111111

Iran hé lộ điểm yếu trong hệ thống phòng thủ tên lửa tinh vi của Israel

VOV.VN - Cuộc chiến 12 ngày với Iran cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân của Israel không còn là “lá chắn bất khả xâm phạm”. Tehran đã tìm ra những kẽ hở chiến lược nhờ thay đổi cách tấn công.

Cuộc chiến 12 ngày giữa Iran và Israel trong tháng 6 vừa qua đã trở thành một bài học cảnh tỉnh cho bất kỳ quốc gia nào đang sở hữu hoặc mong muốn sở hữu các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất thế giới. Dù phần lớn các tên lửa và máy bay không người lái của Iran bị đánh chặn, Tehran đã từng bước điều chỉnh chiến thuật và xác định được những kẽ hở trong “lá chắn thép” vốn được ca ngợi bậc nhất toàn cầu của Israel.

Theo phân tích dữ liệu từ các viện nghiên cứu quốc tế cũng như hình ảnh mảnh vỡ tên lửa được công bố, giới chuyên gia nhận định Iran đã thay đổi toàn diện cách thức tấn công: từ việc phóng các tên lửa hiện đại hơn, tầm bắn xa hơn, đến điều chỉnh nhịp độ tấn công và phân tán mục tiêu trên phạm vi rộng. Chính nhờ chiến thuật "thử sai và thích nghi" này, Tehran đã dần nâng cao hiệu quả chiến đấu trong thời gian ngắn.

Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, chỉ khoảng 8% tên lửa Iran vượt qua được hệ thống phòng thủ của Israel. Tuy nhiên, đến nửa sau cuộc xung đột, tỷ lệ này tăng gấp đôi lên 16%, theo số liệu từ Viện Do Thái về An ninh Quốc gia tại Mỹ (JINSA). Mặc dù tỷ lệ này chưa phản ánh được toàn bộ kết quả nhưng vẫn cho thấy Iran đã bước đầu thành công trong việc gây tổn hại cho một hệ thống vốn được xem là “bất khả xâm phạm”.

Những chiến thuật thích nghi bất ngờ

Đỉnh điểm là ngày 22/6, chỉ hai ngày trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, 10 trong số 27 tên lửa Iran đã xuyên thủng hệ thống đánh chặn và rơi xuống lãnh thổ Israel, một tỷ lệ cao nhất được ghi nhận trong suốt cuộc chiến. Giám đốc chính sách đối ngoại tại JINSA Ari Cicurel nhận định rằng Iran đã khéo léo điều chỉnh “cách bắn, thời điểm bắn và loại vũ khí sử dụng” theo thời gian.

Thay vì các loạt tấn công ồ ạt vào ban đêm, Iran chuyển sang phóng từng đợt nhỏ vào ban ngày, từ nhiều địa điểm khác nhau. Thay đổi này khiến hệ thống phòng thủ đa tầng của Israel – bao gồm Iron Dome, David’s Sling và Arrow gặp khó khăn trong việc phản ứng đồng thời trên nhiều hướng.

Chuyên gia phòng thủ tên lửa tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia (INSS) ở Tel Aviv, Yehoshua Kalisky bình luận: “Họ đang cố tách rời hệ thống phòng thủ Israel, tạo áp lực liên tục lên các tầng lớp phòng thủ để buộc chúng phải phân tán phản ứng”.

Ngoài ra, sự suy giảm số lượng tên lửa đánh chặn và chi phí vận hành quá cao cũng có thể khiến Israel phải chọn lọc mục tiêu, chỉ ưu tiên đánh chặn những mối đe dọa trực tiếp nhất.

"Lỗ hổng vàng" trong phòng không hiện đại

Israel từ lâu được coi là quốc gia đi đầu trong công nghệ phòng thủ tên lửa. Hệ thống “Vòm Sắt” nổi tiếng với khả năng đánh chặn tên lửa tầm ngắn từ Gaza hay Lebanon, trong khi các hệ thống David’s Sling và Arrow được thiết kế để đối phó với tên lửa tầm xa và đạn đạo.

Tuy nhiên, theo nhà phân tích Raphael Cohen từ RAND Corporation không một hệ thống nào là hoàn hảo. “Ngay cả hệ thống tinh vi như của Israel cũng sẽ bị rò rỉ. Điều quan trọng không phải là hoàn hảo từng lớp mà là hiệu quả tổng hợp của cả hệ thống”, ông nhấn mạnh.

Trong thời gian chiến sự diễn ra, Israel tuyên bố tỷ lệ đánh chặn tên lửa Iran ở mức 90 - 95%. Tuy nhiên, sau khi kết thúc xung đột ngày 24/6, con số này được điều chỉnh xuống còn 86%. Dấu hiệu này cho thấy áp lực chiến trường đã thực sự ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ bầu trời của Israel.

Tên lửa Fattah-1 và cuộc đua siêu vượt âm

Một phần nguyên nhân khiến hệ thống phòng thủ Israel lúng túng là do Iran đã tung ra các loại vũ khí mới, trong đó có tên lửa siêu vượt âm Fattah-1. Theo phân tích của các chuyên gia. những mảnh vỡ của loại tên lửa này đã được tìm thấy tại ít nhất hai thị trấn ở Israel.

Fattah-1 có khả năng tấn công từ ngoài khí quyển ở vận tốc gấp 10 lần âm thanh, với đầu đạn tách rời và có thể cơ động để né tránh đánh chặn. Hiện chỉ có hai hệ thống của Israel là Arrow 3 và David’s Sling được thiết kế để đối phó với loại đạn đạo siêu vượt âm này.

“Đây là cuộc đua công nghệ không có hồi kết. Họ học cách tấn công tốt hơn, còn chúng ta phải học cách phòng thủ thông minh hơn”, chuyên gia Yehoshua Kalisky nhận định.

Mỹ học được gì từ bài học Israel?

Sự kiện lần này không chỉ là hồi chuông cảnh tỉnh cho Israel, mà còn với cả Mỹ – quốc gia đang khẩn trương phát triển hệ thống "Vòm Vàng" với trị giá 175 tỷ USD. Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh phát triển hệ thống này từ tháng 1/2025, trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng về nguy cơ xung đột tên lửa.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Cohen, lãnh thổ rộng lớn và địa hình đa dạng của Mỹ sẽ khiến việc thiết lập lá chắn toàn diện trở nên phức tạp hơn nhiều so với Israel. Trong khi đó, Ukraine với kinh nghiệm chiến đấu kéo dài nhiều năm và mạng lưới phòng thủ chắp vá từ Mỹ, châu Âu và chính quốc nội lại cung cấp một mô hình thực tế hơn về chiến tranh hiện đại trong không gian rộng lớn.

Không có “lá chắn tuyệt đối”

Cuộc chiến vừa qua giữa Iran và Israel cho thấy không có hệ thống phòng thủ nào là “bất khả xâm phạm”. Khi đối thủ liên tục thay đổi chiến thuật, cải tiến công nghệ và gia tăng độ chính xác, ngay cả những hệ thống tiên tiến nhất cũng có thể bị xuyên thủng. Trong chiến tranh hiện đại, khả năng thích nghi, phân tích và đổi mới chiến thuật đóng vai trò then chốt, không chỉ trong tấn công mà cả phòng thủ. Với hai bên cùng bước vào “đường cong học tập” mới, vòng xoáy chạy đua công nghệ và chiến thuật giữa tên lửa và đánh chặn sẽ còn tiếp diễn khốc liệt. Bài toán đặt ra không còn là “làm thế nào để bảo vệ hoàn toàn” mà là “làm sao để thích nghi nhanh nhất, hiệu quả nhất”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Israel tấn công đẫm máu vào Gaza, không kích ác liệt vào Syria và Lebanon
Israel tấn công đẫm máu vào Gaza, không kích ác liệt vào Syria và Lebanon

VOV.VN - Trong bối cảnh đàm phán ngừng bắn tiếp tục bế tắc, quân đội Israel đã mở thêm các cuộc tấn công ác liệt vào Dải Gaza. Không chỉ có vậy, quân đội Israel cũng đẩy mạnh không kích vào 2 quốc gia láng giềng Lebanon và Syria, khiến cục diện an ninh toàn khu vực một lần nữa rơi vào tình trạng “báo động đỏ”.

Israel tấn công đẫm máu vào Gaza, không kích ác liệt vào Syria và Lebanon

Israel tấn công đẫm máu vào Gaza, không kích ác liệt vào Syria và Lebanon

VOV.VN - Trong bối cảnh đàm phán ngừng bắn tiếp tục bế tắc, quân đội Israel đã mở thêm các cuộc tấn công ác liệt vào Dải Gaza. Không chỉ có vậy, quân đội Israel cũng đẩy mạnh không kích vào 2 quốc gia láng giềng Lebanon và Syria, khiến cục diện an ninh toàn khu vực một lần nữa rơi vào tình trạng “báo động đỏ”.

Israel tiếp tục không kích vào Lebanon và Syria
Israel tiếp tục không kích vào Lebanon và Syria

VOV.VN - Bất chấp phản ứng dữ dội của chính phủ Syria và lo ngại của dư luận khu vực, hôm nay, không quân Israel tiếp tục không kích vào khu vực tỉnh Sweida, phía Nam Syria, nơi quân đội Syria đang triển khai lực lượng để vãn hồi trật tự sau các cuộc đụng độ đẫm máu giữa hai tộc người thiểu số.

Israel tiếp tục không kích vào Lebanon và Syria

Israel tiếp tục không kích vào Lebanon và Syria

VOV.VN - Bất chấp phản ứng dữ dội của chính phủ Syria và lo ngại của dư luận khu vực, hôm nay, không quân Israel tiếp tục không kích vào khu vực tỉnh Sweida, phía Nam Syria, nơi quân đội Syria đang triển khai lực lượng để vãn hồi trật tự sau các cuộc đụng độ đẫm máu giữa hai tộc người thiểu số.

Iran tái thiết quân đội, tuyên bố sẵn sàng cho chiến tranh 10 năm
Iran tái thiết quân đội, tuyên bố sẵn sàng cho chiến tranh 10 năm

VOV.VN - Sau xung đột với Mỹ và Israel, Iran tuyên bố tái thiết quân đội, tăng ngân sách quốc phòng và tìm kiếm vũ khí hiện đại để sẵn sàng cho “cuộc chiến 10 năm”.

Iran tái thiết quân đội, tuyên bố sẵn sàng cho chiến tranh 10 năm

Iran tái thiết quân đội, tuyên bố sẵn sàng cho chiến tranh 10 năm

VOV.VN - Sau xung đột với Mỹ và Israel, Iran tuyên bố tái thiết quân đội, tăng ngân sách quốc phòng và tìm kiếm vũ khí hiện đại để sẵn sàng cho “cuộc chiến 10 năm”.

Mỹ và châu Âu ra tối hậu thư cho Iran
Mỹ và châu Âu ra tối hậu thư cho Iran

VOV.VN - Mỹ và 3 nước châu Âu đặt thời hạn chót là cuối tháng 8 tới, quốc gia Hồi giáo phải đạt được thỏa thuận mới về chương trình nhân nhân gây tranh cãi của nước này. 

Mỹ và châu Âu ra tối hậu thư cho Iran

Mỹ và châu Âu ra tối hậu thư cho Iran

VOV.VN - Mỹ và 3 nước châu Âu đặt thời hạn chót là cuối tháng 8 tới, quốc gia Hồi giáo phải đạt được thỏa thuận mới về chương trình nhân nhân gây tranh cãi của nước này. 

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao