111111

Kho vũ khí Hamas đã định hình cuộc chiến ở Gaza mới đây như thế nào?

VOV.VN - Dù sở hữu kho vũ khí đa dạng và được cải tiến, Hamas đã không thành công trong việc tái lập những thành công trước Lực lượng Phòng vệ Israel vào năm 2006 và 2014.

Với phương châm mà các chiến lược gia Israel gọi là “làm cỏ”, xung đột tại Dải Gaza đối với Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) là cơ hội để tiêu diệt sinh lực và hủy hoại cơ sở hạ tầng vật chất của Hamas nhiều nhất có thể trước khi buộc phải ngừng bắn .Với Hamas, cuộc chiến không phải để đánh bại Israel về mặt quân sự, mà là sự khuếch trương về cuộc đấu tranh của người Palestine. Hãy xem các hệ thống vũ khí mà Hamas sử dụng đã định hình cuộc chiến tháng 5/2021 tại Gaza như thế nào.

Tên lửa

Trong xung đột lần này, Lữ đoàn al-Qassam của Hamas cùng với nhóm Thánh chiến Hồi giáo Palestine, đã phóng 4.300 từ kho vũ khí ước tính khoảng 14.000 quả rocket, duy trì bắn từ 300-450 quả mỗi ngày bất chấp việc IDF phản công với hỏa lực mạnh hơn từ 50-100% so với cuộc chiến năm 2014; số tên lửa tấn công các thành phố xa hơn như Tel Aviv và Jerusalem tăng gần gấp đôi. Sau khi ngừng bắn, một quan chức cấp cao của Israel nói với New York Times, Hamas vẫn sở hữu 8.000 tên lửa.

Các bệ phóng thường được khai hỏa trong đường hầm, nhà để xe và dưới các mái che khác, ít khi bị phát hiện trước khi khai hỏa. Do bị Israel phong tỏa 14 năm, Hamas chỉ có thể tiếp cận với vũ khí nước ngoài rất hạn chế, mặc dù đã thành công hơn với hoạt động buôn lậu trong quá khứ. Hiện nay, các chuyên gia tin rằng, hầu hết tên lửa của Hamas được chế tạo tại các xưởng ở Gaza, được Hamas tuyên bố công khai, với sự hỗ trợ như “bản thiết kế, bí quyết kỹ thuật, kiểm tra động cơ và các chuyên môn khác”, và kinh phí hàng triệu USD từ Iran.

Tuy nhiên, tên lửa của Hamas thiếu hệ thống dẫn đường, chỉ hữu ích cho việc bắn phá khu vực. Theo IDF, trong đợt giao tranh này, chỉ 1/3 số tên lửa của Palestine hướng được đến mục tiêu, khoảng 500 quả (11,6%) rơi ở Gaza. Một loạt 6 tên lửa Grad phóng từ Lebanon để bày tỏ sự ủng hộ dành cho người Gaza cũng không thể vượt qua biên giới Israel.

Trụ cột chính trong kho vũ khí của Hamas là loạt tên lửa Qassam, thường được làm từ các ống bằng kim loại hình trụ với chi phí từ 300-800 USD. Những tên lửa này sở hữu tầm bắn hạn chế và đầu đạn nhỏ, chủ yếu đe dọa các cộng đồng Israel tiếp giáp với Gaza như Ashkelon và Sderot. Tuy nhiên, các cố vấn Iran đã dạy Hamas sản xuất nhiều tên lửa lớn hơn, trị giá hàng ngàn USD, chẳng hạn như R-160 và Sejil, có thể tấn công các thành phố như Jerusalem và Tel Aviv, cách Gaza 50-65 km.

Trong cuộc xung đột mới nhất, Hamas đã tấn công cảng Eilat của Israel trên Biển Đỏ, cách 120 km, bằng tên lửa Ayyash-250 mới với tầm bắn 155 km. Người ta cũng tin rằng Hamas sở hữu một số tên lửa 122 mm Grad và WS-1E do Liên Xô và Trung Quốc sản xuất phổ biến (tầm bắn 40 km) và tên lửa dòng Fajr lớn hơn do Iran thiết kế (tầm bắn 45-75 km). Iran cũng đã cố gắng vận chuyển các tên lửa M-302 (320 mm) do Syria sản xuất với tầm bắn từ 90-200 km đến Gaza.

Hamas đã bắn tên lửa vào ít nhất 6 căn cứ không quân và sân bay của Israel cũng như các giàn khoan dầu ngoài khơi. Các cuộc tấn công bằng tên lửa đã gây ra hỏa hoạn tại một nhà máy điện, một kho xăng dầu ở Ashkelon và đường ống Ashdod-Eilat, đồng thời làm ngưng trệ hoạt động vận tải đường không tại một số sân bay của Israel. Các tòa nhà bị trúng tên lửa của Palestine bao gồm nhà ở, chung cư cao tầng, siêu thị ở Beer Sheva, giáo đường Do Thái ở Ashkelon, 5 phương tiện dân sự và một công viên.

Súng cối

Súng cối là hệ thống pháo tầm ngắn tương đối di động bắn theo quỹ đạo cao, gián tiếp. Hamas sử dụng súng cối HM-16 cỡ 82 mm của Liên Xô và 120 mm mạnh hơn do Iran chế tạo. Được đặt ở những vị trí khuất, súng cối chính xác hơn tên lửa và có thể tạo hỏa lực liên tục. Tuy nhiên, chúng chỉ có tầm bắn (5-8 km) đe dọa các cộng đồng và quân đội Israel tiếp giáp với Gaza.

Thiết bị không người lái

Trong cuộc chiến tháng 5/2021, Hamas đã triển khai một số hệ thống chiến đấu không người lái, bao gồm cả máy bay không người lái Shihab kamikaze, có thể là một loại máy bay không người lái HESA Ababil-2 do Iran chế tạo, mà không có được bất kỳ thành công nào. Ngày 13/5, một chiếc Shihab đang tiến về một giàn khoan dầu ngoài khơi đã bị một máy bay phản lực F-16 của Israel bắn hạ bằng tên lửa tầm nhiệt Python-5 bản địa; một chiếc khác đã bị Vòm sắt bắn rơi.

IDF tiết lộ đã vô hiệu hóa thêm 4 máy bay không người lái khác trong khoảng thời gian từ ngày 10-18/5 bằng các phương tiện “mật”, ám chỉ các phương pháp tác chiến điện tử. Các cuộc không kích của IDF dường như đã tiêu diệt ít nhất hai máy bay không người lái của Hamas trong khi chuẩn bị phóng.

Hamas cũng triển khai một phương tiện dưới nước không người lái điều khiển từ xa (UUV), hoặc tàu ngầm không người lái, có thể là để tấn công tàu hoặc giàn khoan dầu của Israel. Tuy nhiên, các cuộc không kích của Israel đã phá hủy tàu ngầm và bắn trúng chiếc xe chở người điều khiển.

Tên lửa chống tăng Kornet

9M133 Kornet là vũ khí chống tăng vác vai dẫn đường bằng laser do Nga chế tạo với đầu đạn được thiết kế để tiêu diệt cả những xe tăng được bảo vệ tốt ở khoảng cách trên 3 km. Trong cuộc chiến Israel-Hezbollah năm 2006, Hezbollah Kornets đã làm hư hại hoặc phá hủy vài chục xe tăng Merkava của Israel. Hamas cũng sử dụng các tên lửa Malyutka, 9M111 Fagot và 9M113 Konkurs của Liên Xô cũ hơn và một loại Fagot nhái của Triều Tiên được gọi là Bulsae-2.

Với tầm bắn tối đa vượt quá 5 km, các đội chống tăng của Hamas là một trong những phương tiện hiệu quả duy nhất để tấn công lực lượng IDF xung quanh Gaza bằng hỏa lực trực tiếp. Một cuộc tấn công bằng Kornet vào một chiếc xe jeep đã gây ra thiệt hại duy nhất cho IDF trong cuộc xung đột kéo dài 11 ngày. Các đội chống tăng của Hamas có một vài thành công khác, và IDF tuyên bố đã tiêu diệt được 7 đội bị các thiết bị giám sát IDF phát hiện và tấn công trước khi có thể gây ra nhiều thiệt hại.

Các xe tăng Merkava và xe chở bộ binh Namer APC mới nhất được trang bị các hệ thống bảo vệ chủ động Trophy được thiết kế để phát hiện tên lửa đang bay tới, xác định vị trí của bệ phóng và tiêu diệt tên lửa. Hamas đã không thành công trong việc tái lập những thành công chiến thuật khiêm tốn đã giành được trước IDF vào năm 2006 và 2014.

Việc sử dụng máy bay không người lái hoặc chiến thuật tên lửa cải tiến dường như không không vượt qua tấm khiên Iron Dome, hoặc gây ra thiệt hại nặng hơn đối với mục tiêu kinh tế và quân sự. Tuy nhiên, Hamas đã chứng minh rằng họ có thể sản xuất tại chỗ, tạo ra một kho tên lửa dồi dào và có thể tấn công các thành phố của Israel bất chấp oanh tạc dữ dội của Không quân Israel, và giờ đây họ sở hữu hỏa lực có tầm với xa hơn so với cuộc xung đột năm 2014./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xung đột Israel-Palestine: Vòm Sắt của Israel bộc lộ những điểm yếu nào?
Xung đột Israel-Palestine: Vòm Sắt của Israel bộc lộ những điểm yếu nào?

VOV.VN - Không tồn tại một hệ thống phòng thủ tên lửa đảm bảo đánh chặn 100% tất cả các tên lửa đang bay đến, xung đột Israel-Palestine mới đây đã bộc lộ những điểm yếu cố hữu của hệ thống thống phòng không Vòm Sắt đang được tung hô của Israel.

Xung đột Israel-Palestine: Vòm Sắt của Israel bộc lộ những điểm yếu nào?

Xung đột Israel-Palestine: Vòm Sắt của Israel bộc lộ những điểm yếu nào?

VOV.VN - Không tồn tại một hệ thống phòng thủ tên lửa đảm bảo đánh chặn 100% tất cả các tên lửa đang bay đến, xung đột Israel-Palestine mới đây đã bộc lộ những điểm yếu cố hữu của hệ thống thống phòng không Vòm Sắt đang được tung hô của Israel.

Xung đột Israel-Palestine - “Cuộc xung đột phức tạp nhất thế giới”
Xung đột Israel-Palestine - “Cuộc xung đột phức tạp nhất thế giới”

VOV.VN - Cuộc xung đột Israel-Palestine đang tiếp diễn đã bắt đầu từ giữa thế kỷ 20 mà nguồn gốc sâu xa là mâu thuẫn sắc tộc, được coi là “cuộc xung đột phức tạp nhất thế giới”. Bất chấp tiến trình hòa bình và các nỗ lực hòa giải chung, thỏa thuận hòa bình cuối cùng đã không thể đạt được.

Xung đột Israel-Palestine - “Cuộc xung đột phức tạp nhất thế giới”

Xung đột Israel-Palestine - “Cuộc xung đột phức tạp nhất thế giới”

VOV.VN - Cuộc xung đột Israel-Palestine đang tiếp diễn đã bắt đầu từ giữa thế kỷ 20 mà nguồn gốc sâu xa là mâu thuẫn sắc tộc, được coi là “cuộc xung đột phức tạp nhất thế giới”. Bất chấp tiến trình hòa bình và các nỗ lực hòa giải chung, thỏa thuận hòa bình cuối cùng đã không thể đạt được.

“Bảo bối” hoàn hảo bổ sung cho hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt Israel
“Bảo bối” hoàn hảo bổ sung cho hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt Israel

VOV.VN - Người Israel đã làm chủ công nghệ có thể giúp tia laser trở nên ổn định và có độ chụm ở tầm xa trong bất kể điều kiện thời tiết nào. Điều này sẽ giúp Israel phát triển công nghệ đánh chặn hiệu quả.

“Bảo bối” hoàn hảo bổ sung cho hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt Israel

“Bảo bối” hoàn hảo bổ sung cho hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt Israel

VOV.VN - Người Israel đã làm chủ công nghệ có thể giúp tia laser trở nên ổn định và có độ chụm ở tầm xa trong bất kể điều kiện thời tiết nào. Điều này sẽ giúp Israel phát triển công nghệ đánh chặn hiệu quả.

Hệ thống phòng thủ Vòm Sắt của Israel có phải "không thể xuyên thủng"?
Hệ thống phòng thủ Vòm Sắt của Israel có phải "không thể xuyên thủng"?

VOV.VN - Trong mấy ngày qua, Israel đã hứng chịu các cuộc tấn công bằng tên lửa từ Dải Gaza. Hệ thống Vòm Sắt - Iron Dome đã bộc lộ một số điểm yếu và hiệu quả của nó đang bị đặt dấu hỏi.

Hệ thống phòng thủ Vòm Sắt của Israel có phải "không thể xuyên thủng"?

Hệ thống phòng thủ Vòm Sắt của Israel có phải "không thể xuyên thủng"?

VOV.VN - Trong mấy ngày qua, Israel đã hứng chịu các cuộc tấn công bằng tên lửa từ Dải Gaza. Hệ thống Vòm Sắt - Iron Dome đã bộc lộ một số điểm yếu và hiệu quả của nó đang bị đặt dấu hỏi.

Mỹ tiếp tục ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel-Palestine
Mỹ tiếp tục ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel-Palestine

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang thực hiện chuyến thăm Trung Đông, trong nỗ lực thúc đẩy nối lại đàm phán và tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỷ qua giữa Israel và Palestine.

Mỹ tiếp tục ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel-Palestine

Mỹ tiếp tục ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel-Palestine

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang thực hiện chuyến thăm Trung Đông, trong nỗ lực thúc đẩy nối lại đàm phán và tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỷ qua giữa Israel và Palestine.

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Đông thúc đẩy đàm phán hòa bình giữa Israel-Palestine
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Đông thúc đẩy đàm phán hòa bình giữa Israel-Palestine

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hiện đang trên đường tới Trung Đông trong nỗ lực thúc đẩy nối lại các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine.

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Đông thúc đẩy đàm phán hòa bình giữa Israel-Palestine

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Đông thúc đẩy đàm phán hòa bình giữa Israel-Palestine

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hiện đang trên đường tới Trung Đông trong nỗ lực thúc đẩy nối lại các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao