111111

Truy quét hàng giả, hàng nhái: Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, không vùng cấm

VOV.VN - Cuộc tổng tấn công hàng giả, hàng nhái đang được thực hiện quyết liệt, bảo vệ người tiêu dùng, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, thu hút các doanh nghiệp chân chính đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Hàng giả, hàng nhái đang bị đẩy lùi khi các cơ quan chức năng đã vào cuộc truy quét.

Sau một tháng cao điểm từ ngày 15/5-16/6, theo chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, các lực lượng chức năng đã bắt giữ, xử lý hơn 10.836 vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (tăng 79,34% so với tháng trước cao điểm); thu nộp ngân sách nhà nước gần 1.300 tỷ đồng (tăng 258,43% so với tháng trước cao điểm); tạm giữ hàng hóa tang vật trị giá ước tính trên 4.075 tỷ đồng (chưa tính số hàng hóa tạm giữ là ma túy, hàng cấm, hàng giả); khởi tố hơn 200 vụ với 378 bị can…

Còn trong 6 tháng đầu năm, Ban Chỉ đạo 389 và các lực lượng chức năng bắt giữ, xử lý gần 50.000 vụ việc về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, gian lận thuế; thu nộp ngân sách nhà nước gần 6.500 tỷ đồng; khởi tố hình sự 1.899 vụ với 3.271 bị can…

Chắc hẳn những con số này sẽ tăng lên nếu như nhiều cửa hàng thời trang, mỹ phẩm giá rẻ tại chợ Ninh Hiệp, Đồng Xuân, Hàng Đào, Chùa Bộc ở Hà Nội và Sài Gòn Square ở TP Hồ Chí Minh không kịp đóng cửa trong tháng truy quét hàng giả, hàng nhái.

Dưới vỏ bọc nhãn hiệu nổi tiếng, chất lượng cao, hàng giả, hàng nhái, ngang nhiên tồn tại trên nhiều mặt hàng như thực phẩm, quần áo, mỹ phẩm, sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, đồng hồ… với quy mô tính chất nghiêm trọng, kéo dài trong nhiều năm và trở thành căn bệnh trầm kha của thị trường Việt Nam.

Các sản phẩm này được quảng cáo, rao bán trên mạng xã hội, bày bán tại các chợ truyền thống, chợ đầu mối Ninh Hiệp, Đồng Xuân hay các con phố lớn tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Điểm chung hàng giả, hàng nhái là bốn không: Không hóa đơn, không rõ xuất xứ, không rõ chất lượng và tuyệt nhiên không có kiểm định chất lượng.

Hệ quả là người tiêu dùng đối mặt nguy cơ mất an toàn sức khỏe, thấm chí tính mạng. Không ít người ngậm trái đắng, chịu thiệt thòi và không thể bảo vệ quyền lợi của chính mình khi mua phải loại hàng bốn không này.

Không chỉ gây hệ lụy cho người tiêu dùng, hàng giả, hàng nhái còn gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, khiến nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính mất thị phần.

Dưới góc độ thị trường, sự tồn tại của hàng giả, hàng nhái làm môi trường kinh doanh méo mó, làm giảm niềm tin của người tiêu dùng, doanh nghiệp.

Dù thời gian qua công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đạt được nhiều kết quả tích cực, song thực tế vẫn tồn tại nhiều bất cập. Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn lạc hậu. Quản lý nhà nước còn chồng chéo, buông lỏng, đặc biệt trong cấp phép, kiểm nghiệm sản xuất thực phẩm, hậu kiểm. Cùng với đó trách nhiệm của một số lãnh đạo địa phương, lực lượng chức năng chưa cao, kiểm tra giám sát chưa thường xuyên, thậm chí có biểu hiện tiếp tay, bao che cho các đối tượng vi phạm.

Bên cạnh đó là, tâm lý sính đồ ngoại, hám lợi vì giá rẻ, nhiều người tiêu dùng đổ xô mua, sử dụng loại hàng 4 không này mà không biết rằng chính mình đang tiếp tay cho hảng giả, hàng nhái tồn tại, tung hoành.

Cuộc tổng tấn công hàng giả, hàng nhái của lực lượng chức năng đang nhận được sự đồng tình, ủng hộ từ người dân cả nước. Chiến dịch này không chỉ bảo vệ người tiêu dùng, mà còn tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, thu hút các doanh nghiệp chân chính yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng thời gian qua cho thấy: Truy quét hàng giả, hàng nhái không còn là những đợt cảnh báo. Không còn là những đợt kiểm tra cho có. Các cơ quan chức năng đã và đang mở đợt tổng tấn công chưa từng có vào nạn hàng giả, hàng nhái, buôn lậu, gian lận thương mại, với tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Đợt tổng tấn công đã làm lộ sáng thực trạng về hàng giả, hàng nhái. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu kinh doanh tử tế, hàng hóa rõ nguồn gốc xuất xứ, thực hiện đầy đủ đầy đủ nghĩa vụ theo quy định pháp luật thì việc gì phải đóng cửa.

Đây cũng là điều lý giải vì hàng chục tấn bánh kẹo bị đổ chất đống tại làng La Phù, hàng nghìn hộp thực phẩm chức năng bị đổ trộm tại Bình Chánh; vì sao một loạt cửa hàng thời trang giá rẻ đóng cửa ở Ninh Hiệp, Sài Gòn square, Đồng Xuân, Hàng Đào, Chùa Bộc đã đóng cửa trong thời gian qua.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Nhận diện trên 300 sản phẩm hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ bị thu giữ
Nhận diện trên 300 sản phẩm hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ bị thu giữ

VOV.VN - Phòng trưng bày "Nhận diện hàng vi phạm trong Tháng cao điểm chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” mở cửa phục vụ người dân, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân tham quan từ ngày 26/6 đến hết ngày 3/7/2025.

Nhận diện trên 300 sản phẩm hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ bị thu giữ

Nhận diện trên 300 sản phẩm hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ bị thu giữ

VOV.VN - Phòng trưng bày "Nhận diện hàng vi phạm trong Tháng cao điểm chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” mở cửa phục vụ người dân, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân tham quan từ ngày 26/6 đến hết ngày 3/7/2025.

Vì sao hàng giả, hàng nhái “nóng lên rồi lại nguội”?
Vì sao hàng giả, hàng nhái “nóng lên rồi lại nguội”?

VOV.VN - Nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng, đề nghị Chính phủ có biện pháp mạnh tay, xác định rõ trách nhiệm và xử lý dứt điểm tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Vì sao hàng giả, hàng nhái “nóng lên rồi lại nguội”?

Vì sao hàng giả, hàng nhái “nóng lên rồi lại nguội”?

VOV.VN - Nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng, đề nghị Chính phủ có biện pháp mạnh tay, xác định rõ trách nhiệm và xử lý dứt điểm tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao