111111

Cuộc cách mạng UAV của Ukraine sau hơn 3 năm xung đột với Nga

VOV.VN - Sau hơn ba năm diễn ra xung đột với Nga, Ukraine đã phát triển được một hệ sinh thái quốc phòng vượt trội, có phần "nhỉnh hơn" các nước phương Tây, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Hệ sinh thái quốc phòng của Ukraine

“Chúng tôi phải khiêm tốn thừa nhận một điều: các dây chuyền sản xuất đang hoạt động tại Ukraine, hiện được Pháp tài trợ, vận hành hiệu quả hơn nhiều so với những gì chúng tôi đang có. Ngày nay, chúng tôi có rất nhiều điều cần học hỏi từ Ukraine, và điều quan trọng là phải thẳng thắn thừa nhận điều đó", ông Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu nói.

Tuyên bố bất trên được ông Lecornu đưa ra vào tháng 6/2025, khi công bố quan hệ đối tác mới trong lĩnh vực sản xuất máy bay không người lái giữa Pháp và Ukraine.

Ông Lecornu không nói quá. Theo ông Yevhen Rvachov, nhà sáng lập công ty công nghệ quốc phòng SkyLab, Ukraine hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới đã cho ra đời hàng loạt sản phẩm quân sự tiên tiến chỉ trong vòng 3 năm rưỡi kể từ khi xung đột với Nga bùng nổ. 

“Ukraine đã thiết lập được một hệ sinh thái quốc phòng hoàn chỉnh: hệ thống liên lạc quân sự minh bạch, cơ chế quản lý tác chiến, các trung tâm huấn luyện và đào tạo, đồng thời thúc đẩy sự bùng nổ của toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng. Một quốc gia bị đẩy tới giới hạn sẽ phải tự tìm cách giải cứu chính mình, đơn giản vì không còn lựa chọn nào khác", ông Rvachov nói.

Tuy nhiên, nhu cầu từ tiền tuyến vẫn vượt xa khả năng cung ứng hiện tại và thị trường UAV cùng robot quân sự ở Ukraine vẫn đang phải đối mặt với muôn vàn thách thức. 

Hiện nay tại Ukraine, bên cạnh các loại máy bay không người lái, các công ty trong nước còn phát triển một hệ sinh thái robot quân sự đa dạng: từ phương tiện tự động sơ tán thương binh khỏi chiến trường, hệ thống dò và gỡ mìn điều khiển từ xa, cho đến các nền tảng hỗ trợ trực tiếp các chiến dịch tấn công cũng như phòng thủ.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov, Ukraine đang triển khai các đơn vị robot hóa hoàn chỉnh vào từng lữ đoàn dọc tuyến đầu, với các công ty trong nước đóng vai trò là nhà cung ứng chủ lực. Những gì đang diễn ra vượt xa trí tưởng tượng về tốc độ và quy mô đổi mới trong môi trường thời bình.

“Ở châu Âu, phải mất ba năm để bàn thảo, năm năm để phát triển, rồi lại mất thêm thời gian để xin giấy phép. Trong khi đó, chúng tôi làm mọi thứ trong vòng một năm, vì đơn giản là không còn sự lựa chọn nào khác,” một đại diện của công ty UAV hàng đầu Ukraine chia sẻ với RBC. 

Tuy nhiên, người này cũng nhấn mạnh rằng, việc có hàng trăm công ty không đồng nghĩa với việc mọi nhu cầu chiến trường đã được đáp ứng.

“Sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu cho rằng chỉ vì có nhiều công ty sản xuất UAV mà quân đội đã có đủ phương tiện cần thiết. Thực tế là chúng ta luôn thiếu hụt vũ khí và những vấn đề mới không ngừng xuất hiện", vị kỹ sư này cho biết.

Kể từ ki xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào đầu năm 2022, Yevhen Rvachov phải tạm xa quê hương Kharkov và bắt đầu hỗ trợ quân đội sản xuất các loại vũ khí thiết yếu: từ thiết bị radio, hệ thống liên lạc, máy bay không người lái cỡ nhỏ, thẻ GPS cho đến những công cụ thô sơ nhưng thiết yếu. Sau đó, khi chuyển tới Kiev, Rvachov thành lập công ty công nghệ SkyLab, tập trung phát triển và sản xuất máy bay không người lái cũng như hệ thống robot chiến đấu.

Sản phẩm đầu tiên của SkyLab là Shoolika mk6 – một máy bay không người lái tấn công mang tải trọng lên tới 6 kg, có thể hoạt động bất chấp nỗ lực gây nhiễu điện tử (EW) của Nga và tích hợp nhiều hệ thống liên lạc khác nhau. Tiếp theo là các thiết bị cảm tử mặt đất có thể mang theo 1,5 kg thuốc nổ, chuyên thực hiện các nhiệm vụ một chiều. SkyLab dần phát triển thêm các UAV lớn hơn, được thiết kế riêng cho nhiệm vụ tấn công chính xác của lực lượng đặc biệt.

Dmytro Babenko, đồng sáng lập công ty VYRIY, cho biết: chiến tranh buộc công nghệ phải "tiến hóa" không ngừng: “Chỉ hai năm trước, FPV (máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất) còn rất hiếm. Chúng chủ yếu dùng linh kiện có nguồn gốc Trung Quốc và tần số mặc định. Giờ đây, chúng tôi đã thay thế chúng bằng các phụ tùng được sản xuất tại Ukraine, giúp tăng tính bảo mật, đồng thời dễ tùy chỉnh tần số, thông số kỹ thuật và hiệu quả tác chiến".

Khó khăn của Ukraine

Năm 2024 là giai đoạn phát triển các mô-đun tự động và hệ thống định hướng mục tiêu, nhưng công nghệ đó chưa tạo được đột phá thực sự. Năm 2025, các công ty Ukraine đang điều chỉnh hướng đi, kỳ vọng tạo ra làn sóng hệ thống tự hành hiệu quả hơn. Một xu hướng khác cũng đang nổi lên: tích hợp UAV trinh sát với UAV tấn công, kết nối FPV với máy bay không người lái chuyển tiếp tín hiệu, hình thành mạng lưới tác chiến hợp nhất.

Dù vậy, Ukraine vẫn bị đánh giá là tụt hậu so với Nga trong lĩnh vực sản xuất FPV, cả về số lượng lẫn trình độ kỹ thuật. “Những chiếc FPV đang gieo rắc nỗi sợ hãi thực sự cho lính của chúng tôi ngoài mặt trận,” một kỹ sư UAV giấu tên cho biết.

Ngoài ra, Ukraine hiện vẫn chưa có sản phẩm thay thế trong nước cho dòng UAV Mavic của Trung Quốc – một vấn đề nan giải khi Nga liên tục nâng cấp công nghệ UAV tấn công vào sâu trong lãnh thổ Ukraine.

Trong khi đó, công nghệ UAV truyền tín hiệu bằng cáp quang đang nổi lên như một lợi thế quyết định. Không bị gây nhiễu bởi các phương thức tác chiến điện tử, không phát sóng tín hiệu, chúng gần như vô hình với các hệ thống phòng không, cho phép binh sĩ thực hiện các hoạt động trinh sát và hiệu chỉnh pháo binh ngay cả trong những khu vực được bảo vệ chặt chẽ nhất.

Tuy nhiên, phát triển UAV tại Ukraine không chỉ đối mặt thách thức kỹ thuật. Một vấn đề lớn là chi phí leo thang do thiếu khả năng tiếp cận trực tiếp với linh kiện từ Trung Quốc, buộc các công ty phải nhập khẩu vòng qua châu Âu, chịu phí trung gian, kho bãi và thuế quan cao. Điều này khiến giá UAV phục vụ quân đội tăng gấp nhiều lần, dù chính phủ đã hỗ trợ tối đa về thủ tục hải quan.

Trong khi đó, đồng sáng lập VYRIY cho rằng thị trường UAV quân sự tại Ukraine chỉ mới thành hình. Việc phân bổ ngân sách trực tiếp cho các lữ đoàn là một bước đi đúng, giúp tiền tuyến được lựa chọn đúng loại UAV cần thiết, rút ngắn thời gian tiếp cận và giảm thiểu lãng phí.

Dù vậy, nhiều công ty đã rời thị trường, chuyển sang các lĩnh vực khác như nông nghiệp, hoặc phá sản do phát triển quá nhanh trong giai đoạn 2022–2023 nhưng không đủ năng lực quản trị để mở rộng quy mô. Một số công ty thậm chí đã di dời hoàn toàn ra nước ngoài, chịu chi phí vận hành cao hơn, dẫn đến giá UAV cho quân đội trong nước cũng tăng theo.

Tuy nhiên, ông Dmytro Babenko khẳng định, vấn đề không nằm ở số lượng UAV mà là chất lượng của chúng.

“Rất nhiều máy bay không người lái cần được sửa lại. Trước đây, vì quy trình mua sắm kém hiệu quả, nhiều UAV được chuyển ra tiền tuyến nhưng không thể cất cánh, không phải vì chúng bị hỏng, mà vì chúng đã lỗi thời khi đến tay người dùng. Điều này đang được cải thiện nhờ các chương trình như DOT-Chain và các gói mua sắm nhanh", ông Babenko nói.

Về dài hạn, các công ty cần xác định kế hoạch hoạt động lâu dài, đặc biệt khi chiến sự kết thúc.

“Tại SkyLab, chúng tôi biết rõ: nếu nhu cầu trên tiền tuyến biến mất, sản phẩm sẽ đi về đâu. Điều quan trọng là luôn tập trung vào lĩnh vực mà bạn giỏi nhất, bởi khi bạn làm tốt, sẽ luôn có nơi để tiêu thụ sản phẩm bạn tạo ra".

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Cận cảnh máy bay tàng hình B-2 Spirit chao lượn, nạp bom và nạp nhiên liệu
Cận cảnh máy bay tàng hình B-2 Spirit chao lượn, nạp bom và nạp nhiên liệu

VOV.VN - Với tính năng nổi bật, oanh tạc cơ tàng hình B-2 là một loại máy bay chiến lược của không quân Mỹ, có khả năng mang cả vũ khí hạt nhân. Video sau ghi cảnh máy bay lúc chao lượn trên bầu trời, nạp bom dưới mặt đất và nạp nhiên liệu trên không.

Cận cảnh máy bay tàng hình B-2 Spirit chao lượn, nạp bom và nạp nhiên liệu

Cận cảnh máy bay tàng hình B-2 Spirit chao lượn, nạp bom và nạp nhiên liệu

VOV.VN - Với tính năng nổi bật, oanh tạc cơ tàng hình B-2 là một loại máy bay chiến lược của không quân Mỹ, có khả năng mang cả vũ khí hạt nhân. Video sau ghi cảnh máy bay lúc chao lượn trên bầu trời, nạp bom dưới mặt đất và nạp nhiên liệu trên không.

Cách XF9F-2 Panther thay đổi lịch sử không quân của hải quân
Cách XF9F-2 Panther thay đổi lịch sử không quân của hải quân

VOV.VN - Thành công của Panther tại Hàn Quốc đã chứng thực khoản đầu tư của Hải quân Mỹ vào công nghệ máy bay phản lực và làm nổi bật tầm quan trọng của máy bay chiến đấu đa năng có khả năng thích ứng với nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Cách XF9F-2 Panther thay đổi lịch sử không quân của hải quân

Cách XF9F-2 Panther thay đổi lịch sử không quân của hải quân

VOV.VN - Thành công của Panther tại Hàn Quốc đã chứng thực khoản đầu tư của Hải quân Mỹ vào công nghệ máy bay phản lực và làm nổi bật tầm quan trọng của máy bay chiến đấu đa năng có khả năng thích ứng với nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Nga triển khai "pháo đài bánh sắt" tăng cường hỗ trợ hậu cần tại Donbass
Nga triển khai "pháo đài bánh sắt" tăng cường hỗ trợ hậu cần tại Donbass

VOV.VN - Quân đội Nga đã triển khai đoàn tàu bọc thép Yenisey để tăng cường hậu cần và hỗ trợ các hoạt động tại khu vực Donbass của Ukraine, nơi giao tranh dữ dội đang diễn ra.

Nga triển khai "pháo đài bánh sắt" tăng cường hỗ trợ hậu cần tại Donbass

Nga triển khai "pháo đài bánh sắt" tăng cường hỗ trợ hậu cần tại Donbass

VOV.VN - Quân đội Nga đã triển khai đoàn tàu bọc thép Yenisey để tăng cường hậu cần và hỗ trợ các hoạt động tại khu vực Donbass của Ukraine, nơi giao tranh dữ dội đang diễn ra.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao