111111

Sẽ hạn chế được án oan kiểu Nguyễn Thanh Chấn, vụ án 'Vườn điều'?

VOV.VN -Ghi âm, khi hình khi lấy lời khai sẽ hạn chế được các vụ án oan gây chấn động như vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn, vụ bắt oan 7 thanh niên ở Sóc Trăng…

Ghi âm, ghi hình khi hỏi cung sẽ hạn chế án oan

Ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can, bị cáo là một trong những nội dung đang có nhiều tranh luận khi Dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến nhân dân. Nhiều ý kiến đồng tình với quy định này vì cho rằng, như thế sẽ bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân, hạn chế tối đa các trường hợp bức cung, nhục hình.

Lấy ví dụ về các vụ án oan gây chấn động cả nước trong nhiều năm qua, như vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, cán bộ dùng nhục hình trong vụ bắt oan 7 thanh niên ở Sóc Trăng, vụ án "Vườn điều".... luật sư Lê Luân, đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, việc ghi âm, ghi hình trong các cuộc hỏi cung chính là một biện pháp nhằm đảm bảo sự minh bạch, công khai; đồng thời tránh tình trạng bức cung, nhục hình. Tình trạng này đã diễn ra do cơ chế khép kín trong suốt thời gian qua, tạo ra những hệ quả khủng khiếp như đã thấy rõ qua các vụ án oan chấn động cả nước.

“Ở các nước trên thế giới, họ đã áp dụng quy định này từ rất lâu, giống như quy định trọng Công ước Liên hiệp quốc về quyền con người, Công ước về chống tra tấn”- Luật sư Luân nói.

Ông Nguyễn Thanh Chấn và vợ (Ảnh: Việt Đức)

Luật sư Luân cho rằng, áp dụng quy định buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can, bị cáo cũng cần có việc giám sát hoạt động này thông qua hệ thống camera để tránh hiện tượng người tiến hành tố tụng trong phòng kín dùng các hành vi bạo lực để ép cung, dùng nhục hình để có lời khai, hoặc hành vi dụ cung, mớm cung để có được lời khai của bị can, bị cáo.

Không ai có quyền bắt người bị bắt, bị can, bị cáo phải nhận tội

Điều 48, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có các quy định về quyền của người bị tạm giữ. Khoản 2 Điều 48 quy định rõ, người bị tạm giữ có quyền: Được biết lý do mình bị tạm giữ; Được giải thích về quyền và nghĩa vụ; Trình bày lời khai; Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng….

Luật sư Lê Luân
Liên quan đến quyền của người bị tạm giữ, Điều 49, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 cũng quy định, bị can có quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì; Được giải thích về quyền và nghĩa vụ; Trình bày lời khai; Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Như vậy, trong Bộ Luật Tố tụng hình sự hiện hành, chưa có quy định nào cho phép người bị tạm giữ, bị can được quyền im lặng để chờ người bào chữa. Vì vậy, trong dự thảo Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) có bổ sung quy định người bị tạm giữ, bị can có quyền không buộc phải đưa ra chứng cứ chống lại mình và quyền đọc hồ sơ của bị can, bị cáo.

Bình luận về “quyền im lặng” trong dự thảo Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), luật sư Lê Luân cho rằng, ý nghĩa của quyền im lặng là không một ai có quyền bắt người bị bắt, bị can, bị cáo phải nhận tội. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ phải chứng minh người bị bắt, bị can, bị cáo phạm tội bằng những chứng cứ khách quan, xác thực, hợp pháp và nó chỉ có giá trị khi có bản án của tòa án kết tội họ có hiệu lực.

Theo luật sư Lê Luân, trong một hoàn cảnh mà một người bị cơ quan tố tụng bắt và đưa họ vào tình trạng là nghi can, nghi phạm thì đương nhiên không thể để họ có thể đang hoảng loạn, thiếu hiểu biết luật pháp mà sẽ "hợp tác" nhận tội hoặc đưa ra những lời khai chống lại mình.

“Sử dụng quyền im lặng là để đảm bảo tránh bị các cơ quan tố tụng dùng các biện pháp kỹ thuật cũng như bạo lực nhằm dụ cung, mớm cung, ép cung, nhục hình để có được và sử dụng các lời khai như là một chứng cứ hữu hiệu nhằm phá án nhanh chóng’ – luật sư Lê Luân nhấn mạnh.

Mở rộng hơn người bào chữa trong quá trình lấy lời khai

Vì thế, theo luật sư Lê Luân, để việc người bị bắt, bị can, bị cáo được sử dụng quyền im lặng cũng là để buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện mọi biện pháp nghiệp vụ, trình độ, khoa học kỹ thuật, nhân chứng, vật chứng, tài liệu khách quan khác để có thể chứng minh một cách đầy đủ, toàn diện và tìm ra hung thủ thực sự, không phạm sai lầm tiếp theo là bỏ lọt tội phạm mà cáo buộc oan người vô tội.

Luật sư Luân cũng cho rằng, sử dụng quyền im lặng là để một người khi bị bắt sẽ tự bảo vệ mình trước áp lực từ và bởi một lực lượng nhiều quyền, nhân sự hùng hậu và nắm rõ pháp luật cũng như được sử dụng các công cụ hợp pháp khác trong khi anh ta không có gì ngoài quyền được bảo đảm rằng mình không có tội và cần được tôn trọng theo đúng nguyên tắc suy đoán vô tội trong Tố tụng hình sự.

Sử dụng quyền im lặng và gắn với sự hiện diện của luật sư là để có một cơ chế giám sát, kiểm soát những hành vi luôn có xu hướng lạm quyền trong khi thi hành công vụ. “Đây cũng là cơ chế để đảm bảo sự minh bạch, đảm bảo sự cân bằng trong việc khi có một bên cáo buộc thì cũng sẽ có một thiết chế hữu hiệu và hiểu rõ luật pháp gỡ tội, để từ đó sự truy tố của cơ quan tố tụng là trên cơ sở: không còn nghi ngờ gì nữa”- luật sư Luân nhấn mạnh.

Theo Luật sư Lê Luân, sử dụng quyền im lặng và có thể kèm theo cơ chế "mặc cả thú tội" để ngăn chặn những hậu quả xấu có thể xảy ra nếu một kẻ tình nghi rõ ràng là đang thực hiện tội phạm nhưng không khai báo và để mặc thách thức nguy cơ xảy ra. “Vì thế, quy định về quyền in lặng trọng Bộ luật Tố tụng hình sự là để bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân, hạn chế tối đa các trường hợp bức cung, nhục hình, tạo điều kiện để bị can, bị cáo thực hiện quyền tự bào chữa đã được Hiến định”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can mắc trọng tội
Đề xuất ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can mắc trọng tội

VOV.VN - Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, nếu làm được sẽ rất tốt nhưng trong điều kiện nước ta hiện nay cũng cần nghiên cứu quy định áp dụng tùy mức độ tội.

Đề xuất ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can mắc trọng tội

Đề xuất ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can mắc trọng tội

VOV.VN - Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, nếu làm được sẽ rất tốt nhưng trong điều kiện nước ta hiện nay cũng cần nghiên cứu quy định áp dụng tùy mức độ tội.

	Ông Nguyễn Thanh Chấn sắp nhận được bồi thường 7,2 tỷ đồng?
Ông Nguyễn Thanh Chấn sắp nhận được bồi thường 7,2 tỷ đồng?

VOV.VN -Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình cho biết các thủ tục đang được tiến hành để chi trả cho ông Nguyễn Thanh Chấn vì ngồi tù oan 10 năm.

	Ông Nguyễn Thanh Chấn sắp nhận được bồi thường 7,2 tỷ đồng?

Ông Nguyễn Thanh Chấn sắp nhận được bồi thường 7,2 tỷ đồng?

VOV.VN -Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình cho biết các thủ tục đang được tiến hành để chi trả cho ông Nguyễn Thanh Chấn vì ngồi tù oan 10 năm.

7,2 tỉ bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn: Trách nhiệm thuộc về ai?
7,2 tỉ bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn: Trách nhiệm thuộc về ai?

VOV.VN - Đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng, về mặt lý luận, không bao giờ có việc bồi thường tay đôi giữa công chức Nhà nước với người bị oan sai cả.

7,2 tỉ bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn: Trách nhiệm thuộc về ai?

7,2 tỉ bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn: Trách nhiệm thuộc về ai?

VOV.VN - Đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng, về mặt lý luận, không bao giờ có việc bồi thường tay đôi giữa công chức Nhà nước với người bị oan sai cả.

Bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Đại biểu Quốc hội nói gì?
Bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Đại biểu Quốc hội nói gì?

VOV.VN -Nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình cần ghi âm, ghi hình để góp phần chống bức cung, nhục hình, khách quan nhưng chỉ nên giới hạn ở một số tội.

Bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Đại biểu Quốc hội nói gì?

Bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Đại biểu Quốc hội nói gì?

VOV.VN -Nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình cần ghi âm, ghi hình để góp phần chống bức cung, nhục hình, khách quan nhưng chỉ nên giới hạn ở một số tội.

Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn: Ai cố ý làm sai thì phải bồi hoàn
Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn: Ai cố ý làm sai thì phải bồi hoàn

VOV.VN - Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Sơn cho biết, trong vụ ông Chấn có thể tách ra bằng một vụ án dân sự về trách nhiệm bồi hoàn do lỗi cố ý gây hậu quả.

Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn: Ai cố ý làm sai thì phải bồi hoàn

Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn: Ai cố ý làm sai thì phải bồi hoàn

VOV.VN - Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Sơn cho biết, trong vụ ông Chấn có thể tách ra bằng một vụ án dân sự về trách nhiệm bồi hoàn do lỗi cố ý gây hậu quả.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ ghi âm, ghi hình khi hỏi cung
Đại biểu Quốc hội ủng hộ ghi âm, ghi hình khi hỏi cung

VOV.VN -“Nếu chống được bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ quyền con người thì có tốn kinh phí cũng phải xem xét đầu tư”.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ ghi âm, ghi hình khi hỏi cung

Đại biểu Quốc hội ủng hộ ghi âm, ghi hình khi hỏi cung

VOV.VN -“Nếu chống được bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ quyền con người thì có tốn kinh phí cũng phải xem xét đầu tư”.

Đừng để những người oan khuất như Nguyễn Thanh Chấn tiếp tục “bị hành”
Đừng để những người oan khuất như Nguyễn Thanh Chấn tiếp tục “bị hành”

VOV.VN-Điểm chung ở nhiều vụ là khi truy tố, xét xử đều thực hiện rất nhanh, nhưng sau khi phát hiện oan sai, việc tiến hành xin lỗi, bồi thường lại chậm chạp

Đừng để những người oan khuất như Nguyễn Thanh Chấn tiếp tục “bị hành”

Đừng để những người oan khuất như Nguyễn Thanh Chấn tiếp tục “bị hành”

VOV.VN-Điểm chung ở nhiều vụ là khi truy tố, xét xử đều thực hiện rất nhanh, nhưng sau khi phát hiện oan sai, việc tiến hành xin lỗi, bồi thường lại chậm chạp

Ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Phải tính đến hiệu quả kinh tế
Ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Phải tính đến hiệu quả kinh tế

VOV.VN - “Yếu tố quan trọng là phải mở rộng quyền của người bào chữa, tạo điều kiện cho họ tham gia vào hoạt động điều tra, trong đó có quá trình lấy lời khai của bị can, bị cáo”.

Ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Phải tính đến hiệu quả kinh tế

Ghi âm, ghi hình khi hỏi cung: Phải tính đến hiệu quả kinh tế

VOV.VN - “Yếu tố quan trọng là phải mở rộng quyền của người bào chữa, tạo điều kiện cho họ tham gia vào hoạt động điều tra, trong đó có quá trình lấy lời khai của bị can, bị cáo”.

Quốc hội thảo luận về oan sai: Bồi thường ông Nguyễn Thanh Chấn 7,2 tỷ đồng
Quốc hội thảo luận về oan sai: Bồi thường ông Nguyễn Thanh Chấn 7,2 tỷ đồng

VOV.VN - Thảo luận về tình hình oan sai, các đại biểu Quốc hội cho rằng, 71 trường hợp oan sai phát hiện trong 3 năm qua chỉ là phần nổi của tảng băng chìm...

Quốc hội thảo luận về oan sai: Bồi thường ông Nguyễn Thanh Chấn 7,2 tỷ đồng

Quốc hội thảo luận về oan sai: Bồi thường ông Nguyễn Thanh Chấn 7,2 tỷ đồng

VOV.VN - Thảo luận về tình hình oan sai, các đại biểu Quốc hội cho rằng, 71 trường hợp oan sai phát hiện trong 3 năm qua chỉ là phần nổi của tảng băng chìm...

7,2 tỷ đồng bồi thường "án oan" ông Nguyễn Thanh Chấn: Đồng tiền nước mắt
7,2 tỷ đồng bồi thường "án oan" ông Nguyễn Thanh Chấn: Đồng tiền nước mắt

Số tiền 7,2 tỷ đồng bồi thường cho 10 năm tù oan của ông Chấn là những đồng tiền xương máu. Nhưng số tiền ấy cũng từ mồ hôi, nước mắt của dân mà ra

7,2 tỷ đồng bồi thường "án oan" ông Nguyễn Thanh Chấn: Đồng tiền nước mắt

7,2 tỷ đồng bồi thường "án oan" ông Nguyễn Thanh Chấn: Đồng tiền nước mắt

Số tiền 7,2 tỷ đồng bồi thường cho 10 năm tù oan của ông Chấn là những đồng tiền xương máu. Nhưng số tiền ấy cũng từ mồ hôi, nước mắt của dân mà ra

Ông Nguyễn Thanh Chấn còn được bồi thường thêm hơn 1 tỷ đồng?
Ông Nguyễn Thanh Chấn còn được bồi thường thêm hơn 1 tỷ đồng?

VOV.VN - Trong vấn đề bồi thường án oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn, hiện vẫn khoản bồi thưởng tổn thất tinh thần chưa được thống nhất.    

Ông Nguyễn Thanh Chấn còn được bồi thường thêm hơn 1 tỷ đồng?

Ông Nguyễn Thanh Chấn còn được bồi thường thêm hơn 1 tỷ đồng?

VOV.VN - Trong vấn đề bồi thường án oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn, hiện vẫn khoản bồi thưởng tổn thất tinh thần chưa được thống nhất.    

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao