111111

“Bùng phát” trẻ chưa thành niên phạm tội?

Trong thời gian gần đây, số trẻ chưa thành niên phạm tội đang có chiều hướng gia tăng, diễn biến tội phạm ngày càng phức tạp, nghiêm trọng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra hơn 5.700 vụ với 9000 trẻ phạm tội…

70% vi phạm lần đầu

Theo Trung tá Nguyễn Văn Tráng, Phó Trưởng phòng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an: Tình hình phạm tội do người chưa thành niên gây ra trong thời gian gần đây có chiều hướng gia tăng. Cụ thể, nếu năm 2007 toàn quốc có 10.361 vụ, gồm 15.589 em, thì 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ, gồm 9.000 em (tăng 2% số vụ). Số vụ án do người chưa thành niên gây ra chiếm khoảng 20% tổng số vụ vi phạm hình sự, là một con số rất lớn. Đáng chú ý là trong đó, tỷ lệ người chưa thành niên vi phạm lần đầu chiếm tỷ lệ cao 70% đã chứng tỏ công tác phòng ngừa còn hạn chế. Quản lý giáo dục thanh thiếu niên hiện nay còn yếu kém, bất cập, sự phối hợp các ban, ngành đoàn thể còn rời rạc, mang tính hình thức nên nhiều em bỏ nhà lang thang bị đối tượng xấu lôi kéo vào con đường phạm tội và gia đình chỉ biết khi bị cơ quan điều tra bắt giữ, xử lý.

Theo ông Nguyễn Văn Tráng, điều đáng lo ngại là, số học sinh bỏ học có chiều hướng gia tăng (năm học 2007-2008 có 147.000 em bỏ học) đang là nguy cơ, điều kiện để tội phạm lợi dụng xâm hại hoặc dụ dỗ lôi kéo các em vào con đường phạm tội.

Ông Hà Đình Bốn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương binh và xã hội (LĐ-TB và XH) cũng thẳng thắn cho rằng, công tác giáo dục, phòng ngừa và cải tạo cho người chưa thành niên phạm tội hiện nay còn nhiều hạn chế và yếu kém. Công tác phòng chống tội phạm nặng về mặt “chống” và trừng trị, chưa chú ý đến công tác phòng ngừa, chủ yếu là tập trung vào xử lý các vụ việc đã xảy ra. Trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức chưa rõ ràng, khó quy trách nhiệm khi có vụ việc xảy ra.

Nặng về xử lý, nhẹ phòng ngừa

Một vài con số đáng báo động

Tội danh trộm cắp tài sản chiếm 38%; Cố ý gấy thương tích chiếm 11% và đặc biệt là giết người chiếm 1,4%. Trong đó, lứa tuổi phạm tội từ 16 đến dưới 18 tuổi chiếm cao nhất, khoảng 60%; từ 14 đến dưới 16 tuổi là 32%; và dưới 14 tuổi là 8%./.

(Nguồn: Cục CSĐTTP và TTXH – Bộ Công an)

Trung tá Nguyễn Văn Tráng cho biết: Trước tình hình trên, tháng 8/2008, Cục C14- Bộ Công an đã chỉ đạo công an các địa phương tiến hành điều tra cơ bản tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, sát với tình hình thực tế từng vùng, miền. Ông Tráng cũng đề xuất một số giải pháp là: Phải coi nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm ở lứa tuổi chưa thành niên là một nội dung quan trọng của Chương trình phòng chống tội phạm ở địa phương. Quan tâm xây dựng các phong trào, các mô hình quản lý trẻ em hư, trẻ em vi phạm pháp luật tại cộng đồng, mô hình chống tội phạm để nhân rộng những mô hình có hiệu quả.

Tuy nhiên, có một thực tế là, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, tuyên truyền nếp sống văn hóa, bài trừ các tệ nạn xã hội chưa thực sự hấp dẫn và phù hợp với từng lứa tuổi. Bà Nguyễn Nguyệt Nga, Bí thư Đoàn phường Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng, để hạn chế việc trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật thì cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, đặc biệt trang bị cho các em những kiến thức về kỹ năng sống, về giới tính, giáo dục để các em hiểu được nguyên nhân và hậu quả của việc vướng vào các tệ nạn xã hội và gợi cho các em những lối thoát, sức đề kháng trước những tệ nạn.

Bà Đặng Thị Thanh, Phó Chánh thanh tra Tòa án Nhân dân tối cao kiến nghị một số chính sách đối với người chưa thành niên phạm tội là: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các chính sách pháp luật có liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Nghiên cứu để thành lập tòa án về người chưa thành niên để có các cán bộ có đủ năng lực, trình độ, hiểu biết tâm sinh lý trong việc tiếp xúc với trẻ vi phạm pháp luật. Về xử lý cơ bản không phải áp dụng các hình phạt nghiêm khắc, mà quan trọng là phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật và xử lý theo hướng giảm nhẹ hình phạt để giúp các em nhận ra lỗi lầm; phải có biện pháp khắc phục những nguyên nhân, điều kiện phạm tội của trẻ”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao