111111

Tiết lộ kho vũ khí trong kế hoạch bí mật của Israel nhằm tấn công Iran

VOV.VN - Trong những thập kỷ gần đây, Israel đã đầu tư hàng tỷ USD để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tiềm tàng vào Iran, đồng thời phát triển các loại đạn dược chuyên dụng cho mục đích này. Thông tin này chỉ được tiết lộ sau khi Israel bán vũ khí cho các lực lượng không quân nước ngoài.

Vào tháng 9 vừa qua, Israel đã tiến hành một cuộc tấn công vào Yemen, triển khai máy bay chiến đấu F-15 từ một căn cứ cách xa 1.800 km, thể hiện kỹ năng ứng phó linh hoạt của nước này. Tuy vậy, giới phân tích cho rằng, một cuộc tấn công vào Iran sẽ đối mặt với thách thức phức tạp hơn nhiều, mặc dù với khoảng cách tương tự.

Các cơ sở hạt nhân và căn cứ tên lửa đạn đạo của Iran được xây dựng sâu dưới lòng đất, trái ngược với những mục tiêu dễ tấn công hơn như các cơ sở dầu mỏ. Ngoài ra, Iran vận hành một hệ thống phòng không tiên tiến, chủ yếu do nước này phát triển. Các hệ thống đó vẫn chưa được thử nghiệm nhưng Iran tuyên bố khả năng của chúng ngang bằng với các hệ thống phòng không của Nga như S-300, có thể đánh chặn tên lửa do Israel phóng. Iran cũng duy trì hoạt động của một phi đội chiến đấu cơ nhỏ, trong đó có tiêm kích MiG-29 của Nga và chiến đấu cơ F-14 cũ của Mỹ bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế.

Trước những thách thức trên, lực lượng phòng thủ Israel đã dành 20 năm để chuẩn bị cho một cuộc tấn công tiềm tàng vào Iran, đầu tư hàng tỷ USD. Khoản đầu tư này chủ yếu được sử dụng để phát triển các loại đạn dược chuyên dụng, trong đó phải kể đến loại đạn dược mà Mỹ từ chối bán cho Israel, cũng như các loại đạn dược cải tiến mà Washington không có.

Máy bay tấn công tầm xa

Những cuộc tấn công ở phạm vi khoảng 2.000 km thường được các lực lượng Mỹ và Nga thực hiện bằng tên lửa hành trình và máy bay ném bom. Israel đã phân bổ một phần đáng kể viện trợ của Mỹ để mua máy bay chiến đấu như F-15I, F-16I Sufa.

Lockheed Martin đã phát triển các thùng nhiên liệu phù hợp, dành riêng cho các máy bay chiến đấu này, tăng cường tầm bay của chúng mà không gây ảnh hưởng lớn đến khí động học hoặc tín hiệu radar.

Một số báo cáo cho biết, Israel cũng phát triển các thùng nhiên liệu có thể tháo rời cho tiêm kích F-35, cho phép chúng bay đến Iran trong khi vẫn duy trì khả năng tàng hình. Nếu không có những thùng nhiên liệu này, tầm bay của chúng sẽ không đủ.

Tên lửa tấn công tầm xa

Vào cuối những năm 2000, ngành công nghiệp quốc phòng của Israel đã cho ra mắt hai tên lửa tấn công tầm xa được phóng từ máy bay chiến đấu. Mặc dù phạm vi tấn công chính xác của chúng chưa được tiết lộ, nhưng một số nguồn tin cho biết chúng có tầm bắn hàng trăm km, có khả năng tấn công từ bên ngoài phạm vi phòng thủ của Iran. Những tên lửa này di chuyển với tốc độ siêu thanh, giảm thời gian cảnh báo của đối phương và làm phức tạp hơn các nỗ lực đánh chặn, tăng cơ hội nhắm trúng mục tiêu.

Tên lửa Rampage

Tên lửa Rampage, được phát triển thông qua sự hợp tác giữa tập đoàn Israel Aerospace Industries (IAI) và tập đoàn Elbit Systems, dựa trên mẫu tên lửa EXTRA của Elbit. Ban đầu Rampage được thiết kế để phóng từ mặt đất nhưng sau đó các nhà phát triển đã điều chỉnh để triển khai trên không, tăng tầm bắn và tốc độ khi phóng từ máy bay chiến đấu. Rampage có nhiều hệ thống dẫn đường, cung cấp khả năng dự phòng để nhắm mục tiêu chính xác.

Với chiều dài 4,7 mét, đường kính 30,6 cm và trọng lượng 570 kg, Rampage mang đầu đạn 150 kg, giúp nó phát huy hiệu quả khi tấn công trung tâm chỉ huy và nhiều mục tiêu quan trọng khác. Rampage có thể được phóng từ máy bay F-15, F-16 và F-35 của Israel. Tên lửa có giá thành tương đối phải chăng, khoảng vài trăm nghìn USD cho mỗi hệ thống.

Tên lửa Rocks

Tên lửa Rocks, được công ty công nghệ quốc phòng Rafael công bố vào năm 2019, kết hợp khả năng bay siêu thanh với thiết bị định vị vệ tinh và dẫn đường bằng quán tính, cũng như hệ thống nhắm mục tiêu quang học. Tên lửa này được phát triển trên phiên bản tên lửa Anchor của Rafael, có phần giống với tên lửa Shahab của Iran về tốc độ và khả năng cơ động.

Tên lửa Rocks có thể được phóng từ máy bay chiến đấu F-16 và F-35. Nhiều báo cáo cho biết, tên lửa có tầm bắn 300 km, có thể mang đầu đạn 500 kg, giúp nó phá hủy các công trình kiên cố hoặc công trình ngầm.

Tên lửa "Jericho"

Các nguồn tin nước ngoài cho biết, Israel có hệ thống tên lửa đất đối đất, được trang bị cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân, được gọi là tên lửa "Jericho". Mặc dù Iran đã phóng hàng trăm tên lửa đạn đạo về phía Israel, khả năng Israel sử dụng những tên lửa này đối phó cuộc tấn công của Tehran có vẻ thấp. Những tên lửa này ban đầu do công ty Dassault của Pháp phát triển, sau đó được IAI nâng cấp.

Ngoài phát triển tên lửa, Israel phát triển bom phá boongke, có tên gọi 500MPR, có khả năng xuyên thủng các lớp bê tông dày 4m. Những quả bom này từng được thử nghiệm trên máy bay chiến đấu F-15I. Chúng có có tầm bắn ngắn, chỉ vài chục km.

Tên lửa hành trình PopEye Turbo

Một vũ khí khác rất lợi hại của Israel là tên lửa hành trình "PopEye Turbo", do Rafael phát triển, với tầm bắn 1.500 km. Nó được thiết kế để phóng từ tàu ngầm của Hải quân Israel, có khả năng mang cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân. Tầm bắn này cho phép tàu ngầm Israel tấn công Iran từ Biển Đỏ hoặc Biển Arab mà không cần phải vào Vịnh Ba Tư.

Việc xuất khẩu các loại vũ khí tiên tiến trên cho các khách hàng nước ngoài đáng tin cậy cho phép các công ty Israel tái đầu tư vào phát triển tên lửa và bom, giúp giảm chi phí cho Bộ Quốc phòng Israel. Ngoài ra, không quân Israel được cho là đang cất trữ những vũ khí bí mật khác và chỉ thời điểm thích hợp để triển khai.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phòng không Israel lộ "điểm yếu chí tử" sau đòn tập kích UAV của Hezbollah
Phòng không Israel lộ "điểm yếu chí tử" sau đòn tập kích UAV của Hezbollah

VOV.VN - Cuộc tấn công dữ dội của lực lượng Hezbollah vào một căn cứ quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Israel đã cho thấy "điểm yếu chí tử" của mạng lưới phòng không mà Israel đang triển khai.

Phòng không Israel lộ "điểm yếu chí tử" sau đòn tập kích UAV của Hezbollah

Phòng không Israel lộ "điểm yếu chí tử" sau đòn tập kích UAV của Hezbollah

VOV.VN - Cuộc tấn công dữ dội của lực lượng Hezbollah vào một căn cứ quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Israel đã cho thấy "điểm yếu chí tử" của mạng lưới phòng không mà Israel đang triển khai.

Hệ thống phòng thủ Israel lộ “tử huyệt” sau khi hứng gần 200 tên lửa đạn đạo Iran
Hệ thống phòng thủ Israel lộ “tử huyệt” sau khi hứng gần 200 tên lửa đạn đạo Iran

VOV.VN - Các chuyên gia đang nỗ lực tìm hiểu cách thức tấn công của Iran sau vụ tập kích gần 200 tên lửa vào Israel, cũng như xác định liệu Israel có thể tiếp tục tự vệ trước nhiều đợt tấn công bằng tên lửa nữa hay không nếu xung đột tiếp tục leo thang ở Trung Đông.

Hệ thống phòng thủ Israel lộ “tử huyệt” sau khi hứng gần 200 tên lửa đạn đạo Iran

Hệ thống phòng thủ Israel lộ “tử huyệt” sau khi hứng gần 200 tên lửa đạn đạo Iran

VOV.VN - Các chuyên gia đang nỗ lực tìm hiểu cách thức tấn công của Iran sau vụ tập kích gần 200 tên lửa vào Israel, cũng như xác định liệu Israel có thể tiếp tục tự vệ trước nhiều đợt tấn công bằng tên lửa nữa hay không nếu xung đột tiếp tục leo thang ở Trung Đông.

Israel ồ ạt không kích Beirut nhằm hạ sát thủ lĩnh kế tiếp của Hezbollah
Israel ồ ạt không kích Beirut nhằm hạ sát thủ lĩnh kế tiếp của Hezbollah

VOV.VN - Không quân Israel đã tiến hành một loạt các cuộc không kích ở phía nam Beirut bằng bom phá boongke nhằm hạ sát thủ lĩnh kế tiếp của Hezbollah.

Israel ồ ạt không kích Beirut nhằm hạ sát thủ lĩnh kế tiếp của Hezbollah

Israel ồ ạt không kích Beirut nhằm hạ sát thủ lĩnh kế tiếp của Hezbollah

VOV.VN - Không quân Israel đã tiến hành một loạt các cuộc không kích ở phía nam Beirut bằng bom phá boongke nhằm hạ sát thủ lĩnh kế tiếp của Hezbollah.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao