111111

Hé lộ sức mạnh tên lửa Taurus mà Đức đang cân nhắc viện trợ cho Ukraine

VOV.VN - Tên lửa Taurus mà Đức đang cân nhắc chuyển giao cho Kiev được kỳ vọng sẽ làm thay đổi đáng kể cục diện chiến sự bế tắc của Ukraine.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với kênh truyền hình ZDF, Thủ tướng Đức Friedrich Merz đã lần đầu tiên hé lộ khả năng Berlin có thể cung cấp tên lửa hành trình Taurus KEPD 350 cho Ukraine. Dù chưa đưa ra cam kết cụ thể, ông Merz nhấn mạnh rằng Berlin đang cân nhắc nghiêm túc khả năng viện trợ tên lửa Taurus trong những tháng tới. Tuy vậy, ông cũng lưu ý rằng việc triển khai loại vũ khí này trên chiến trường Ukraine sẽ đòi hỏi một quá trình huấn luyện kéo dài cho các lực lượng Kiev nhằm bảo đảm Taurus được vận hành trơn tru và phát huy hết khả năng chiến đấu. 

Tên lửa hành trình Taurus KEPD 350 là kết quả hợp tác giữa Đức và Thụy Điển từ những năm 1990, sau khi Berlin rút khỏi chương trình phát triển vũ khí tầm xa chung với Pháp vì những bất đồng chính trị. Quyết định đó đã mở đường cho London và Paris cùng phát triển tên lửa Storm Shadow – loại vũ khí mà Kiev đã sử dụng hiệu quả trong nhiều chiến dịch. Về phần mình, Đức bắt tay với Thụy Điển và đến năm 2005, Taurus KEPD 350 chính thức được ra mắt với cái tên gây chú ý: Kinetic Energy Penetration Destroyer (tạm dịch: Kẻ hủy diệt bằng động năng xuyên phá).

Với chiều dài khoảng 5 mét, trọng lượng 1.400 kg và tầm bắn vượt quá 500 km, Taurus được thiết kế để phóng từ máy bay chiến đấu và bay thấp sát mặt đất với tốc độ dưới âm thanh (khoảng Mach 0.8 – 0.9). Cấu trúc khí động học tinh gọn cùng với công nghệ tàng hình thụ động (stealth) giúp Taurus khó bị phát hiện bởi radar đối phương. Hơn nữa, khả năng bay theo địa hình, ở độ cao cực thấp, giúp tên lửa tận dụng địa hình tự nhiên như thung lũng, lòng sông, rặng núi để ẩn mình trước các hệ thống phòng không.

Về hệ thống dẫn đường, Taurus tích hợp định vị quán tính, GPS và một cảm biến hồng ngoại thế hệ thứ tư (IIR – Imaging Infrared), cho phép tên lửa “nhìn thấy” địa hình và mục tiêu bằng tín hiệu nhiệt. Đặc biệt, nhờ công nghệ lập bản đồ địa hình số, Taurus có thể tự hành chính xác đến mục tiêu ngay cả khi không còn tín hiệu vệ tinh. Đây là một tính năng tối quan trọng trong các chiến dịch chống lại hệ thống tác chiến điện tử mạnh mẽ của Nga.

Điểm nổi bật khiến Taurus trở nên khác biệt, ngay cả khi so với Storm Shadow, là đầu đạn MEPHISTO (Multi-Effect Penetrator, Highly Sophisticated and Target-Optimized), nặng khoảng 480 kg. Đây là một công trình cơ khí quân sự tinh xảo, được thiết kế để tối ưu hóa khả năng xuyên phá và tiêu diệt các mục tiêu kiên cố như trung tâm chỉ huy dưới lòng đất, boongke bê tông hoặc các công trình hạ tầng trọng yếu như cầu đường.

Không giống các đầu đạn thông thường vốn phải lập trình độ trễ nổ thủ công, dựa trên ước tính về độ dày bức tường hoặc độ sâu mục tiêu, MEPHISTO được trang bị cảm biến có khả năng phát hiện vật cản và khoảng trống trong kết cấu tòa nhà. Điều này cho phép nó tự động điều chỉnh thời điểm kích nổ để tối đa hóa sức công phá bên trong mục tiêu. Đó là sự khác biệt mang tính chiến thuật: trong một số trường hợp, các đầu đạn Storm Shadow từng phát nổ quá sớm, khiến mục tiêu chỉ hư hại nhẹ. Với Taurus, nguy cơ này được giảm thiểu rõ rệt.

Chính vì vậy, nếu Berlin quyết định viện trợ Taurus cho Kiev, Ukraine sẽ có trong tay một công cụ có thể làm thay đổi cục diện bế tắc hiện nay, không chỉ trên chiến trường mà cả trong các phép tính chiến lược của Điện Kremlin. Một vũ khí có khả năng vươn tới các trung tâm chỉ huy, kho hậu cần và cơ sở hạ tầng quân sự nằm sâu trong hậu phương Nga, với độ chính xác gần như tuyệt đối, sẽ không chỉ gây sức ép vật lý, mà còn có thể mang lại những lợi ích đáng kể trên bàn đàm phán.

Nếu Taurus được chuyển giao cho Ukraine, nó sẽ đánh dấu một bước leo thang kỹ thuật rõ rệt trong năng lực tấn công tầm xa của Kiev. Với tầm bắn đủ để vươn tới hầu hết các mục tiêu chiến lược tại bán đảo Crimea, các trung tâm hậu cần ở vùng Donbas, hoặc thậm chí sâu trong lãnh thổ Nga, Taurus có thể làm thay đổi cán cân xung đột Nga-Ukraine.

Tuy nhiên, điều này cũng có thể là con dao hai lưỡi. Việc chuyển giao Taurus có thể khiến Nga phản ứng gay gắt, xem đây là bước vượt “lằn ranh đỏ”, làm gia tăng nguy cơ leo thang xung đột. Đó là lý do vì sao Berlin – dù sở hữu một trong những tên lửa hành trình mạnh nhất NATO – vẫn do dự trong quyết định chính trị cuối cùng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Đức để ngỏ khả năng cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine
Đức để ngỏ khả năng cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine

VOV.VN - Hãng tin Nga Ria Novosti sáng 29/5 đưa tin, Thủ tướng Đức Friedrich Merz mới đây tuyên bố không loại trừ khả năng cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine, đồng thời xác nhận rằng các hạn chế về tầm bắn đối với vũ khí viện trợ đã được dỡ bỏ.

Đức để ngỏ khả năng cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine

Đức để ngỏ khả năng cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine

VOV.VN - Hãng tin Nga Ria Novosti sáng 29/5 đưa tin, Thủ tướng Đức Friedrich Merz mới đây tuyên bố không loại trừ khả năng cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine, đồng thời xác nhận rằng các hạn chế về tầm bắn đối với vũ khí viện trợ đã được dỡ bỏ.

Thủ tướng Đức tuyên bố chưa có kế hoạch gửi tên lửa Taurus cho Ukraine
Thủ tướng Đức tuyên bố chưa có kế hoạch gửi tên lửa Taurus cho Ukraine

VOV.VN - Thủ tướng Đức Friedrich Merz cho biết, hiện tại Berlin không có kế hoạch chuyển tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine.

Thủ tướng Đức tuyên bố chưa có kế hoạch gửi tên lửa Taurus cho Ukraine

Thủ tướng Đức tuyên bố chưa có kế hoạch gửi tên lửa Taurus cho Ukraine

VOV.VN - Thủ tướng Đức Friedrich Merz cho biết, hiện tại Berlin không có kế hoạch chuyển tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine.

Đức “đổ thêm dầu vào lửa” khi cân nhắc viện trợ tên lửa Taurus cho Ukraine?
Đức “đổ thêm dầu vào lửa” khi cân nhắc viện trợ tên lửa Taurus cho Ukraine?

VOV.VN - Việc Thủ tướng Đức tương lai Friedrich Merz cân nhắc viện trợ tên lửa Taurus cho Ukraine không chỉ mang ý nghĩa quân sự mà còn là bước ngoặt chiến lược, phản ánh sự thay đổi trong tư duy quốc phòng và tham vọng dẫn dắt châu Âu trong bối cảnh địa chính trị bất ổn. Tuy nhiên, Nga có thể không hài lòng với động thái này của Berlin.

Đức “đổ thêm dầu vào lửa” khi cân nhắc viện trợ tên lửa Taurus cho Ukraine?

Đức “đổ thêm dầu vào lửa” khi cân nhắc viện trợ tên lửa Taurus cho Ukraine?

VOV.VN - Việc Thủ tướng Đức tương lai Friedrich Merz cân nhắc viện trợ tên lửa Taurus cho Ukraine không chỉ mang ý nghĩa quân sự mà còn là bước ngoặt chiến lược, phản ánh sự thay đổi trong tư duy quốc phòng và tham vọng dẫn dắt châu Âu trong bối cảnh địa chính trị bất ổn. Tuy nhiên, Nga có thể không hài lòng với động thái này của Berlin.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao