111111

Tỷ giá đang giảm dần, các doanh nghiệp giảm áp lực tài chính

VOV.VN - Áp lực tỷ giá giảm khiến các doanh nghiệp xuất khẩu có thể giảm nguồn thu, nhưng sự hạ nhiệt của tỷ giá giúp gia tăng sản xuất trong nước, xuất khẩu và góp phần kiểm soát lạm phát.


Từ đầu tháng 8 đến nay, tỷ giá giữa VND/USD tại các ngân hàng thương mại liên tục giảm và giao dịch cách xa mức giá trần theo quy định của NHNN. Theo báo cáo của NHNN, đã có lúc đồng Việt Nam mất giá gần 5% so với USD, nhưng đến đầu tháng 8 này tỷ lệ chỉ còn 3,85%. Đây là kết quả do đồng USD đã yếu đi và hiệu quả từ việc NHNN sử dụng dự trữ ngoại hối. Nhờ đó, các DN cũng giảm bớt gánh nặng tài chính. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 7 tháng năm nay đạt khoảng 12,55 tỉ USD, tăng 8,4% so cùng kỳ năm trước, cao nhất 5 năm qua. Cùng với đó, tỷ giá hạ nhiệt giúp mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục ổn định ở mức thấp.

Ông Cấn Văn Lực - Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đánh giá, chúng ta sẽ có lợi khi trả nợ nước ngoài bằng đúng đồng USD. Ngoài ra còn có lợi hơn trong đầu tư nước ngoài, khi nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy chênh lệch lãi suất đã giảm, tỷ giá ổn định tạo ra tâm lý yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam.

Mặc dù đồng Việt Nam đã mất giá gần 5% so với USD, tính từ đầu năm 2024 và có thể tiếp tục mất giá trong quý III, cho đến khi Cục dự trữ liên bang Mỹ FED hạ lãi suất, nhưng theo nhận định của một số chuyên gia, sau giai đoạn này, tỷ giá sẽ nhanh chóng hạ nhiệt khi được hỗ trợ bởi thặng dư thương mại, lượng kiều hối về Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt và vốn FDI giải ngân tích cực. Đây là những yếu tố sẽ hỗ trợ bình ổn tỷ giá trong nửa cuối năm nay.

Biến động khoảng 5% trong 6 tháng đầu năm 2024 của VND so với USD, nằm trong xu thế chung của hầu như toàn bộ các đồng tiền châu Á, và các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển vốn liên kết chặt chẽ với USD - là đồng tiền quan trọng nhất trong các hoạt động thương mại, đầu tư, cũng là đồng tiền dự trữ toàn cầu mang tính thanh khoản cao nhất.

Cụ thể, trong 6 tháng qua, đồng Yen giảm 14%, đồng Won giảm 7% và các đồng tiền của Thái Lan, Indonesia, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc)… cũng mất giá khoảng 6% so với USD. Các ngân hàng Trung ương các nền kinh tế này dùng nhiều biện pháp can thiệp thị trường khác nhau trong nỗ lực ổn định vĩ mô, hạn chế dòng vốn ngoại được rút ra và sự mất giá đồng nội tệ. Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế và cơ quan quản lý cũng phải hành động tương tự.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhận định, tỷ giá vẫn duy trì được sự ổn định và đảm bảo được thị trường ngoại tệ thông thoáng. Đây là sự ổn định lớn mà Việt Nam đang duy trì được. “Với cách điều hành của NHNN, tỷ giá vẫn đảm bảo sự ổn định và thị trường ngoại tệ thông thoáng, đảm bảo các cân đối chung của ngoại tệ, đảm bảo trạng thái ngoại tệ dương cho các ngân hàng thương mại, cũng như đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cho các DN và nhu cầu xuất nhập khẩu”, ông Tú nói. 

Tuy vậy, các ngân hàng thương mại cũng khuyến nghị các DN, cá nhân có nhu cầu mua bán ngoại tệ hợp pháp nên nghiên cứu, phân tích và sử dụng các sản phẩm, công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, lãi suất một cách hợp lý để tối ưu hóa quá trình vận hành hoạt động kinh doanh, đầu tư của mình. Shinhan Bank đưa ra nhận định, tỷ giá hối đoái VND/USD sẽ đạt đỉnh trong quý III/2024, trước khi hạ nhiệt dần. Tỷ giá VND/USD bình quân năm 2024 dự kiến ở mức 25.040 đồng/USD.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Trường đại học Kinh tế TP.HCM đánh giá, nhu cầu nhập khẩu đang tăng cao, Việt Nam tăng nhập khẩu để tăng cường sản xuất, thúc đẩy kinh tế trong thời gian tới, nhưng trong ngắn hạn cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tỷ giá.

Theo phân tích của các chuyên gia quốc tế, FED sẽ có thể hạ lãi suất trong cuộc họp tháng 9 tới, góp phần ổn định tỷ giá hối đoái và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Mới đây, một quan chức của FED cho biết, có thể có đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 12/2024, khi các dữ liệu về lạm phát tốt hơn. Nếu điều này xảy ra, có nghĩa là những tác động của thị trường lãi suất Mỹ tới nền kinh tế Việt Nam sẽ diễn ra muộn hơn so với dự tính.

Trong khi đó, dự báo đưa ra từ các tổ chức kinh tế cho rằng, khả năng FED sẽ có 2 lần cắt giảm lãi suất từ nay tới cuối năm. Đơn cử, Ngân hàng UOB đang duy trì quan điểm FED sẽ cắt giảm 2 lần lãi suất USD, mỗi lần 0,25% vào tháng 9 và tháng 12/2024. Theo UOB, nếu thực tế diễn ra như dự báo, đây là cơ sở thuận lợi để các nền kinh tế khác có thể cân nhắc cắt giảm, hoặc không cần tăng lãi suất chính sách và khi đó, áp lực tỷ giá lên các đồng tiền mới nổi cũng sẽ được giảm bớt. Dù vậy, UOB cũng lưu ý khả năng rất cao là lãi suất USD sẽ được duy trì ở mức cao trong vài năm tới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội lo "chảy máu ngoại tệ" vì giá vàng và lãi suất
Đại biểu Quốc hội lo "chảy máu ngoại tệ" vì giá vàng và lãi suất

VOV.VN - Các đại biểu lưu ý tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế; lãi suất ngoại tệ của NHNN chưa được quan tâm dễ là nguyên nhân dẫn đến buôn lậu vàng, giảm nguồn kiều hối gây chảy máu ngoại tệ rất lớn ra nước ngoài.

Đại biểu Quốc hội lo "chảy máu ngoại tệ" vì giá vàng và lãi suất

Đại biểu Quốc hội lo "chảy máu ngoại tệ" vì giá vàng và lãi suất

VOV.VN - Các đại biểu lưu ý tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế; lãi suất ngoại tệ của NHNN chưa được quan tâm dễ là nguyên nhân dẫn đến buôn lậu vàng, giảm nguồn kiều hối gây chảy máu ngoại tệ rất lớn ra nước ngoài.

Có được vay vốn bằng ngoại tệ tại ngân hàng?
Có được vay vốn bằng ngoại tệ tại ngân hàng?

VOV.VN - Cho vay ngoại tệ là một trong những vấn đề quan trọng trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, pháp luật cũng có quy định chặt vấn đề này.

Có được vay vốn bằng ngoại tệ tại ngân hàng?

Có được vay vốn bằng ngoại tệ tại ngân hàng?

VOV.VN - Cho vay ngoại tệ là một trong những vấn đề quan trọng trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, pháp luật cũng có quy định chặt vấn đề này.

Lừa đổi ngoại tệ, chiếm đoạt hàng tỷ đồng của các shipper
Lừa đổi ngoại tệ, chiếm đoạt hàng tỷ đồng của các shipper

VOV.VN - Khi du khách nước ngoài đến Việt Nam có nhu cầu đổi ngoại tệ sang tiền Việt Nam đồng, đối tượng đã liên hệ với các shipper đến gặp gỡ và trực tiếp "giao dịch" với du khách để đổi tiền lấy phí. Sau khi giao dịch thành công, đối tượng cắt liên lạc và chiếm đoạt số tiền đã đổi của shipper để tiêu xài cá nhân và chơi game.

Lừa đổi ngoại tệ, chiếm đoạt hàng tỷ đồng của các shipper

Lừa đổi ngoại tệ, chiếm đoạt hàng tỷ đồng của các shipper

VOV.VN - Khi du khách nước ngoài đến Việt Nam có nhu cầu đổi ngoại tệ sang tiền Việt Nam đồng, đối tượng đã liên hệ với các shipper đến gặp gỡ và trực tiếp "giao dịch" với du khách để đổi tiền lấy phí. Sau khi giao dịch thành công, đối tượng cắt liên lạc và chiếm đoạt số tiền đã đổi của shipper để tiêu xài cá nhân và chơi game.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao