111111

Nga cải thiện hiệu suất qua thực chiến ở Ukraine khiến NATO lo ngại

VOV.VN - Chuỗi tiêu diệt (kill chain) của Nga, tức quy trình từ khi phát hiện mục tiêu đến khi khai hỏa, hiện đã trở nên nhạy bén và chính xác hơn nhiều so với giai đoạn đầu của cuộc xung đột ở Ukraine.

Federico Borsari, học giả nghiên cứu về công nghệ và đổi mới quân sự tại Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu (CEPA) chia sẻ với Business Insider rằng: "Nga đang thích nghi và chắc chắn đó là điều NATO đã nhận thấy".

Nga hiện đang vượt phương Tây về năng lực sản xuất pháo binh, làm dấy lên nguy cơ rằng NATO sẽ phải đối phó với một đối thủ sở hữu hỏa lực chiến trường vượt trội cùng đội hình máy bay không người lái trinh sát ngày càng hiệu quả.

Khởi đầu không thuận lợi

Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của Nga ở giai đoạn đầu của cuộc xung đột ở Ukraine là thời gian từ khi phát hiện mục tiêu đến khi khai hỏa còn quá chậm. Việc sử dụng hỏa lực gián tiếp như pháo binh và súng cối mất hàng giờ đồng hồ, còn tên lửa hành trình thì thậm chí còn lâu hơn. Chuyên gia Borsari viết trong một báo cáo công bố hồi đầu tháng 4 rằng, các cuộc tấn công của Nga đôi khi bị trì hoãn tới 4 tiếng đồng hồ, khiến đòn đánh trở nên không hiệu quả vì lực lượng Ukraine đã kịp cơ động sang vị trí khác.

"Đặc biệt đối với tên lửa đạn đạo chiến thuật, tình trạng này xảy ra thường xuyên. Đôi khi thời gian còn kéo dài hơn thế", chuyên gia Borsari nói với Business Insider.

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) có trụ sở tại London cũng nhận định vào tháng 11/2022 rằng các lực lượng Nga "thường bỏ lỡ mục tiêu do những điểm nghẽn tự tạo trong chuỗi tấn công của họ, chủ yếu là do khai hỏa quá muộn".

Một thách thức lớn là hệ thống trinh sát - tấn công của Nga ban đầu hoạt động kém hiệu quả, phụ thuộc vào các vệ tinh lạc hậu và số lượng ít ỏi các máy bay không người lái, vốn không theo kịp nhịp độ tác chiến trên chiến trường.

Nga từng sử dụng các máy bay không người lái trinh sát như Orlan-10 và Forpost trong giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự nhưng số lượng không đủ để tạo ra sự khác biệt đáng kể.

Việc lựa chọn mục tiêu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đôi khi, lực lượng Nga lãng phí tên lửa chiến thuật để tấn công những nhóm nhỏ bộ binh Ukraine, trong khi chỉ phóng lẻ tẻ vài tên lửa hành trình vào các sân bay quân sự rộng lớn.

Một vấn đề khác là hệ thống chỉ huy và kiểm soát của Nga thời kỳ đầu còn quá cứng nhắc, lạc hậu và hỗn loạn. Sau khi thu thập được thông tin tình báo kịp thời, các đơn vị trên thực địa phải chờ đợi sự phê chuẩn từ nhiều cấp chỉ huy khác nhau trước khi tiến hành khai hỏa.

Sự hỗn loạn càng làm tiến trình bị trì trệ. Nhiều binh lính và sĩ quan Nga thường không nắm rõ khu vực phụ trách của mình, trong khi những vấn đề về liên lạc và công nghệ càng làm trầm trọng thêm tình trạng này.

Chẳng hạn, vào giai đoạn đầu của cuộc xung đột, nhiều đơn vị của Nga không được trang bị các máy tính xách tay Strelets - thiết bị cho phép nhắm vào lực lượng Ukraine một cách hiệu quả, báo cáo của RUSI vào tháng 5/2023 tiết lộ. Phần mềm của Strelets tổng hợp dữ liệu tình báo từ các thiết bị bay không người lái và các đơn vị trinh sát, hiển thị chúng trên bản đồ trực tuyến để các chỉ huy dễ dàng theo dõi. 

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, ngay cả những đơn vị Nga được cấp máy tính cũng thường để chúng trong hành lý hoặc không biết cách thiết lập sử dụng.

samohodnaya-puskovaya-ustanovka-9p78-1-iskander-m-8u9onwn6-1660773242.t.jpg

Giải mã sức mạnh “kẻ hủy diệt” Iskander-1000 của Nga khiến NATO và Ukraine lạnh gáy

VOV.VN - Hãng thông tấn Sputnik ngày 4/2 cho biết, Nga đang chuẩn bị triển khai phiên bản mới của tên lửa đạn đạo chiến thuật đất đối đất Iskander có tên gọi Iskander-1000 tới Ukraine. Tầm bắn mở rộng và khả năng tiên tiến của tên lửa này dự kiến ​​sẽ làm gia tăng mối lo ngại đối với Ukraine và các quốc gia NATO.

Cách Nga cải thiện chuỗi tiêu diệt

Hiện nay, Nga triển khai hàng loạt thiết bị bay không người lái chiến thuật để tìm kiếm mục tiêu tại Ukraine với hàng trăm hệ thống quan sát ở nhiều độ cao và khoảng cách khác nhau. Đôi khi, các thiết bị tình báo, giám sát và trinh sát (IRS) này có thể phối hợp, cung cấp cho các chỉ huy Nga nhiều góc nhìn khác nhau về cùng một mục tiêu. 

Moscow đã đẩy mạnh sản xuất UAV và chúng nhanh chóng trở thành xương sống cho hoạt động trinh sát của Nga. Năm 2023, hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin, nguồn cung cấp UAV Orlan đã tăng hơn 50 lần so với trước đây.

Việc hệ thống phòng không của Ukraine không đủ khả năng ứng phó cũng tạo điều kiện cho Nga tự do triển khai các máy bay trinh sát lớn hơn, cho phép thu thập thông tin tình báo về các hoạt động của Ukraine ở phía sau tiền tuyến và thực hiện các đòn tấn công hiệu quả, tương tự cách Ukraine từng sử dụng HIMARS để tấn công kho đạn và sở chỉ huy của Nga.

Với tầm nhìn chiến trường cải thiện nhờ UAV, Nga ngày càng tận dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn như Iskander-M và bom lượn để tấn công chính xác các mục tiêu giá trị cao ở phía sau tiền tuyến của Ukraine. Khoảng thời gian thiếu hụt đạn pháo trong năm 2023 cũng buộc Nga phải chuyển từ chiến thuật bắn phá ồ ạt sang các đòn tấn công chính xác hơn. Bên cạnh đó, cấu trúc chỉ huy của Nga cũng đã thay đổi so với những ngày đầu chiến sự. 

Các nhà nghiên cứu Jack Watling và Nick Reynolds của RUSI cho biết trong một báo cáo năm 2023 rằng, "pháo binh Nga đã bắt đầu tinh chỉnh đáng kể Tổ hợp Tấn công Trinh sát" sau khi chứng kiến quân đội Ukraine phá hủy các kho đạn và trung tâm chỉ huy Nga bằng HIMARS. 

"Họ đã tích hợp tốt hơn nhiều UAV hỗ trợ trực tiếp cho các chỉ huy có quyền khai hỏa", các nhà nghiên cứu nhận xét, đồng thời cho biết "pháo binh Nga cũng đã cải thiện khả năng bắn từ nhiều vị trí khác nhau và thực hiện chiến thuật bắn và chạy".

Nga cũng bắt đầu vận hành hệ thống Strelets hiệu quả hơn nhằm nâng cao sự phối hợp trên chiến trường. Các công nghệ khác đang góp phần vào sự thay đổi này.

Tương tự Ukraine, quân đội Nga đã tích hợp các thiết bị dân sự vào hoạt động quân sự như sử dụng điện thoại thông minh và thiết bị truyền tin qua vệ tinh. Cách tiếp cận này giúp các đơn vị cấp thấp trở nên gắn kết hơn và có khả năng kết nối tình báo với lệnh tấn công trong cùng một bức tranh chiến thuật.

Chẳng hạn, vào tháng 10, nhiều binh lính Nga được ghi nhận đã sử dụng ứng dụng nhắn tin Discord để chia sẻ thông tin thời gian thực về chiến trường và phối hợp các đòn tấn công.

Tuy vậy, việc sử dụng các hệ thống dễ tiếp cận này cũng tiềm ẩn rủi ro. Việc dùng điện thoại thông minh trên chiến trường đã dẫn đến nhiều vụ bị đối phương phát hiện, rò rỉ thông tin tình báo và các sự cố khác. Các lãnh đạo quân sự, từ Nga đến Mỹ, đều cảnh báo về nguy cơ này.

NATO tìm cách thích ứng

Chuỗi tiêu diệt nhanh và cải tiến hơn của Nga đồng nghĩa với việc các lực lượng phương Tây sẽ tập trung hơn nữa vào việc huấn luyện binh lính chiến đấu khi di chuyển nhanh và chia nhỏ đội hình nhằm giảm nguy cơ bị tấn công, chuyên gia Federico Borsari nhận định.

"Kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, nhu cầu triển khai lực lượng phân tán và phi tập trung đã được NATO đặc biệt nhấn mạnh", ông Borsari nói.

Việc phân tán lực lượng ngày càng được công nhận là điều tất yếu trong chiến trường hiện đại. Đây cũng là động lực đứng sau các hoạt động huấn luyện mới của phương Tây, chẳng hạn như các chiến dịch điều động máy bay chiến đấu trên đường cao tốc. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều việc phải làm.

Sam Cranny-Evans, Giám đốc của công ty tư vấn quốc phòng Calibre Defence (Vương quốc Anh), viết trong một báo cáo cho Trung tâm Phân tích Lịch sử và Nghiên cứu Xung đột rằng, NATO cần chuẩn bị cho một nước Nga nhiều kinh nghiệm hơn và có khả năng chiến đấu với độ chính xác cao.

"Điều này rất quan trọng đối với quân đội Anh và các đồng minh bởi các bằng chứng hiện có cho thấy Nga đã rời xa học thuyết phản pháo mang nặng dấu ấn Liên Xô, để chuyển sang một mô hình tác chiến chính xác, có tính sát thương cao và có thể triển khai trên quy mô lớn", chuyên gia này cho hay.

Nhà phân tích Borsari thì cho rằng, một hành động cấp thiết mà Mỹ và châu Âu có thể thực hiện ngay lúc này là tập trung vào việc phá vỡ ngành sản xuất UAV công nghệ cao và đạn dược chính xác của Nga, vốn phụ thuộc nhiều vào linh kiện nhập khẩu.

"Lệnh trừng phạt của phương Tây, ở một mức độ nào đó, đã làm chậm quá trình Nga mua sắm các linh kiện cần thiết cho sản xuất. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến khả năng triển khai lực lượng quy mô lớn và bền vững của Nga", ông Borsari nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

NATO kêu gọi các thành viên tăng chi tiêu quốc phòng
NATO kêu gọi các thành viên tăng chi tiêu quốc phòng

VOV.VN - Trong 2 ngày 24, 25/4, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte đã có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng; đồng thời kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

NATO kêu gọi các thành viên tăng chi tiêu quốc phòng

NATO kêu gọi các thành viên tăng chi tiêu quốc phòng

VOV.VN - Trong 2 ngày 24, 25/4, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte đã có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng; đồng thời kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Tổng thư ký NATO kêu gọi các nước thành viên tăng chi tiêu quốc phòng
Tổng thư ký NATO kêu gọi các nước thành viên tăng chi tiêu quốc phòng

VOV.VN - Tổng thư ký Mark Rutte kêu gọi các nước thành viên tiếp tục tăng chi tiêu quân sự trong năm 2025 để NATO tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh cho các quốc gia thành viên.

Tổng thư ký NATO kêu gọi các nước thành viên tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng thư ký NATO kêu gọi các nước thành viên tăng chi tiêu quốc phòng

VOV.VN - Tổng thư ký Mark Rutte kêu gọi các nước thành viên tiếp tục tăng chi tiêu quân sự trong năm 2025 để NATO tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh cho các quốc gia thành viên.

NATO xác nhận Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng 6 tới
NATO xác nhận Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng 6 tới

VOV.VN - Ngày 24/4, trang web chính thức của Tổ chức Hiệp ước Bắc đại Tây dương (NATO) đã đăng tải thông báo, trong đó tái khẳng định Hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo sẽ được tổ chức tại La Haye, Hà Lan vào ngày 24-25/6 tới.

NATO xác nhận Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng 6 tới

NATO xác nhận Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng 6 tới

VOV.VN - Ngày 24/4, trang web chính thức của Tổ chức Hiệp ước Bắc đại Tây dương (NATO) đã đăng tải thông báo, trong đó tái khẳng định Hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo sẽ được tổ chức tại La Haye, Hà Lan vào ngày 24-25/6 tới.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao