng khả năng kiểm soát xuất tinh.

Điều chỉnh tâm lý: Giảm căng thẳng, kiểm soát lo âu cũng góp phần cải thiện tình trạng này.

Liệu pháp hành vi: Như kỹ thuật "dừng - bắt đầu", giúp nam giới tập luyện kiểm soát phản xạ xuất tinh.

"Nếu xuất tinh sớm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, nam giới nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp, thay vì tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc" bác sĩ Phạm Quang Khải – Khoa Ngoại Thận Tiết Niệu và Nam Học, Bệnh viện E khuyến cáo.

Xuất tinh sớm không quyết định bản lĩnh đàn ông, nhưng cách nam giới đối diện với nó thì có. Quan trọng không phải là thời gian, mà là sự thấu hiểu và điều chỉnh để duy trì đời sống tình dục viên mãn. Đừng để áp lực khiến bạn mất đi sự tận hưởng, hãy tìm ra giải pháp phù hợp để mỗi trải nghiệm đều ý nghĩa.

Nếu bạn gặp tình trạng xuất tinh sớm và cần tư vấn chuyên sâu, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị tốt nhất! Ngoài ra, để cải thiện sức khỏe tình dục tổng thể, nam giới nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát căng thẳng. Những thói quen này không chỉ giúp cải thiện khả năng kiểm soát xuất tinh mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống tình dục một cách bền vững.

20220801_lau-ngay-khong-xuat-tinh-co-sao-khong-1.jpg

Hơn 20 tuổi đã bị chẩn đoán mắc chứng xuất tinh sớm

VOV.VN - Tôi năm nay mới ngoài 20 tuổi nhưng khám sức khỏe đã được chẩn đoán là mắc chứng xuất tinh sớm. Tôi thực sự rất sốc. Tôi nên chữa trị ra sao để không bị ảnh hưởng sức khỏe lâu dài? Bác sĩ Vũ Minh Phượng đưa lời khuyên tư vấn cho chàng trai đang hoang mang, lo lắng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Tôi mắc bệnh xuất tinh sớm hơn 20 năm có thể chữa được không?
Tôi mắc bệnh xuất tinh sớm hơn 20 năm có thể chữa được không?

VOV.VN - Lấy vợ được một thời gian tôi đã xuất hiện tình trạng xuất tinh sớm. Như vậy, đến nay cũng kéo dài 20-30 năm rồi. Liệu có thể chữa được dứt điểm tình trạng này hay không? Bác sĩ Tạ Việt Cường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tư vấn cho nhân vật.

Tôi mắc bệnh xuất tinh sớm hơn 20 năm có thể chữa được không?

Tôi mắc bệnh xuất tinh sớm hơn 20 năm có thể chữa được không?

VOV.VN - Lấy vợ được một thời gian tôi đã xuất hiện tình trạng xuất tinh sớm. Như vậy, đến nay cũng kéo dài 20-30 năm rồi. Liệu có thể chữa được dứt điểm tình trạng này hay không? Bác sĩ Tạ Việt Cường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tư vấn cho nhân vật.

Xuất tinh sớm: Khi nào nên gặp bác sĩ và chữa trị thế nào?
Xuất tinh sớm: Khi nào nên gặp bác sĩ và chữa trị thế nào?

VOV.VN - Tôi năm nay 36 tuổi nhưng 6-7 năm nay đã có tình trạng xuất tinh sớm. Tôi ngại ngùng không biết nên đi khám ở đâu và khám thế nào. Tôi tự mua thuốc uống nhưng lo ngại ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Bác sĩ Tạ Việt Cường đưa lời khuyên tư vấn cho nhân vật.

Xuất tinh sớm: Khi nào nên gặp bác sĩ và chữa trị thế nào?

Xuất tinh sớm: Khi nào nên gặp bác sĩ và chữa trị thế nào?

VOV.VN - Tôi năm nay 36 tuổi nhưng 6-7 năm nay đã có tình trạng xuất tinh sớm. Tôi ngại ngùng không biết nên đi khám ở đâu và khám thế nào. Tôi tự mua thuốc uống nhưng lo ngại ảnh hưởng sức khỏe lâu dài. Bác sĩ Tạ Việt Cường đưa lời khuyên tư vấn cho nhân vật.

Làm sao để khắc phục được tình trạng xuất tinh sớm của chồng?
Làm sao để khắc phục được tình trạng xuất tinh sớm của chồng?

VOV.VN - Chồng tôi có tình trạng xuất tinh sớm từ khá lâu. Anh cũng đã đi khám một số phòng khám tư và điều trị theo ở đó nhưng không thấy hiệu quả. Bây giờ chúng tôi nên đi khám ở đâu để chữa trị tốt. Bác sĩ Hoàng Thúy Hải chia sẻ và đưa ra những tư vấn giúp người vợ có thêm thông tin tham khảo.

Làm sao để khắc phục được tình trạng xuất tinh sớm của chồng?

Làm sao để khắc phục được tình trạng xuất tinh sớm của chồng?

VOV.VN - Chồng tôi có tình trạng xuất tinh sớm từ khá lâu. Anh cũng đã đi khám một số phòng khám tư và điều trị theo ở đó nhưng không thấy hiệu quả. Bây giờ chúng tôi nên đi khám ở đâu để chữa trị tốt. Bác sĩ Hoàng Thúy Hải chia sẻ và đưa ra những tư vấn giúp người vợ có thêm thông tin tham khảo.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao