111111

Bài thuốc từ cây hẹ

VOV.VN - Lá hẹ vị cay, tính ấm, thường được luộc ăn sáng lúc đói để chữa ợ hơi, bổ thận, tăng sinh lý, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý từ hen suyễn đến rối loạn nội tiết.

Không chỉ là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày, hẹ còn được y học cổ truyền xem là vị thuốc quý, có thể hỗ trợ điều trị từ hen suyễn, đau bụng, tiểu ra máu đến suy giảm sinh lý.

Lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, cây hẹ còn gọi là cửu thái, nén tàu, hom xe lép (tiếng Thái), phắc kép (tiếng Tày) tên khoa học là Allium odorum, thuộc họ Hành (Liliaceae).

Trong y học cổ truyền, lá hẹ vị cay, hơi chua, tính ấm, tác dụng điều hòa tạng phủ, thông khí phổi, làm tan khí đầy bụng. Hạt hẹ vị ngọt, cũng mang tính ấm, thường dùng để chữa các chứng tiết tinh, són tiểu, khí hư hoặc viêm tuyến tiền liệt.

Thành phần dinh dưỡng trong 86 gram lá hẹ gồm khoảng 1,9 gram đạm, 5,1 gram đường và chỉ khoảng 25 calo. Người xưa thường xào hoặc luộc hẹ với giấm và muối, ăn vào buổi sáng khi bụng đói để chữa ợ hơi, làm ấm bụng, tăng cường sức khỏe.

Lá hẹ còn là thành phần chính trong nhiều bài thuốc dân gian. Một nắm lá sắc lấy nước uống giúp giảm cơn hen suyễn. Giã nhuyễn 100 gram cây hẹ, vắt lấy nước cốt hòa với dược liệu đồng tiện có thể điều trị tình trạng ứ huyết, không có kinh, tiểu ra máu hoặc chảy máu cam.

Nước cốt hẹ kết hợp với nước gừng tươi giúp làm dịu cơn co giật sau sinh và triệu chứng nôn ra nước xanh. Dùng nguyên chất, nước cốt hẹ còn hỗ trợ giảm đau vùng bụng dưới và xử lý ngộ độc thực phẩm.

Hạt hẹ còn gọi là cửu thái tử được dùng sắc uống chữa di tinh, mộng tinh ở nam giới hoặc viêm nhiễm phụ khoa ở nữ. Rễ hẹ cũng có tác dụng riêng, thường dùng để tẩy giun kim.

Một trong những công dụng nổi bật của cây hẹ là hỗ trợ tđiều rị tình trạng tinh yếu do hư lao - cơ thể suy nhược dẫn đến giảm chức năng sinh lý. Một bài thuốc cổ truyền kết hợp hạt hẹ với các vị như phúc bồn tử, xà sàng tử, thỏ tỵ tử, phá cố tử, kỷ tử, dâm dương hoắc, hoài sơn, thục địa... sắc uống ba lần mỗi ngày, chia làm ba đợt, giúp phục hồi sinh lực phái mạnh.

Dù có nhiều công dụng, lương y Bùi Đắc Sáng khuyến cáo người bệnh không nên tự ý sử dụng hẹ làm thuốc mà cần tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên môn. Một số thành phần trong hẹ có thể gây tương tác hoặc phản tác dụng nếu dùng sai cách.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

6 bài thuốc từ đậu đen giúp bạn chữa mất ngủ hiệu quả.
6 bài thuốc từ đậu đen giúp bạn chữa mất ngủ hiệu quả.

VOV.VN -Một vài nghiên cứu cho thấy, nhiều hoạt chất trong đậu đen có khả năng giúp an thần, làm dịu căng thẳng, chữa mất ngủ.

6 bài thuốc từ đậu đen giúp bạn chữa mất ngủ hiệu quả.

6 bài thuốc từ đậu đen giúp bạn chữa mất ngủ hiệu quả.

VOV.VN -Một vài nghiên cứu cho thấy, nhiều hoạt chất trong đậu đen có khả năng giúp an thần, làm dịu căng thẳng, chữa mất ngủ.

Các bài thuốc chữa bệnh quen thuộc từ củ gừng
Các bài thuốc chữa bệnh quen thuộc từ củ gừng

VOV.VN - Gừng là loại gia vị tốt cho sức khoẻ, dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh từ củ gừng bạn không nên bỏ qua.

Các bài thuốc chữa bệnh quen thuộc từ củ gừng

Các bài thuốc chữa bệnh quen thuộc từ củ gừng

VOV.VN - Gừng là loại gia vị tốt cho sức khoẻ, dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh từ củ gừng bạn không nên bỏ qua.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây lô hội không phải ai cũng biết
Bài thuốc chữa bệnh từ cây lô hội không phải ai cũng biết

VOV.VN - Lô hội (hay nha đam) không chỉ là loại cây cảnh quen thuộc trong nhiều gia đình mà còn là vị thuốc quý trong Đông y, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây lô hội không phải ai cũng biết

Bài thuốc chữa bệnh từ cây lô hội không phải ai cũng biết

VOV.VN - Lô hội (hay nha đam) không chỉ là loại cây cảnh quen thuộc trong nhiều gia đình mà còn là vị thuốc quý trong Đông y, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao