111111

Dự án phát triển X-plane dùng công nghệ “stop/fold” bước vào giai đoạn 2

VOV.VN - Máy bay cánh quạt nghiêng V-22 Osprey vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong quân đội Mỹ, nhưng dự án X-plane đặt ra mục tiêu đầy tham vọng để mang đến những đổi thay lớn.

Cơ quan Các dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) đã chọn Bell Textron cho giai đoạn hai của chương trình Speed and Runway Independent Technologies (SPRINT). Mục tiêu của chương trình này là hoàn thiện thiết kế, chế tạo, thử nghiệm trên mặt đất và chứng nhận cho nguyên mẫu của máy bay X-plane.

Mục tiêu đặt ra là chế tạo nguyên mẫu X-plane phải có khả năng bay với tốc độ từ 400 - 450 hải lý/giờ (740km/giờ đến 832km/giờ) ở độ cao mong muốn, cùng với khả năng bay lơ lửng trong môi trường khắc nghiệt.

Trong hai giai đoạn của giai đoạn đầu tiên, 1A và 1B, Bell đã hoàn thành các nỗ lực thiết kế ý tưởng và sơ bộ cho máy bay SPRINT X-plane.

Giai đoạn thứ hai của chương trình bao gồm thiết kế và chế tạo chi tiết máy bay, trong khi giai đoạn thứ ba sẽ bao gồm thử nghiệm bay.

Máy bay cánh quạt nghiêng

Việc DARPA bật đèn xanh cho việc chế tạo và thử nghiệm máy bay X-Plane là một cú hích lớn cho Bell, và một khi được đưa vào sử dụng, nó có thể giúp ích rất nhiều cho lực lượng vũ trang Mỹ.

Mỹ hiện đang sử dụng máy bay cánh quạt như V-22 Osprey, nhưng chương trình X-Plane đặt mục tiêu đẩy giới hạn lên cao hơn nữa.

Mỹ cũng đang tiến hành việc nâng cấp hộp số V-22 Osprey, và theo các báo cáo được công bố đầu năm nay, máy bay này sẽ không thể hoạt động hoàn toàn trở lại cho đến năm 2026.

Quân đội Nhật Bản gần đây đã bắt đầu triển khai một phi đội Osprey tại căn cứ mới mở để tăng cường khả năng phòng thủ. Tuy nhiên, đã có nhiều tranh luận về hiệu quả của loại máy bay, đặc biệt là sau khi V-22 Osprey gặp phải một số sự cố.

Osprey có thể đạt tốc độ tối đa 565 km/giờ và thiết kế cánh quạt nghiêng độc đáo cho phép nó cất cánh theo phương thẳng đứng. Hơn nữa, khả năng gập lại của cánh quạt cho phép nó được cất giữ trên tàu sân bay và thậm chí có thể được trang bị với số lượng lớn trên tàu sân bay hoặc tàu tấn công. Máy bay cũng có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, cho phép nó thực hiện các nhiệm vụ đường dài.

Mỹ và Nhật Bản đã sử dụng Osprey trong các hoạt động của họ, nhưng X-plane được kỳ vọng sẽ nhanh hơn và tốt hơn.

may bay my cat ha canh trong dem.jpg

“Chim ưng biển” V-22 Osprey diễn tập cất/hạ cánh trong đêm

VOV.VN - Với khả năng chuyên chở lượng hàng hóa lớn và khả năng cất/hạ cánh ở nhiều loại địa hình, V-22 Osprey thường được dùng trong hoạt động cứu hộ-cứu nạn. Vì động cơ có thể xoay 90 độ, V-22 Osprey vừa có thể cất cánh thẳng đứng như trực thăng, vừa có thể hoạt động như máy bay động cơ cánh quạt.

X-plane sử dụng công nghệ “stop/fold”

Một máy bay cánh quạt nghiêng kết hợp hiệu suất thẳng đứng của trực thăng với tốc độ và tầm bay của máy bay cánh cố định.

Dự án SPRINT là nỗ lực chung của DARPA/Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt Mỹ nhằm mục đích chế tạo một chiếc X-plane. Chương trình đã bước vào giai đoạn một vào tháng 11/2023, và vào tháng 5/2024, Aurora Flight Sciences và Bell Textron đã được trao hợp đồng cho giai đoạn 1B.

Vào ngày 9/7 vừa qua, DARPA đã trao kinh phí cho Bell cho giai đoạn hai của chương trình SPRINT.

"Bell rất vinh dự khi được lựa chọn cho giai đoạn tiếp theo chương trình SPRINT của DARPA và rất hào hứng được trình diễn một chiếc máy bay hoàn toàn mới với công nghệ dừng/gập đầu tiên", Jason Hurst, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách Kỹ thuật của Bell nói.

Trong một thông cáo báo chí, Bell Textron cho biết họ đã hoàn thành các hoạt động giảm thiểu rủi ro đáng kể, bao gồm trình diễn công nghệ cánh quạt gập được, hệ thống động lực tích hợp, và kiểm soát bay tại Căn cứ Không quân Holloman, đồng thời thử nghiệm trong hầm gió tại Viện Nghiên cứu Hàng không Quốc gia thuộc Wichita State University.

Theo The Warzone, công nghệ “stop/fold” của Bell bao gồm một cánh quạt nghiêng dùng để bay lơ lửng và cất/hạ cánh thẳng đứng, sau đó có thể gập lại để giảm lực cản, trong khi động cơ phản lực sẽ đảm nhiệm lực đẩy về phía trước để đạt tốc độ cao hơn.

Bell từng quảng bá mẫu X-plane này như một hệ thống không người lái, có thể hoạt động trên biển, thực hiện các nhiệm vụ trong khu vực khó tiếp cận như Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ngoài chương trình SPRINT, Bell còn đang tham gia phát triển các mẫu máy bay thế hệ tiếp theo khác, nổi bật là V-280 Valor - mẫu máy bay đã được Lục quân Mỹ chọn cho chương trình Tấn công tầm xa tương lai (FLRAA). Lục quân hiện đang đẩy nhanh tiến độ chương trình này.

may_bay_osprey_cua_luc_luong_phong_ve_nhat_ban_anh_jiji_press_20250709065302.jpg

Nhật mở thêm căn cứ quân sự và triển khai máy bay Osprey tại Saga

VOV.VN - Trong khuôn khổ các hoạt động nhằm nâng cao khả năng ứng phó với mọi tình huống của Lực lượng phòng vệ, hôm nay 9/7, Nhật Bản mở thêm 1 căn cứ quân sự tại tỉnh Saga – thuộc khu vực Kyushyu, và sẽ triển khai 17 máy bay trực thăng vận tải cánh nghiêng Osprey tại đây. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Mỹ tiếp tục điều tra vụ máy bay Osprey rơi ở vùng biển phía Tây Nhật Bản
Mỹ tiếp tục điều tra vụ máy bay Osprey rơi ở vùng biển phía Tây Nhật Bản

VOV.VN - Hôm qua (20/2), quân đội Mỹ ra thông báo cho biết, công tác điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố máy bay vận tải Osprey bị rơi ngoài khơi đảo Yakushima, tỉnh Kagoshima vào tháng 11 năm ngoái vẫn đang được tiếp tục. Tuy nhiên, không cung cấp thông tin chi tiết các tình tiết liên quan.

Mỹ tiếp tục điều tra vụ máy bay Osprey rơi ở vùng biển phía Tây Nhật Bản

Mỹ tiếp tục điều tra vụ máy bay Osprey rơi ở vùng biển phía Tây Nhật Bản

VOV.VN - Hôm qua (20/2), quân đội Mỹ ra thông báo cho biết, công tác điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố máy bay vận tải Osprey bị rơi ngoài khơi đảo Yakushima, tỉnh Kagoshima vào tháng 11 năm ngoái vẫn đang được tiếp tục. Tuy nhiên, không cung cấp thông tin chi tiết các tình tiết liên quan.

Máy bay quân sự Mỹ Osprey rơi xuống biển phía Tây Nhật Bản
Máy bay quân sự Mỹ Osprey rơi xuống biển phía Tây Nhật Bản

VOV.VN - Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản hôm nay (29/11) cho biết một máy bay V-22 Osprey của quân đội Mỹ đã rơi xuống vùng biển gần đảo Yakushima phía tây nước này.

Máy bay quân sự Mỹ Osprey rơi xuống biển phía Tây Nhật Bản

Máy bay quân sự Mỹ Osprey rơi xuống biển phía Tây Nhật Bản

VOV.VN - Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản hôm nay (29/11) cho biết một máy bay V-22 Osprey của quân đội Mỹ đã rơi xuống vùng biển gần đảo Yakushima phía tây nước này.

Cận cảnh máy bay đa nhiệm Mỹ CV-22 Osprey được tiếp nhiên liệu ở trên không
Cận cảnh máy bay đa nhiệm Mỹ CV-22 Osprey được tiếp nhiên liệu ở trên không

VOV.VN - Clip sau quay cảnh máy bay đa nhiệm CV-22 Osprey đang được tiếp nhiên liệu ở trên không. Việc tiếp nhiên liệu như này (đòi hỏi sự khéo léo) giúp phi cơ mở rộng tầm bay. CV-22 Osprey có khả năng cất hạ cánh theo phương thẳng đứng.

Cận cảnh máy bay đa nhiệm Mỹ CV-22 Osprey được tiếp nhiên liệu ở trên không

Cận cảnh máy bay đa nhiệm Mỹ CV-22 Osprey được tiếp nhiên liệu ở trên không

VOV.VN - Clip sau quay cảnh máy bay đa nhiệm CV-22 Osprey đang được tiếp nhiên liệu ở trên không. Việc tiếp nhiên liệu như này (đòi hỏi sự khéo léo) giúp phi cơ mở rộng tầm bay. CV-22 Osprey có khả năng cất hạ cánh theo phương thẳng đứng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao