111111

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa bằng cách kiểm chứng dữ liệu chuẩn hoá từ gốc

VOV.VN - Vấn nạn hàng giả, hàng nhái vào siêu thị, bệnh viện…đặt ra thách thức lớn với cơ quan chức năng, gây hoang mang với người tiêu dùng. Truy xuất nguồn gốc được xem như công cụ giúp triệt tiêu hàng giả, hàng nhái.

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa minh bạch là vấn đề “đau đầu” của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy giải pháp nào để chúng ta hiện thực hóa “hộ chiếu số” cho sản phẩm hàng hóa?

Hơn 40.000 vụ buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Chia sẻ tại hội thảo “Xác thực truy xuất nguồn gốc – Động lực phát triển bền vững của Kinh tế số Việt Nam” do Hiệp hội Dữ liệu quốc gia tổ chức ngày 8/7, Đại tá Phạm Minh Tiến, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia, Bộ Công an cho hay, hàng loạt vụ việc về hàng giả, hàng nhái vừa bị triệt phá. Các vụ điển hình như các vụ thuốc giả ở TP.HCM, sữa giả ở Hà Nội, thiết bị điện tử giả ở Hà Nội, mỹ phẩm giả ở Nghệ An…

Đáng nói là những sản phẩm kém chất lượng này đã len lỏi vào cả siêu thị, bệnh viện… đặt ra thách thức không nhỏ với cơ quan chức năng, gây hoang mang với người tiêu dùng. Vì vậy, yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.

Theo Đại tá Phạm Minh Tiến, trong 5 tháng đầu năm 2025, các lực lượng chức năng trên cả nước đã xử lý hơn 40.000 vụ việc buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, với tổng giá trị xử phạt lên tới 6.500 tỷ đồng. Nổi bật là tình trạng hàng giả trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân.

Từ góc độ quản lý nhà nước về dữ liệu, đại diện Trung tâm Dữ liệu quốc gia cho rằng, việc triển khai các nền tảng truy xuất nguồn gốc hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến như blockchain, là giải pháp quan trọng giúp nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo an toàn thị trường và tăng cường tính minh bạch trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

“Điều đáng ghi nhận là những nền tảng này được phát triển bởi chính các doanh nghiệp, kỹ sư công nghệ người Việt Nam, phù hợp với đặc thù thị trường trong nước, và ngày càng được hoàn thiện theo hướng chuẩn hóa, tích hợp với hạ tầng dữ liệu quốc gia. Với vai trò là cơ quan chịu trách nhiệm thúc đẩy ứng dụng dữ liệu trong quản lý nhà nước, Trung tâm Dữ liệu Quốc gia – Bộ Công an luôn ủng hộ, tạo điều kiện kỹ thuật, pháp lý và an ninh để các giải pháp này phát huy hiệu quả cao nhất”, Đại tá Phạm Minh Tiến khẳng định.

Truy xuất nguồn gốc của hàng hóa để triệt hàng giả, hàng nhái

Còn theo ông Bùi Bá Chính, quyền Giám đốc Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), hàng giả chia làm 3 nhóm, giả thương hiệu, giả chất lượng và giả xuất xứ. Một loạt các vụ việc về hàng giả, hàng nhái bị phát hiện trong thời gian qua gây ảnh hưởng đến việc sản xuất hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam và ảnh hưởng đến thương hiệu quốc gia. Giải pháp là sử dụng mã vạch để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

“Các nước trên thế giới như Mỹ, Canada, châu Âu thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đều được mã hóa định danh trên toàn chuỗi sản xuất và đến khâu xuất khẩu. Nếu Việt Nam có thể kiểm soát và truy xuất nguồn gốc với sự giám sát của toàn dân, đây chính là “hộ chiếu số” cho sản phẩm và hướng đến thị trường quốc tế, đảm bảo mục tiêu xuất khẩu hàng hóa, nâng tầm quốc gia. Để truy xuất nguồn gốc, cần kết nối dữ liệu của các bộ, ngành và địa phương”, ông Bùi Bá Chính nhấn mạnh.

Theo đại diện Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia, để chống hàng giả, hàng nhái hiệu quả, cần kiểm chứng dữ liệu chuẩn hoá từ gốc.

“Giống như bố mẹ làm giấy khai sinh cho con cái, doanh nghiệp phải làm giấy khai sinh cho sản phẩm. Sản phẩm cần chứa thông tin trong từng chuỗi cung ứng, từ nguyên liệu, sản xuất đến vận chuyển. Các thông tin này cần được định danh và mã hóa để người dùng có thể dễ dàng truy cập”, ông Bùi Bá Chính nêu ví dụ.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Huy, Trưởng Ban Công nghệ, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia cho rằng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm không phải là vấn đề mới, nhưng gần đây trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội. Chúng ta có làm nhưng còn rất manh mún, rời rạc và hiện chưa có cơ chế xuyên suốt từ trên xuống dưới để thống nhất cách làm, cũng như chưa liên thông quốc tế. Đặc biệt các bộ tiêu chuẩn hiện có không được xác thực bởi cơ quan Nhà nước, mà đơn giản chỉ kết nối trong nội bộ của từng doanh nghiệp.

Dẫn chứng từ cuộc khủng hoảng bệnh “bò điên” (BSE), bà Marion Chamindae, Tham tán Nông nghiệp Khu vực Đông Nam Á, Đại sứ quán Pháp cho biết Pháp đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt bò từ Anh do lo ngại về nguy cơ lây nhiễm BSE vào năm 1996. Đây cũng là thời điểm người dân bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

Để xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa, Pháp sử dụng 3 công cụ chính: hồ sơ điện tử, mã QR và công nghệ chuỗi khối (blockchain). Bà Marion Chamindae nhấn mạnh, riêng với ngành thực phẩm chỉ dẫn địa lý tạo ra giá trị đặc biệt quan trọng, giúp truy xuất hàng hóa và bảo vệ thương hiệu tốt hơn.

Trong đó, châu Âu đã xây dựng một kho dữ liệu chung trực tuyến cho phép người dùng có thể truy xuất chỉ dẫn địa lý của sản phẩm theo thời gian thực, cung cấp chi tiết, tình trạng pháp lý, bản quyền ở các quốc gia ngoài EU.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

“Hộ chiếu số của sản phẩm” - cú huých cho truy xuất hàng hoá
“Hộ chiếu số của sản phẩm” - cú huých cho truy xuất hàng hoá

VOV.VN - Nếu hàng hóa có thể “nói chuyện”, thì hệ thống truy xuất chính là ngôn ngữ trung thực nhất để kể lại hành trình của mỗi sản phẩm – từ nơi sinh ra đến điểm đến cuối cùng.

“Hộ chiếu số của sản phẩm” - cú huých cho truy xuất hàng hoá

“Hộ chiếu số của sản phẩm” - cú huých cho truy xuất hàng hoá

VOV.VN - Nếu hàng hóa có thể “nói chuyện”, thì hệ thống truy xuất chính là ngôn ngữ trung thực nhất để kể lại hành trình của mỗi sản phẩm – từ nơi sinh ra đến điểm đến cuối cùng.

Truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử - vì một nền sản xuất minh bạch
Truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử - vì một nền sản xuất minh bạch

VOV.VN - Từ tháng 1/2024, Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai phần mềm Hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác điện tử (eCDT VN).

Truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử - vì một nền sản xuất minh bạch

Truy xuất nguồn gốc thủy sản điện tử - vì một nền sản xuất minh bạch

VOV.VN - Từ tháng 1/2024, Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai phần mềm Hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác điện tử (eCDT VN).

Mất cả thương hiệu vì coi nhẹ truy xuất nguồn gốc
Mất cả thương hiệu vì coi nhẹ truy xuất nguồn gốc

VOV.VN - Truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ đầu vào cho đến đầu ra, từ gieo trồng cho đến thu hoạch, đóng gói đưa sản phẩm vào kênh phân phối và đến tay người tiêu dùng luôn đảm bảo minh bạch, chính xác sẽ tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Mất cả thương hiệu vì coi nhẹ truy xuất nguồn gốc

Mất cả thương hiệu vì coi nhẹ truy xuất nguồn gốc

VOV.VN - Truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ đầu vào cho đến đầu ra, từ gieo trồng cho đến thu hoạch, đóng gói đưa sản phẩm vào kênh phân phối và đến tay người tiêu dùng luôn đảm bảo minh bạch, chính xác sẽ tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao