111111

Ông chủ Thuận An làm cách nào để thắng gói thầu dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ?

VOV.VN - Để trúng thầu gói thầu 26, Dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, Chủ tịch Thuận An - Nguyễn Duy Hưng đã chỉ đạo cấp dưới đưa cho cựu Giám đốc Ban quản lý dự án Tuyên Quang Trần Viết Cương 8 tỷ đồng, xây dựng "quân xanh, quân đỏ" dự thầu và nhiều thủ đoạn gian dối khác.

Trong vụ án xảy ra ở Tập đoàn Thuận An, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quá trình đấu thầu gói thầu số 26 - Dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, đoạn qua địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Theo Kết luận điều tra, Chủ tịch Thuận An là Nguyễn Duy Hưng và ông N.V.H (ở Tuyên Quang) có mối quan hệ cá nhân từ trước. Thông qua H. giới thiệu, Nguyễn Duy Hưng quen biết với bị can Trần Viết Cương (cựu Giám đốc Ban quản lý dự án Tuyên Quang) từ năm 2011. Đến tháng 5/2021, khi có thông tin Ban quản lý dự án Tuyên Quang chuẩn bị đấu thầu gói thầu số 26, Dự án Cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, Nguyễn Duy Hưng đến Ban quản lý dự án Tuyên Quang gặp Trần Viết Cương. 

Tại đây, Hưng đề nghị được tham gia thi công gói thầu số 26. Qua trao đổi về giá dự toán, Hưng nói giá thấp và đề nghị được nâng giá dự toán nhưng Cương không đồng ý. Hưng có ý kiến rằng Tập đoàn Thuận An sẽ không làm toàn bộ gói thầu được.

Sau đó, Tập đoàn Thuận An đã liên danh với 2 công ty khác để đấu thầu thi công gói thầu số 26. Theo chỉ đạo của Hưng, cấp dưới ở Tập đoàn Thuận An đã 2 lần mang tiền đến biếu Trần Viết Cương, tổng cộng là 8 tỷ đồng. Ngoài ra, 2 nhà thầu có liên danh với Thuận An cũng đem biếu Trần Viết Cương một lần 2 tỷ đồng, một lần 2,5 tỷ đồng. Cơ quan điều tra xác định, cựu Giám đốc Ban quản lý dự án Tuyên Quang Trần Viết Cương nhận tổng cộng 12,5 tỷ đồng.

Trần Viết Cương chỉ đạo Lưu Xuân Hiếu (cựu Phó trưởng phòng điều hành dự án 2, Ban Quản lý dự án Tuyên Quang) sao chép toàn bộ file dự toán chi tiết gói thầu số 26 cho một công ty trong liên danh nói trên. Sau đó, Tập đoàn Thuận An lại nhận được file dự toán chi tiết gói thầu số 26 trước khi phát hành hồ sơ mời thầu.

Nguyễn Duy Hưng giao cho Trần Anh Quang (cựu Tổng giám đốc Tập đoàn Thuận An) dựa vào các thông tin được cung cấp trước để làm hồ sơ dự thầu. Đồng thời, chuẩn bị thêm các "quân xanh, quân đỏ" để tránh tình trạng huỷ thầu do không đủ nhà thầu tham gia. 

Trong đó, các "quân xanh" được thống nhất xây dựng để khi chấm thầu không qua nổi vòng 1 (chấm Hồ sơ đề xuất kỹ thuật) hoặc nếu có qua vòng 1 thì khi vào vòng 2 sẽ bị loại do giá cao hơn "quân đỏ" (là liên danh của Tập đoàn Thuận An).  

Kết quả đúng như kịch bản đã định sẵn, liên danh của Tập đoàn Thuận An trúng thầu gói thầu số 26. Sau khi trúng thầu, Nguyễn Duy Hưng giao cho các nhà thầu phụ thực hiện thi công toàn bộ phần khối lượng công việc của Tập đoàn Thuận An. Đồng thời, Hưng thu 14% tiền "cơ chế" từ các nhà thầu phụ. Quá trình thi công, Nguyễn Duy Hưng thu 4 tỷ đồng tiền ngoài hợp đồng của các nhà thầu.

Để có tiền chi cho chủ đầu tư, Nguyễn Duy Hưng "gửi giá", thu tổng số 5,8 tỷ đồng tiền chênh lệch giá vật liệu đầu vào của nhà cung cấp vật liệu, thi công nổ mìn.

Tại cơ quan điều tra, cựu Giám đốc Ban quản lý dự án Tuyên Quang Trần Viết Cương thừa nhận đã nhận tổng số tiền 12,5 tỷ đồng liên quan dự án nói trên. Số tiền này, Cương khai đã trả lại cho Thuận An 5,8 tỷ đồng. Còn 6,7 tỷ đồng, Cương tự nguyện nộp khắc phục vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Ông Phạm Thái Hà tác động để Thuận An được thực hiện dự án ở Hà Nội?
Ông Phạm Thái Hà tác động để Thuận An được thực hiện dự án ở Hà Nội?

VOV.VN - Thông qua các bữa cơm thân mật, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà đã giới thiệu để Tập đoàn Thuận An được thực hiện dự án tại Hà Nội. Sau đó, ông chủ của Thuận An là Nguyễn Duy Hưng chỉ đạo cấp dưới thực hiện một loạt hành vi sai phạm.

Ông Phạm Thái Hà tác động để Thuận An được thực hiện dự án ở Hà Nội?

Ông Phạm Thái Hà tác động để Thuận An được thực hiện dự án ở Hà Nội?

VOV.VN - Thông qua các bữa cơm thân mật, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà đã giới thiệu để Tập đoàn Thuận An được thực hiện dự án tại Hà Nội. Sau đó, ông chủ của Thuận An là Nguyễn Duy Hưng chỉ đạo cấp dưới thực hiện một loạt hành vi sai phạm.

Nóng 24h: “Cơ chế” nào giúp Chủ tịch Thuận An hưởng lợi 98 tỷ đồng?
Nóng 24h: “Cơ chế” nào giúp Chủ tịch Thuận An hưởng lợi 98 tỷ đồng?

VOV.VN - Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Tập đoàn Thuận An được xác định là "chủ mưu, cầm đầu" trong hành vi vi phạm đấu thầu, gây thiệt hại tài sản Nhà nước hơn 120 tỷ đồng tại 5 Dự án xây dựng. Nhờ đó, Nguyễn Duy Hưng hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng.

Nóng 24h: “Cơ chế” nào giúp Chủ tịch Thuận An hưởng lợi 98 tỷ đồng?

Nóng 24h: “Cơ chế” nào giúp Chủ tịch Thuận An hưởng lợi 98 tỷ đồng?

VOV.VN - Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Tập đoàn Thuận An được xác định là "chủ mưu, cầm đầu" trong hành vi vi phạm đấu thầu, gây thiệt hại tài sản Nhà nước hơn 120 tỷ đồng tại 5 Dự án xây dựng. Nhờ đó, Nguyễn Duy Hưng hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng.

Cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà khai gì trong vụ án Thuận An?
Cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà khai gì trong vụ án Thuận An?

VOV.VN - Cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà khai có mối quan hệ cá nhân thân thiết với Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch Tập đoàn Thuận An) và đã giới thiệu Hưng gặp cựu Bí thư Bắc Giang - Dương Văn Thái để tạo điều kiện cho Thuận An tham gia dự án cầu Đồng Việt.

Cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà khai gì trong vụ án Thuận An?

Cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà khai gì trong vụ án Thuận An?

VOV.VN - Cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà khai có mối quan hệ cá nhân thân thiết với Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch Tập đoàn Thuận An) và đã giới thiệu Hưng gặp cựu Bí thư Bắc Giang - Dương Văn Thái để tạo điều kiện cho Thuận An tham gia dự án cầu Đồng Việt.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao