111111

Bỏ tem thu phí đường bộ để tiết kiệm chi phí, cắt giảm thủ tục

VOV.VN - Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, góp ý sửa đổi Nghị định 90/2023/NĐ-CP về thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ. Đề xuất này nhằm cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, đồng thời tiết kiệm được một số tiền khá lớn liên quan đến in ấn, phôi, tem, nhân công…

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về việc đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 90/2023/NĐ-CP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ. Điểm đáng chú ý trong đề xuất là bãi bỏ tem thu phí dán trên kính xe ô tô nhằm đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí hành chính và phù hợp với xu hướng số hóa quản lý.

Theo đánh giá sơ bộ và lý giải của đề xuất thì việc bỏ 1 chiếc tem nhỏ như vậy được dán trên mỗi chiếc ô tô có thể sẽ tiết kiệm cho các cơ sở đăng kiểm số tiền khá lớn liên quan đến chi phí in ấn phôi tem, băng dính, nhân công, khấu hao máy móc,... ước tính khoảng chục triệu mỗi tháng.

Tem thu phí sử dụng đường bộ vốn được dán trên kính chắn gió của phương tiện để hỗ trợ lực lượng chức năng kiểm tra việc nộp phí. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định rõ ràng về cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử phạt khi xe không dán tem hoặc chưa hoàn thành nghĩa vụ phí.

Trong khi đó, việc kiểm soát nghĩa vụ tài chính của phương tiện đã được tích hợp thông qua hệ thống quản lý thu phí và cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Do đó, Bộ Xây dựng cho rằng không cần duy trì hình thức tem giấy, thay vào đó có thể sử dụng dữ liệu điện tử để tra cứu nhanh, chính xác và tiện lợi hơn.

Anh Phạm Hoàng Việt, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội nhận định: “Việc bỏ tem thu phí đường bộ là phù hợp với xu hướng số hóa dữ liệu phương tiện như hiện nay, giảm bớt những khâu thủ tục rườm rà không cần thiết, tiết kiệm được chi phí. Hiện nay với quy trình hệ thống hoá dữ liệu, thông tin thì chỉ cần tra cứu trên hệ thống sẽ biết xe đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính hay chưa, không cần dán tem để chứng minh cho việc đó”.

Đồng quan điểm với anh Việt, chị Trần Thuý ở Hai Bà Trưng, Hà Nội cho rằng: “Thực tế tôi thấy tem này không có nhiều giá trị, lại chiếm mất một diện tích trên kính lái, thế nên bỏ là đúng, không cần thiết phải giữ lại một cái mà không còn phù hợp với tình hình thực tiễn như hiện nay".

Thêm vào đó, Nghị định 168/2024/NĐ-CP không quy định mức xử phạt đối với việc quá hạn mà chưa nộp phí sử dụng đường bộ mà chỉ phạt với lỗi quá hạn đăng kiểm, vì vậy không cần thiết phải dán thêm một chiếc tem trên kính lái của xe như vậy.

"Theo tôi các loại tem này chỉ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về phương tiện, chứ không liên quan gì đến chất lượng kỹ thuật phương tiện được lưu hành" - chị Thúy cho biết thêm.

Bộ Xây dựng cũng nhận định việc bỏ tem thu phí sử dụng đường bộ không chỉ tiết kiệm chi phí hành chính, mà còn phù hợp với xu hướng chuyển đổi số trong công tác quản lý phương tiện, thu phí và kiểm tra dữ liệu liên ngành.

Đại diện Bộ Xây dựng cũng nhấn mạnh, chỉ cần tra cứu từ hệ thống thu phí hoặc cổng thông tin đăng kiểm là có thể xác định phương tiện đã nộp phí hay chưa. Không cần thêm một miếng tem giấy để chứng minh điều đó.

Ngoài đề xuất trên, Bộ Xây dựng cũng đề xuất sửa đổi điểm d, khoản 2, Điều 2 Nghị định số 90/2023/NĐ-CP. Theo đó, tất cả các xe tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên đều thuộc đối tượng không chịu phí sử dụng đường bộ. Theo quy định trước đây, chỉ xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải (gọi chung là doanh nghiệp) tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên mới không phải nộp phí.

Đánh giá về hiệu quả Nghị định 90/2023 sau hơn một năm triển khai, Bộ Xây dựng cho biết văn bản đã giúp nâng cao hiệu quả quản lý thu phí theo đầu phương tiện thông qua hệ thống đăng kiểm trên toàn quốc. Năm 2024, tổng số thu phí sử dụng đường bộ lần đầu tiên vượt mốc 14.000 tỷ đồng, đây là nguồn đóng góp quan trọng cho công tác bảo trì, duy tu hạ tầng giao thông.

Tuy vậy, trong quá trình thực hiện cũng đã bộc lộ một số bất cập. Ví dụ như nhiều phương tiện đã dừng lưu hành, bị tạm giữ hoặc hết hạn đăng kiểm nhưng vẫn bị truy thu phí do thiếu hướng dẫn cụ thể trong thủ tục xác nhận xe không lưu thông. Điều này vô hình chung đã gây khó khăn cho cả đơn vị đăng kiểm lẫn doanh nghiệp vận tải.

Một vấn đề khác cũng đã gây tranh cãi trong thời gian qua là là mức thu phí đối với xe buýt vận tải hành khách công cộng. Hiện nay, các loại xe buýt, kể cả xe đưa đón học sinh, sinh viên và công nhân được trợ giá, vẫn bị áp mức thu như ô tô con dưới 10 chỗ. Thực tế cho thấy quy định cho việc này chưa hợp lý, cần điều chỉnh lại cho đúng với tính chất phục vụ công cộng của loại hình vận tải này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Từ 1/6 sẽ áp dụng một số câu hỏi mới về văn hóa lái xe khi thi sát hạch
Từ 1/6 sẽ áp dụng một số câu hỏi mới về văn hóa lái xe khi thi sát hạch

VOV.VN - Kể từ ngày 1/6, Bộ đề sát hạch lý thuyết lái xe mới do Bộ Công an biên soạn sẽ được áp dụng vào các kỳ thi lấy giấy phép lái xe, theo đó có thêm những câu hỏi về đạo đức, văn hóa khi lái xe.

Từ 1/6 sẽ áp dụng một số câu hỏi mới về văn hóa lái xe khi thi sát hạch

Từ 1/6 sẽ áp dụng một số câu hỏi mới về văn hóa lái xe khi thi sát hạch

VOV.VN - Kể từ ngày 1/6, Bộ đề sát hạch lý thuyết lái xe mới do Bộ Công an biên soạn sẽ được áp dụng vào các kỳ thi lấy giấy phép lái xe, theo đó có thêm những câu hỏi về đạo đức, văn hóa khi lái xe.

Các kiểu chống nóng phổ biến cho "xế yêu" vào mùa hè
Các kiểu chống nóng phổ biến cho "xế yêu" vào mùa hè

VOV.VN - Đỗ dưới bóng râm, bụi cây, che ô cho xe, là những kiểu chống nắng giải nhiệt mùa hè phổ biến cho "xế yêu" được tài xế sử dụng phổ biến trong những ngày nóng gay gắt hiện nay.

Các kiểu chống nóng phổ biến cho "xế yêu" vào mùa hè

Các kiểu chống nóng phổ biến cho "xế yêu" vào mùa hè

VOV.VN - Đỗ dưới bóng râm, bụi cây, che ô cho xe, là những kiểu chống nắng giải nhiệt mùa hè phổ biến cho "xế yêu" được tài xế sử dụng phổ biến trong những ngày nóng gay gắt hiện nay.

Sử dụng điện thoại gắn ở đầu xe máy khi tham gia giao thông có vi phạm luật?
Sử dụng điện thoại gắn ở đầu xe máy khi tham gia giao thông có vi phạm luật?

VOV.VN - Hành vi lái xe máy sử dụng điện thoại là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông, tính mạng bản thân và người khác. Đặc biệt đây là hành vi thường xuyên diễn ra đối với các tài xế xe ôm công nghệ hiện nay.

Sử dụng điện thoại gắn ở đầu xe máy khi tham gia giao thông có vi phạm luật?

Sử dụng điện thoại gắn ở đầu xe máy khi tham gia giao thông có vi phạm luật?

VOV.VN - Hành vi lái xe máy sử dụng điện thoại là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông, tính mạng bản thân và người khác. Đặc biệt đây là hành vi thường xuyên diễn ra đối với các tài xế xe ôm công nghệ hiện nay.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao