111111

Bệnh nhân mắc bệnh hiếm gặp phải trải qua 5 lần thay huyết tương

VOV.VN - Bệnh viện Hữu Nghị vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối. Các bác sĩ đã tiến hành thay huyết tương 5 lần cho bệnh nhân với tổng số 17 lít huyết tương tươi đã được sử dụng.

Ngày 9/6, bác sĩ Tô Hoàng Dương, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc (Bệnh viện Hữu Nghị) cho biết, khoa vừa điều trị thành công một bệnh nhân nam mắc chứng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối.

Trước đó, ngày 19/5 bệnh nhân L.Q.K (giới nam, 43 tuổi, địa chỉ Hà Nội), có tiền sử đái tháo đường, vào viện vì đau đầu, chóng mặt, sốt, và buồn nôn.

Tại khoa Cấp cứu, bệnh nhân đã được chụp sọ não và làm các xét nghiệm cần thiết. Kết quả: bệnh nhân có tình trạng tiểu cầu giảm nghiêm trọng (23,1 G/L); kèm theo đó là tình trạng thiếu máu (hồng cầu 2,61 T/L, hemoglobin 89,1 gam/L), chỉ số vàng da Bilirubin tăng (50 umol/L), men gan LDH tăng (927 U/L), và chỉ dấu huyết khối D dimer tăng (1489 ng/ml).

Ngoài ra, bệnh nhân được chẩn đoán loại trừ các bệnh lý về tai biến mạch não hay bệnh lý thần kinh trung ương; loại trừ chẩn đoán sốt xuất huyết giảm tiểu cầu, và xuất huyết tiêu hoá.

Mặc dù được truyền khối hồng cầu, tiểu cầu, sử dụng thuốc Corticoid và kiểm soát đường máu; tình trạng bệnh nhân cải thiện ít, tiểu cầu vẫn thường xuyên ở mức thấp. Ngày 30/05, kết quả xét nghiệm ADAMTS13 < 5%, bệnh nhân đã được hội chẩn liên khoa: Cấp cứu – Huyết học – Hồi sức tích cực.

Kết luận hội chẩn cho thấy bệnh nhân được chẩn đoán xác định đã mắc hội chứng giảm tiểu cầu huyết khối; hướng xử trí là thay huyết tương tại khoa Hồi sức tích cực.

Hội chứng ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP) thuộc nhóm bệnh lý huyết khối vi mạch, do việc thiếu hụt yếu tố ADAMTS 13 (do di truyền hay mắc phải) sẽ dẫn tới việc dư thừa von Willebrand, yếu tố quan trọng trong ngưng kết tiểu cầu. TTP nguyên phát thường không có nguyên nhân rõ ràng, trong khi TTP thứ phát thường là thứ phát sau các bệnh tự miễn, mang thai, ghép tạng, thuốc, nhiễm trùng, khối u và các bệnh khác.

Hội chứng này biểu hiện trên lâm sàng bằng tình trạng: sốt, thiếu máu, xuất huyết giảm tiểu cầu, đặc biệt trong những trường hợp nặng sẽ gây suy thận, rối loạn thần kinh như: nhức đầu, lú lẫn, thậm trí hôn mê. Bệnh hiếm gặp, tuy nhiên tỷ lệ tử vong cao đến 80 – 90%, nhưng nếu được điều trị kịp thời và hợp lý, tỷ lệ tử vong giảm rõ rệt (dưới 15%).

Thay huyết tương là biện pháp lọc máu để loại bỏ huyết tương chứa “mầm bệnh” hoặc “các chất độc hại” của người bệnh và sau đó được thay thế bằng huyết tương “khỏe mạnh” của người hiến máu giúp bổ sung yếu tố ADAMTS 13, cải thiện tình trạng giảm tiểu cầu và các rối loạn đông máu tạo điều kiện bệnh nhân có thể hồi phục”, Bs Dương chia sẻ.

Khoa Hồi sức đã tiến hành thay huyết tương 5 lần cho bệnh nhân với tổng số 17 lít huyết tương tươi đã được sử dụng. Sau từng lần lọc máu; bệnh nhân cải thiện: ý thức tỉnh táo và đỡ mệt dần, chỉ số tiểu cầu tăng dần, các chỉ số vàng da, men gan và rối loạn đông máu đã cải thiện tốt.

Hiện tại, sau khi đã được kết thúc lọc máu một tuần; theo dõi lâm sàng: bệnh nhân đã tỉnh táo, tự ăn uống đường miệng và vận động tại giường được. Sau đây, bệnh nhân sẽ được chuyển về khoa huyết học để tiếp tục điều trị và theo dõi ngoại trú.

nha_may_2.jpg

Việt Nam có nhà máy sản xuất sinh phẩm huyết tương đầu tiên

VOV.VN - Thay vì phải nhập khẩu các sinh phẩm từ huyết tương điều trị cho người bệnh gây tốn kém, lần đầu tiên tại Việt Nam đã khởi công nhà máy sản xuất sinh phẩm từ huyết tương, đặt tại khu công nghệ cao, TP.Thủ Đức (TP.HCM), do Công ty TNHH Bình Việt Đức tiên phong thực hiện.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

WHO khuyến cáo không sử dụng huyết tương trong điều trị Covid-19
WHO khuyến cáo không sử dụng huyết tương trong điều trị Covid-19

VOV.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 7/12 khuyến cáo không nên sử dụng huyết tương của bệnh nhân đã khỏi Covid-19 trong phác đồ điều trị cho những người đang mắc bệnh, do huyết tương không cải thiện khả năng sống sót cũng như không làm giảm nhu cầu sử dụng máy thở.

WHO khuyến cáo không sử dụng huyết tương trong điều trị Covid-19

WHO khuyến cáo không sử dụng huyết tương trong điều trị Covid-19

VOV.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 7/12 khuyến cáo không nên sử dụng huyết tương của bệnh nhân đã khỏi Covid-19 trong phác đồ điều trị cho những người đang mắc bệnh, do huyết tương không cải thiện khả năng sống sót cũng như không làm giảm nhu cầu sử dụng máy thở.

Nga bắt đầu sản xuất thuốc chữa Covid-19 từ huyết tương người đã mắc bệnh 
Nga bắt đầu sản xuất thuốc chữa Covid-19 từ huyết tương người đã mắc bệnh 

VOV.VN - Bộ trưởng Murashko cho biết Covid-globulin miễn dịch là một loại thuốc có nồng độ cao cho phép vô hiệu hóa virus.

Nga bắt đầu sản xuất thuốc chữa Covid-19 từ huyết tương người đã mắc bệnh 

Nga bắt đầu sản xuất thuốc chữa Covid-19 từ huyết tương người đã mắc bệnh 

VOV.VN - Bộ trưởng Murashko cho biết Covid-globulin miễn dịch là một loại thuốc có nồng độ cao cho phép vô hiệu hóa virus.

Thay huyết tương cứu sống bệnh nhân có bệnh lý hiếm gặp
Thay huyết tương cứu sống bệnh nhân có bệnh lý hiếm gặp

VOV.VN - Sáng nay (29/4) , các bác sĩ của bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, vừa điều trị thành công trường hợp bệnh lý rất hiếm gặp “Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối”.

Thay huyết tương cứu sống bệnh nhân có bệnh lý hiếm gặp

Thay huyết tương cứu sống bệnh nhân có bệnh lý hiếm gặp

VOV.VN - Sáng nay (29/4) , các bác sĩ của bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, vừa điều trị thành công trường hợp bệnh lý rất hiếm gặp “Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối”.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao