111111

WB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững, nhưng rủi ro tăng lên

VOV.VN - Theo WB, GDP Việt Nam dự báo tăng 6,8% cho năm 2018, trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, cùng với đó rủi ro tăng lên.

Theo báo cáo Điểm lại, ấn phẩm bán thường niên về kinh tế về Việt Nam của Ngân hàng Thế giới phát hành hôm nay (11/12), tốc độ tăng trưởng năm nay dự báo vẫn ở mức 6,8%, cao hơn con số 6,3% dự báo cho các nền kinh tế thị trường mới nổi ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Giới thiệu báo cáo Điểm lại kinh tế Việt Nam của WB.

Về trung hạn, tăng trưởng của Việt Nam dự kiến đi theo xu hướng toàn cầu – giảm dần xuống mức 6,6% và 6,5% cho các năm 2019 và 2020. Lạm phát vẫn được duy trì thấp ở mức 4% do chính sách tiền tệ sẽ được thắt chặt.

Theo ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, “Cho dù bối cảnh toàn cầu có nhiều thách thức, Việt Nam tiếp tục đạt tăng trưởng vững, song song với lạm phát ở mức vừa phải và tỷ giá tương đối ổn định”.

“Các nhà hoạch định chính sách nên tận dụng lợi thế trong lúc động lực tăng trưởng còn đang thuận lợi để đẩy mạnh cải cách cơ cấu nhằm tăng cường đầu tư và tăng trưởng dựa trên khu vực tư nhân, song song với cải thiện hiệu suất đầu tư công”, ông Ousmane cho hay.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng triển vọng trên vẫn tiềm ẩn những rủi ro đang tích tụ, theo hướng xấu đi. Trong bối cảnh thương mại Việt Nam có độ mở cao, dư địa chính sách tài khóa và tiền tệ còn hạn chế, Việt Nam vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động bên ngoài.

Căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang có thể dẫn đến suy giảm nhu cầu về các mặt hàngxuất khẩu, đồng thời thanh khoản trên toàn cầu bị thắt chặt có thể làm giảm dòng vốn đầu tư cũng như đầu tư nước ngoài. Trong nước, cải cách doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngân hàng chậm lại có thể ảnh hưởng đến viễn cảnh tăng trưởng và gia tăng các nghĩa vụ cho khu vực công.

Ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định, “Tăng trưởng toàn cầu giảm tốc, căng thẳng thương mại đang diễn ra và rủi ro tài chính tăng cao đang che mờ triển vọng toàn cầu. Là một nền kinh tế mở, Việt Nam cần duy trì chính sách tiền tệ có khả năng ứng phó, tỷ giá linh hoạt và bội chi ngân sách thấp để nâng cao khả năng chống chịu những cú sốc có thể diễn ra”.

Trong bối cảnh Hiệp định Hợp tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) vừa được thông qua, phần chuyên đề đặc biệt của ấn bản Báo cáo Điểm lại kỳ này tập trung bàn về việc đơn giản hóa các biện pháp phi thuế quan nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam. Bản phân tích có tính thời sự này là một sản phẩm của Chương trình Hợp tác Chiến lược giữa Australia và Nhóm Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam giai đoạn 2 (ABP2).

Báo cáo nhận định rằng mặc dù thuế quan đang giảm nhanh nhưng số lượng các biện pháp phi thuế quan lại đang tăng lên. Mức thuế ưu đãi bình quân của Việt Nam đã giảm từ 13,1% năm 2003 xuống còn 6,3% năm 2015. Ngược lại, số lượng các biện pháp phi thuế quan lại tăng đến trên 20 lần trong cùng kỳ. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các biện pháp phi thuế quan, nếu được thiết kế và triển khai không tốt, có thể gây hạn chế thương mại, làm méo mó giá cả, và suy yếu năng lực cạnh tranh quốc gia.

Theo báo cáo, hệ thống các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam vẫn còn phức tạp, chưa rành mạch và tốn kém, dẫn đến chi phí tuân thủ cao. Một nghiên cứu đưa ra ước tính rằng thuế quan trị giá tương đương của các biện pháp vệ sinh dịch tễ mà Việt Nam đang áp cho hàng nhập khẩu hiện ở mức 16,6%, so với mức bình quân là 8,3% ở các quốc gia ASEAN./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

VEPR: Nhiều khả năng kinh tế Việt Nam tăng trưởng trên 6,8% năm 2018
VEPR: Nhiều khả năng kinh tế Việt Nam tăng trưởng trên 6,8% năm 2018

VOV.VN - Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách nhận định, nhiều khả năng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng hơn 6,8% trong năm nay. 

VEPR: Nhiều khả năng kinh tế Việt Nam tăng trưởng trên 6,8% năm 2018

VEPR: Nhiều khả năng kinh tế Việt Nam tăng trưởng trên 6,8% năm 2018

VOV.VN - Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách nhận định, nhiều khả năng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng hơn 6,8% trong năm nay. 

6 rủi ro từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tới kinh tế Việt Nam
6 rủi ro từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tới kinh tế Việt Nam

VOV.VN - Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang nóng dần lên. Cuộc chiến này được dự báo sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.

6 rủi ro từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tới kinh tế Việt Nam

6 rủi ro từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tới kinh tế Việt Nam

VOV.VN - Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang nóng dần lên. Cuộc chiến này được dự báo sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam 2018: Hé lộ nhiều gam màu sáng đầy hy vọng
Kinh tế Việt Nam 2018: Hé lộ nhiều gam màu sáng đầy hy vọng

VOV.VN - Nền kinh tế Việt Nam năm 2018 bắt đầu hé lộ những gam màu sáng, đây sẽ là bước đệm cho kinh tế năm 2019.

Kinh tế Việt Nam 2018: Hé lộ nhiều gam màu sáng đầy hy vọng

Kinh tế Việt Nam 2018: Hé lộ nhiều gam màu sáng đầy hy vọng

VOV.VN - Nền kinh tế Việt Nam năm 2018 bắt đầu hé lộ những gam màu sáng, đây sẽ là bước đệm cho kinh tế năm 2019.

Đồng nhân dân tệ mất giá có tác động nhiều đến kinh tế Việt Nam?
Đồng nhân dân tệ mất giá có tác động nhiều đến kinh tế Việt Nam?

VOV.VN - Việc giá trị của đồng nhân dân tệ (NDT) giảm 0,11% trong thời gian gần đây khiến nhiều người lo ngại sẽ tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam.

Đồng nhân dân tệ mất giá có tác động nhiều đến kinh tế Việt Nam?

Đồng nhân dân tệ mất giá có tác động nhiều đến kinh tế Việt Nam?

VOV.VN - Việc giá trị của đồng nhân dân tệ (NDT) giảm 0,11% trong thời gian gần đây khiến nhiều người lo ngại sẽ tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao