111111

Xuất khẩu nông sản và bài toán xây dựng thương hiệu

VOV.VN - Nước ta có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới... nhưng hiện có đến 80% sản lượng nông sản xuất khẩu chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác riêng và chưa tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là một trong những lý do dẫn đến tình trạng sản lượng xuất khẩu nhiều nhưng vẫn có những bấp bênh.


Nền kinh tế hội nhập càng sâu, việc xây dựng thương hiệu càng quan trọng. Mục đích của xây dựng thương hiệu là tạo ra một dấu ấn đặc biệt, một cái tên độc đáo, một hình ảnh đặc trưng và giá trị độc nhất vô nhị mà khách hàng có thể nhận ra và liên tưởng đến sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Nhờ đó,  doanh nghiệp có thể bán được sản phẩm với giá cao hơn, đem về nhiều giá trị hơn.

Kinh nghiệm thực tiễn của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, để thành công trong việc thúc đẩy tiêu thụ đặc sản địa phương tại các thị trường xuất khẩu, rất cần chú trọng gây dựng, bảo vệ và gìn giữ thương hiệu. Tại Việt Nam, mặc dù đã có chủ trương, kế hoạch xây dựng thương hiệu cho nông sản xuất khẩu. Tuy nhiên, vấn đề được đề cập chung chung, chưa cụ thể. Các sản phẩm nằm rải rác ở các quyết định, chương trình, chưa có sự kết nối, điều phối giữa các bên liên quan… Bởi vậy, việc xây dựng thương hiệu nông sản đến nay chưa đạt được mục tiêu như mong muốn.

Đơn cử như đối với sản phẩm gạo, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, nhưng phần lớn sản phẩm gạo của Việt Nam xuất đi dưới dạng gia công, đóng bao trắng, không nhãn mác, sang nước ngoài mới hoàn thiện bao bì, dán lô gô thương hiệu của nhà phân phối nước ngoài bán ra thị trường. Do đó, thương hiệu gạo Việt Nam vẫn chưa thực sự được người tiêu dùng các nước biết đến.

“Chúng ta được biết tới là nhà xuất khẩu nguyên liệu lớn nhưng chúng ta không được biết tới là những nhà xuất khẩu có thương hiệu. Các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới không có tên của Việt Nam”, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sinh nêu thực tế.

Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam cung cấp rất nhiều nông sản cho thế giới, nhưng quan trọng là phải chọn lựa được sản phẩm độc đáo, có lợi thế cạnh tranh để tập trung xây dựng thương hiệu. Có sản phẩm khác biệt rồi thì phải có tiêu chuẩn chất lượng và phải có chiến lược marketing mang tầm quốc gia…

Thực trạng buồn hiện nay, mặc dù một số thương hiệu nông sản trong nước có chất lượng vượt trội nhưng doanh nghiệp không đủ tiềm lực tài chính để xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu. Điều này đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn của cơ quan nhà nước, hỗ trợ các chính sách phù hợp, giúp doanh nghiệp nông sản mạnh lên.

Ông Lê Thanh Hoà, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: “Bản thân tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đều là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như chúng ta thiếu vốn, chúng ta thiếu kỹ năng, kiến thức trong việc làm thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế. Đây là những hạn chế mà tôi nghĩ trong thời gian tới chúng ta phải tiếp tục có sự tăng cường tốt hơn để tham gia vào sân chơi này. Chúng ta cung cấp nguồn nguyên liệu cho rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm lớn của thế giới nhưng sản phẩm cuối cùng thì lại không được gắn nhãn mác Made in Việt Nam. Đây là thiệt thòi để mà cơ quan quản lý Nhà nước phải ý thức được việc này để có các chính sách ưu đãi tốt hơn về vốn, hạ tầng, làm sao các doanh nghiệp đủ tầm đưa các sản phẩm có chất lượng ra thị trường thế giới với thương hiệu Việt Nam”.

Theo ông Trần Văn Trung, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Âu Việt, xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt là vấn đề cấp bách. Song song với đó, doanh nghiệp và ngành chức năng cũng cần quan tâm đến công tác bảo hộ thương hiệu. Việc làm này sẽ giúp các doanh nghiệp sẽ hạn chế một cách tối đa các thiệt hại do việc khai thác, sử dụng nhãn hiệu bất hợp pháp từ các chủ thể khác. Từ đó, có thể đảm bảo được uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu trên thị trường.

“Ngay các thị trường từ Bắc vào Nam đã xuất hiện gạo ST25 bán với giá từ 150.000 đồng. Còn ngày xưa, ví dụ miền Bắc gạo Hải hậu là nổi tiếng đâu đâu cũng treo bán gạo Hải Hậu. Họ bán ra và người tiêu dùng cũng đơn giản chấp nhận mua hàng nhái. Thứ hai là các doanh nghiệp lại không chú trọng vào việc bảo hộ thương hiệu dẫn đến khi xảy ra sự việc như thế thì có thể mình không có quyền để bảo hộ”, ông Trần Văn Trung cho hay.

Các chuyên gia cho rằng, việc làm cấp thiết là cần có nhãn hàng chung cho nông sản Việt Nam và phải xây dựng được logo. Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cũng phải đáp ứng các yêu cầu của đối tác, tổ chức sản xuất để đáp ứng được số lượng, chất lượng, giá cả. Quan tâm khâu tổ chức sản xuất để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho mỗi loại nông sản đặc thù.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản
Tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 13/CĐ-TTg ngày 06/02/2024 về việc tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản.

Tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

Tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 13/CĐ-TTg ngày 06/02/2024 về việc tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản.

Cao điểm xuất khẩu nông sản, cần cải thiện năng lực thông quan hàng hóa
Cao điểm xuất khẩu nông sản, cần cải thiện năng lực thông quan hàng hóa

VOV.VN - Từ vài tuần qua, lượng nông sản được thông quan qua cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) khá thấp, dẫn đến nhiều phương tiện chở hàng phải chờ đợi nhiều ngày làm tăng chi phí của DN và nguy cơ hàng hóa hư hỏng.

Cao điểm xuất khẩu nông sản, cần cải thiện năng lực thông quan hàng hóa

Cao điểm xuất khẩu nông sản, cần cải thiện năng lực thông quan hàng hóa

VOV.VN - Từ vài tuần qua, lượng nông sản được thông quan qua cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) khá thấp, dẫn đến nhiều phương tiện chở hàng phải chờ đợi nhiều ngày làm tăng chi phí của DN và nguy cơ hàng hóa hư hỏng.

Quảng Trị xây dựng vùng chuyên canh nông sản hữu cơ xuất khẩu
Quảng Trị xây dựng vùng chuyên canh nông sản hữu cơ xuất khẩu

VOV.VN - Thời gian qua, nhiều nông sản hữu cơ của tỉnh Quảng Trị trở thành thương hiệu như: Gạo hữu cơ, dược liệu an xoa, chè vằng đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ… Tỉnh Quảng Trị đang tập trung xây dựng vùng chuyên canh nông sản hữu cơ xuất khẩu.

Quảng Trị xây dựng vùng chuyên canh nông sản hữu cơ xuất khẩu

Quảng Trị xây dựng vùng chuyên canh nông sản hữu cơ xuất khẩu

VOV.VN - Thời gian qua, nhiều nông sản hữu cơ của tỉnh Quảng Trị trở thành thương hiệu như: Gạo hữu cơ, dược liệu an xoa, chè vằng đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ… Tỉnh Quảng Trị đang tập trung xây dựng vùng chuyên canh nông sản hữu cơ xuất khẩu.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao