111111

Trung Quốc kiểm soát xuất khẩu nguyên liệu chính sản xuất chip

VOV.VN - Chính phủ Trung Quốc hôm qua (3/7) tuyên bố sẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các nguyên liệu chính sản xuất chip, trong bối cảnh cuộc chiến chip với phương Tây leo thang.

Bộ Thương mại (MOFCOM) và Tổng cục Hải quan (GAC) Trung Quốc ngày 3/7 ra thông báo cho biết, nước này sẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với gali và germani từ tháng sau. Trung Quốc hiện là nhà sản xuất gali và germani chính, trong khi cả 2 chất này đều là những nguyên liệu thô quan trọng được sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử.

Thông báo của hai cơ quan Trung Quốc nêu rõ, việc thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu này là “để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia”, được thực hiện sau khi Quốc vụ viện (Chính phủ) nước này chấp thuận. Theo thông báo, từ ngày 1/8, các mặt hàng đáp ứng một số đặc điểm nhất định sẽ không được xuất khẩu nếu không được phép, trong đó liệt kê 8 mục liên quan đến gali và 6 mục liên quan đến germani.

Theo quy định mới, các nhà xuất khẩu phải nộp đơn đăng ký với cơ quan thương mại địa phương, khi xuất khẩu các mặt hàng liên quan và phải được Bộ Thương mại Trung Quốc phê duyệt. Nếu xuất khẩu khi chưa được phép, các nhà xuất khẩu sẽ bị xử phạt hành chính và phải đối mặt với các khoản tiền phạt. Cấu thành tội phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo nhà cung cấp thông tin công nghiệp Fierce Electronics, Trung Quốc hiện là nhà sản xuất gali thô hàng đầu thế giới, chiếm 95% sản lượng toàn cầu. Đây là chất liệu được sử dụng trong sản xuất chipset tạo sóng đột kích tần số cao trong các trạm gốc 5G.

Còn theo dữ liệu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), Kazakhstan, Hungary, Đức và Ukraine đã ngừng sản xuất gali lần lượt vào các năm 2013, 2015, 2016 và 2019. Gali của Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2021 chiếm hơn 90% sản lượng toàn thế giới.

Trung Quốc cũng là nhà cung cấp chính germani, chủ yếu được sử dụng trong sợi quang và hồng ngoại, nhựa PET, thiết bị điện tử và tấm pin mặt trời. Dữ liệu của USGS cho thấy, Trung Quốc chiếm 41% tài nguyên germani toàn cầu, Mỹ chiếm 45%. Năm 2021, sản lượng germani sơ cấp toàn cầu vào khoảng 130 tấn, trong đó Trung Quốc và Nga chiếm 70%. Trung Quốc là nước sản xuất germani lớn nhất thế giới, chiếm 68%. Trong 10 năm qua, nước này đã cung cấp 68,5% tổng lượng germani trên thế giới.

Quyết định kiểm soát xuất khẩu gali và germani của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và một số đồng minh đang đẩy mạnh các biện pháp hạn chế sự phát triển công nghệ của nước này, bao gồm cả chất bán dẫn. Hồi tháng 10/2022, Mỹ đã đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm cắt đứt khả năng tiếp cận của Trung Quốc với chip và thiết bị sản xuất chất bán dẫn tiên tiến, đồng thời vận động các đồng minh áp dụng các hạn chế tương tự. Trong động thái mới nhất, chính phủ Hà Lan tuần trước đã tuyên bố hạn chế xuất khẩu một số thiết bị bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc.

Trung Quốc đã nhiều lần bày tỏ sự không hài lòng về động thái của Hà Lan, và kêu gọi chính phủ nước này tôn trọng các nguyên tắc thị trường, nhằm tránh gây thiệt hại cho hợp tác song phương. Bắc Kinh cũng không ít lần chỉ trích việc Mỹ lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu để duy trì quyền bá chủ của mình, cũng như gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam - Hàn Quốc xây Tổ hợp sản xuất chip bán dẫn
Việt Nam - Hàn Quốc xây Tổ hợp sản xuất chip bán dẫn

VOV.VN - Tổ hợp Techno Park Việt Nam - Hàn Quốc được xây dựng nhằm thu hút các dự án đầu tư, nghiên cứu phát triển, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao của Hàn Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn.

Việt Nam - Hàn Quốc xây Tổ hợp sản xuất chip bán dẫn

Việt Nam - Hàn Quốc xây Tổ hợp sản xuất chip bán dẫn

VOV.VN - Tổ hợp Techno Park Việt Nam - Hàn Quốc được xây dựng nhằm thu hút các dự án đầu tư, nghiên cứu phát triển, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao của Hàn Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn.

Việt Nam lọt vào top 4 châu Á xuất khẩu chip bán dẫn vào Mỹ
Việt Nam lọt vào top 4 châu Á xuất khẩu chip bán dẫn vào Mỹ

Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và Campuchia dẫn đầu việc gia tăng mạnh xuất khẩu chip bán dẫn vào thị trường Mỹ trong năm nay. Việt Nam đã chiếm hơn 10% số lượng chip nhập khẩu của Mỹ trên toàn thế giới trong 7 tháng liên tiếp.

Việt Nam lọt vào top 4 châu Á xuất khẩu chip bán dẫn vào Mỹ

Việt Nam lọt vào top 4 châu Á xuất khẩu chip bán dẫn vào Mỹ

Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và Campuchia dẫn đầu việc gia tăng mạnh xuất khẩu chip bán dẫn vào thị trường Mỹ trong năm nay. Việt Nam đã chiếm hơn 10% số lượng chip nhập khẩu của Mỹ trên toàn thế giới trong 7 tháng liên tiếp.

Mỹ hạn chế xuất khẩu chip bán dẫn và thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc
Mỹ hạn chế xuất khẩu chip bán dẫn và thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc

VOV.VN - Bộ Thương mại Mỹ cũng bổ sung 31 công ty Mỹ vào danh sách đáng lo ngại trước khi cân nhắc liệt các công ty này vào "danh sách đen" hạn chế xuất khẩu.

Mỹ hạn chế xuất khẩu chip bán dẫn và thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc

Mỹ hạn chế xuất khẩu chip bán dẫn và thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc

VOV.VN - Bộ Thương mại Mỹ cũng bổ sung 31 công ty Mỹ vào danh sách đáng lo ngại trước khi cân nhắc liệt các công ty này vào "danh sách đen" hạn chế xuất khẩu.

Nhà máy sản xuất chip bán dẫn trị giá 100 tỷ USD sẽ được xây dựng ở New York
Nhà máy sản xuất chip bán dẫn trị giá 100 tỷ USD sẽ được xây dựng ở New York

VOV.VN - Ngày 4/10, Micron đã thông báo kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD để xây dựng nhà máy sản xuất chip máy tính ở New York (Mỹ).

Nhà máy sản xuất chip bán dẫn trị giá 100 tỷ USD sẽ được xây dựng ở New York

Nhà máy sản xuất chip bán dẫn trị giá 100 tỷ USD sẽ được xây dựng ở New York

VOV.VN - Ngày 4/10, Micron đã thông báo kế hoạch đầu tư 100 tỷ USD để xây dựng nhà máy sản xuất chip máy tính ở New York (Mỹ).

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao