111111

Hướng dẫn tự vệ sinh khoang máy ô tô tại nhà từ A - Z

VOV.VN - Nếu là một người thích tự tay chăm sóc xe, bạn hoàn toàn có thể vệ sinh bảo dưỡng khoang động cơ tại nhà chỉ với một vài dụng cụ đơn giản.

Khác với phần thân vỏ hay khoang nội thất, khoang máy ô tô là khu vực ít được vệ sinh hơn, nhất là sau những lần rửa xe thông thường. Tuy nhiên khoang máy cũng thường xuyên phải hứng chịu bụi bẩn và thậm chí là cả dầu mỡ hay rác bẩn tích tụ lâu ngày, làm tăng nhiệt độ vận hành, gây lão hóa và làm giảm tuổi thọ linh kiện.

Tuy nhiên thay vì phải chi một khoản tiền không nhỏ cho dịch vụ vệ sinh khoang máy, bạn hoàn toàn có thể tự vệ sinh tại nhà thường xuyên để động cơ và các chi tiết dưới nắp ca-pô luôn sạch sẽ, bền bỉ. Trước khi bắt tay vào việc, hãy chuẩn bị các dụng cụ sau:

- Bộ dụng cụ (cờ lê, tua-vít, khóa, lục... các kích cỡ);

- Máy hút bụi, chổi cọ, túi ni-lông cỡ lớn;

- Vòi xịt nước (có thể sử dụng vòi tưới cây);

- Một bình xịt pha sẵn dung dịch nước xà phòng loãng;

- Hóa chất tạo bóng, miếng bọt biển (có thể dùng miếng bọt rửa bát);

- Khăn mềm, tốt nhất là vật liệu cotton hoặc khăn vi sợi; khăn giấy hoặc khăn ướt.

Và bây giờ hãy bắt đầu theo quy trình lần lượt như sau:

Bước 1: chuẩn bị và vệ sinh khô

Đầu tiên, nên đỗ xe ở nơi khô ráo, thoáng mát và bằng phẳng. Nhớ kéo phanh tay, sau đó mở nắp ca-pô. Hãy chắc chắn là cột chống nắp ca-pô đã được khóa đúng vị trí trước khi bắt tay vào công việc chính.

Tốt nhất nên tiến hành vệ sinh sau khi tắt máy 1-2 tiếng để động cơ xe nguội hoặc chỉ còn hơi ấm nhẹ. Việc đổ nước lạnh vào bề mặt động cơ khi đang nóng có thể lập tức gây giãn nở không đều, dẫn đến rạn nứt, lão hóa và hỏng hóc các chi tiết kim loại, nhựa hay cao su.

Đầu tiên, hãy dùng dụng cụ (cờ lê) để tháo ác-quy theo thứ tự rút cọc âm trước, cọc dương sau (khi lắp thì tuân theo trình tự ngược lại: cọc dương trước cọc âm sau). Việc này để tránh nước hay các loại dung dịch có thể gây ra chập mạch, ảnh hưởng đến hệ thống điện tử trên xe, đồng thời cũng tăng thêm không gian để ta thực hiện các thao tác vệ sinh xe được tiện lợi hơn.

Tiếp theo, sử dụng máy hút bụi kết hợp với chổi cọ để loại bỏ những vết bụi bẩn lớn, các loại rác như lá cây, cặn bùn hay thậm chí là cả xác động vật. Tập trung vệ sinh kỹ các khu vực như: vách ngăn giữa khoang máy và cabin, máng che lấy gió (trong cùng và trên cùng khoang máy, chỗ kết nối 2 cần gạt mưa), các khu vực giắc kết nối dây điện, cuộn đề đánh lửa, các đường ống cao su và đặc biệt là những chỗ tiếp giáp với động cơ...

Bước 2: che động cơ và vệ sinh ướt

Tiếp đến, hãy lấy túi nilon và bọc kín xung quanh động cơ. Việc này giúp hạn chế nhất việc nước hay dung dịch vệ sinh có thể lọt vào các chi tiết điện tử hay trong động cơ. Sau đó, bạn có thể sử dụng bình xịt xà phòng loãng cùng với bàn chải hoặc giẻ để bắt đầu vệ sinh theo thứ tự từ trên xuống dưới, bắt đầu là nắp ca-pô.

Trong khi vệ sinh, tránh xịt nước có áp lực mạnh lên bề mặt, bởi trên các mẫu xe hiện đại, nhà sản xuất thường trang bị những tấm mút nỉ, bông hoặc cao su để giảm ồn hoặc chống cháy. Các chất liệu này thường có đặc tính mềm và dễ bị biến dạng hoặc rách. Sau khi đã vệ sinh hết một lượt bằng xà phòng, hãy xả lại một lượt bằng nước sạch trước khi bước sang phần tiếp theo.

Bước 3: vệ sinh động cơ

Sau khi các phần phụ bên trong khoang máy đã sạch sẽ, chúng ta sẽ bước sang phần vệ sinh chính động cơ. Trước tiên, hãy tháo nắp che động cơ (nếu có). Sau đó bắt đầu sử dụng khăn giấy hoặc khăn ướt để lau hết xung quanh bề mặt máy, nhằm loại bỏ hết các vết cặn bẩn.

Nếu khoang máy có quá nhiều ngóc ngách phức tạp, hãy cuốn khăn vào đầu gậy hoặc bàn chải dài để dễ thao tác. Tiếp đến, sử dụng dung dịch làm sạch để xịt lên bề mặt kim loại, nhằm loại bỏ những vết dầu mỡ đọng cứng đầu. Sau đó lau lại một lần nữa bằng giẻ mềm hoặc khăn vi sợi.

Nên làm sạch lần lượt theo từng khu vực, như vậy bạn có thể chú ý vệ sinh kỹ càng từng ngóc ngách nhỏ, nhất là những chỗ tiếp giáp, xung quanh mỗi con ốc hay các giắc cắm. Nên thay mới khăn giấy hoặc khăn ướt liên tục để đạt hiệu quả vệ sinh cao nhất.

Bước 4: bảo dưỡng chi tiết

Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ các vết bẩn, chúng ta có thể tiến hành bước cuối cùng, đó là bảo dưỡng để khoang máy giữ được vệ sinh và tuổi thọ dài lâu. Đây là lúc các loại hóa chất chuyên dụng vào cuộc và phát huy tác dụng.

Hãy sử dụng các loại xi, kem đánh bóng không có tính chất ăn mòn. Thậm chí có thể dùng các loại hóa chất riêng biệt cho từng loại vật liệu: kim loại, cao su, nhựa... Một vài thương hiệu cung cấp các loại hóa chất và giải pháp chăm sóc xe hơi uy tín toàn thế giới có thể tham khảo bao gồm: 3M hay Meguiar...

Chú ý, nên đổ một lượng nhỏ ra bát, đeo găng tay và chấm bọt biển vào rồi thử một chút lên bề mặt xem có gây ra phản ứng xấu nào không trước khi lau bảo dưỡng cho toàn bộ các chi tiết, tránh hiện tượng ăn mòn. Đặc biệt tránh bôi lên các dây đai, khiến bộ phận này bị trơn, giảm ma sát. Đợi 5 - 10 phút cho hóa chất ngấm, rồi lau lại một lượt bằng giẻ khô mềm.

Cuối cùng, chúng ta có thể lắp lại ác-quy (nhớ thực hiện theo đúng trình tự cực dương trước, cực âm sau). Theo các chuyên gia, chúng ta có thể vệ sinh khoang máy trung bình từ 1 - 2 năm một lần để giữ tuổi thọ hệ thống được lâu dài nhất.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những điều cần tránh và kinh nghiệm lái xe ô tô trong ngày mưa
Những điều cần tránh và kinh nghiệm lái xe ô tô trong ngày mưa

VOV.VN - Điều khiển xe ô tô trong điều kiện trời mưa đòi hỏi cả kinh nghiệm, lẫn kỹ năng để có thể đảm bảo an toàn.

Những điều cần tránh và kinh nghiệm lái xe ô tô trong ngày mưa

Những điều cần tránh và kinh nghiệm lái xe ô tô trong ngày mưa

VOV.VN - Điều khiển xe ô tô trong điều kiện trời mưa đòi hỏi cả kinh nghiệm, lẫn kỹ năng để có thể đảm bảo an toàn.

Lý do nên thay lốp ô tô theo cặp
Lý do nên thay lốp ô tô theo cặp

VOV.VN - Thay lốp ô tô theo cặp là cách giúp bạn vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo khả năng xử lý an toàn của xe.

Lý do nên thay lốp ô tô theo cặp

Lý do nên thay lốp ô tô theo cặp

VOV.VN - Thay lốp ô tô theo cặp là cách giúp bạn vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo khả năng xử lý an toàn của xe.

4 nguyên nhân khiến phanh xe ô tô kêu “ken két” và cách khắc phục
4 nguyên nhân khiến phanh xe ô tô kêu “ken két” và cách khắc phục

VOV.VN - Phanh xe ô tô kêu “ken két” có thể là dấu hiệu của tình trạng hư hỏng hệ thống phanh và việc bỏ qua vấn đề này có thể khiến hư hỏng nghiêm trọng hơn cũng như tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi điều khiển xe.

4 nguyên nhân khiến phanh xe ô tô kêu “ken két” và cách khắc phục

4 nguyên nhân khiến phanh xe ô tô kêu “ken két” và cách khắc phục

VOV.VN - Phanh xe ô tô kêu “ken két” có thể là dấu hiệu của tình trạng hư hỏng hệ thống phanh và việc bỏ qua vấn đề này có thể khiến hư hỏng nghiêm trọng hơn cũng như tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi điều khiển xe.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao