111111

Nhận hối lộ 3,6 tỷ đồng, 2 cựu Giám đốc Điện lực Bình Thuận bị truy tố

VOV.VN - Hai cựu Giám đốc Điện lực Bình Thuận Trần Ngọc Linh, Nguyễn Thành Ngôn bị cáo buộc lần lượt nhận 2,3 và 1,3 tỷ đồng để tạo điều kiện cho Tập đoàn Tuấn Ân trúng thầu.

Viện kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 2 cựu Giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận cùng 24 bị can liên quan trong vụ án Đưa, nhận hối lộ, xảy ra tại Công ty Điện lực Bình Thuận và các đơn vị liên quan.

Theo đó, cựu Chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Tuấn Ân (viết tắt là Tập đoàn Tuấn Ân) Huỳnh Tuấn Ân bị truy tố về các tội Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.

Các bị can bị truy tố về tội Nhận hối lộ là Trần Ngọc Linh, Nguyễn Thành Ngôn (đều là cựu Giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận), Trương Tấn Đạt (cựu Phó Giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận) và Lê Quang Nghĩa (cựu Trưởng phòng kế hoạch vật tư Công ty Điện lực Bình Thuận).

Liên quan vụ án, 5 bị can bị truy tố tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, 5 bị can bị xem xét tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và 11 bị can bị truy tố tội In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước.

Tài liệu tố tụng cho thấy, Tập đoàn Tuấn Ân do bị can Huỳnh Tuấn Ân thành lập và giữ chức Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc. Tập đoàn này có 2 nhà máy, 26 công ty thành viên và chủ yếu sản xuất, kinh doanh, cung ứng các vật tư, thiết bị, phụ kiện ngành điện.

Trong đó, Nhà máy Tuấn Ân Long An hoạt động từ năm 2010, nhưng đến năm 2016 mới cung cấp thiết bị cho Công ty Điện lực Bình Thuận với số lượng ít, giá trị nhỏ.

Cuối năm 2016, Huỳnh Tuấn Ân chủ động gặp, đề nghị Trần Ngọc Linh (khi đó là Giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận) nhờ tạo điều kiện cho Công ty Thiết bị điện Tuấn Ân (thành viên của Tập đoàn Tuấn Ân) trúng các gói thầu cung cấp thiết bị.

Ân cam kết sẽ chi tiền ngoài hợp đồng từ 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, trong đó riêng cá nhân Linh là 1,5% (từ 2019 là 2%). Số tiền chi ngoài hợp đồng này không cố định mà thay đổi tùy thuộc lợi nhuận của Tập đoàn Tuấn Ân đối với mỗi gói thầu.

Bị can Ân còn hứa hẹn cho cựu Giám đốc Điện lực Bình Thuận góp vốn 500 triệu đồng vào Tập đoàn Tuấn Ân làm cổ đông chiến lược. Mỗi năm, Ân trả cho Linh khoảng hơn 20% tiền lãi. Linh đồng ý và hứa sẽ chỉ đạo cấp dưới liên hệ, trao đổi để đảm bảo Tập đoàn Tuấn Ân sẽ trúng thầu.

Trong giai đoạn Linh làm Giám đốc, Điện lực Bình Thuận đã tạo điều kiện cho Tập đoàn Tuấn Ấn trúng tổng 23/26 gói thầu, trị giá đã quyết toán 90 tỷ đồng, gây thiệt hại tài sản Nhà nước 45 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2021, bị can Nguyễn Thành Ngôn được bổ nhiệm Giám đốc Điện lực Bình Thuận. Nguyễn Trung Quân (Giám đốc Công ty Thiết bị điện Tuấn Ân) đến gặp Ngôn đề nghị tiếp tục kế thừa từ giai đoạn Trần Ngọc Linh, tạo điều kiện cho Công ty Thiết bị điện Tuấn Ân được trúng thầu và sẽ chi tiền ngoài hợp đồng.

Bị can Ngôn đồng ý và giới thiệu gặp cấp dưới là Lê Quang Nghĩa để làm việc. Sau đó, hai bên thống nhất tạo điều kiện cho Công ty Thiết bị điện Tuấn Ân trúng thầu, tỷ lệ chi ngoài hợp đồng là 21% và 25% trên tổng giá trị của hai gói thầu. Ngôn sẽ trực tiếp nhận số tiền này để phân bổ.

Thực tế, trong giai đoạn Ngôn làm giám đốc, Điện lực Bình Thuận đã tạo điều kiện cho Tập đoàn Tuấn Ân trúng 2 gói thầu, tổng giá trị là 9,3 tỷ đồng, gây thiệt hại tài sản Nhà nước 4,5 tỷ đồng.

Quá trình điều tra, cơ quan tố tụng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực nghiệm điều tra tại Nhà máy Tuấn Ân Long An để xác định khả năng sản xuất, cấu thành giá vốn của 391 mặt hàng thuộc các gói thầu. Kết quả thực nghiệm xác định, giá vốn của 391 mặt hàng là hơn 48,7 tỷ đồng, giá trị quyết toán hơn 97,6 tỷ đồng. Thiệt hại tài sản Nhà nước được xác định là hơn 49,7 tỷ đồng.

Sau khi trúng thầu, Huỳnh Tuấn Ân đã chi tiền hối lộ hơn 9,4 tỷ đồng cho nhiều cá nhân tại Điện lực Bình Thuận theo thỏa thuận.

Trong đó, bị can Trần Ngọc Linh nhận tổng cộng hơn 2,3 tỷ đồng, Nguyễn Thành Ngôn nhận hơn 1,3 tỷ đồng, Trương Tấn Đạt nhận 4,1 tỷ đồng và Lê Quang Nghĩa nhận 460 triệu đồng.

Bị can Tạ Thúc Thông (cựu nhân viên Phòng Kế hoạch vật tư) nhận 1,1 tỷ đồng hưởng lợi cá nhân 875 triệu đồng nhưng không thỏa thuận đưa nhận tiền với Tập đoàn Tuấn Ân.

Ngoài ra, số tiền Điện lực Bình Thuận phân bổ chi chung (đối ngoại, lễ tết, hội nghị, du lịch…) từ năm 2017-2023 là 1,1 tỷ đồng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Truy nã nữ giám đốc Lý Mỹ Hằng trong vụ án Tập đoàn Tuấn Ân
Truy nã nữ giám đốc Lý Mỹ Hằng trong vụ án Tập đoàn Tuấn Ân

Lý Mỹ Hằng bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu khởi tố về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

Truy nã nữ giám đốc Lý Mỹ Hằng trong vụ án Tập đoàn Tuấn Ân

Truy nã nữ giám đốc Lý Mỹ Hằng trong vụ án Tập đoàn Tuấn Ân

Lý Mỹ Hằng bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu khởi tố về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

Bình Thuận ra quân cao điểm tấn công trấn áp tội phạm
Bình Thuận ra quân cao điểm tấn công trấn áp tội phạm

VOV.VN - Mỗi cán bộ chiến sỹ phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, triển khai thực hiện quyết liệt đợt cao điểm, quyết tâm kiềm chế và làm giảm tội phạm trên tất cả các lĩnh vực.

Bình Thuận ra quân cao điểm tấn công trấn áp tội phạm

Bình Thuận ra quân cao điểm tấn công trấn áp tội phạm

VOV.VN - Mỗi cán bộ chiến sỹ phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, triển khai thực hiện quyết liệt đợt cao điểm, quyết tâm kiềm chế và làm giảm tội phạm trên tất cả các lĩnh vực.

Nguy cơ mất an ninh trật tự tại vùng nuôi hải sản tự phát ở Bình Thuận
Nguy cơ mất an ninh trật tự tại vùng nuôi hải sản tự phát ở Bình Thuận

VOV.VN - Thời gian qua, các địa phương và lực lượng chức năng quyết liệt giải quyết việc lấn chiếm mặt biển để thả cội chà và các vật cản chiếm mặt nước biển nuôi sò lông trên vùng biển Chí Công–Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, tuy nhiên tình trạng này vẫn còn tiếp diễn và nguy cơ gây mất an ninh trật tự.

Nguy cơ mất an ninh trật tự tại vùng nuôi hải sản tự phát ở Bình Thuận

Nguy cơ mất an ninh trật tự tại vùng nuôi hải sản tự phát ở Bình Thuận

VOV.VN - Thời gian qua, các địa phương và lực lượng chức năng quyết liệt giải quyết việc lấn chiếm mặt biển để thả cội chà và các vật cản chiếm mặt nước biển nuôi sò lông trên vùng biển Chí Công–Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, tuy nhiên tình trạng này vẫn còn tiếp diễn và nguy cơ gây mất an ninh trật tự.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao