111111

Trung bình mỗi ngày có hơn 800 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

VOV.VN - Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), 4 tháng qua, cả nước có 96.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, bình quân một tháng có hơn 24.100 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Cụ thể, trong tháng 4, cả nước có hơn 15.200 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 2,5% so với tháng trước và tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, cả nước có 7.184 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 63,6% so với tháng trước và giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2024; 8.989 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 83,5% và tăng 93,1%; 1.750 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 18,1% và tăng 37,4%.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, cả nước có hơn 89.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 96.500 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có hơn 24.100 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trung bình mỗi ngày có hơn 800 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

nhung-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-giai-the-chi-nhanh.jpg

Trung bình mỗi tháng có gần 26.300 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

VOV.VN - Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho biết, trong quý 1/2025, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn ở mức cao. Tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong quý 1/2025 là 78.800, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung bình mỗi tháng có gần 26.300 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Việc 96.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 4 tháng đầu năm 2025 là một dấu hiệu rõ ràng về những khó khăn hiện tại của môi trường kinh doanh Việt Nam.

Theo các chuyên gia kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp nói chung, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều thách thức để tồn tại và phát triển. Về phía cung, khu vực nông nghiệp, dịch vụ, du lịch đối mặt với chi phí sản xuất tăng cao. Sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào sự phục hồi kinh tế thế giới, các ngành, lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, chíp, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo... mặc dù có cải thiện nhưng chưa có chuyển biến rõ nét, nguy cơ không bắt kịp được với thế giới và khu vực nếu không có cơ chế, chính sách đột phá. Điều này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Để giảm thiểu những thiệt hại này và hỗ trợ doanh nghiệp tồn tại, Chính phủ cần tiếp tục cải thiện các chính sách hỗ trợ tài chính, thúc đẩy tăng trưởng thị trường nội địa và đẩy mạnh quá trình cải cách thể chế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Bình quân một tháng có 19.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
Bình quân một tháng có 19.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

VOV.VN - Tổng cục Thống kê cho hay, trong 5 tháng đầu năm 2024, bình quân một tháng có 19.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Bình quân một tháng có 19.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Bình quân một tháng có 19.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

VOV.VN - Tổng cục Thống kê cho hay, trong 5 tháng đầu năm 2024, bình quân một tháng có 19.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Chủ tịch UBND TPHCM băn khoăn vì “doanh nghiệp phá sản tăng cao”
Chủ tịch UBND TPHCM băn khoăn vì “doanh nghiệp phá sản tăng cao”

VOV.VN - Doanh nghiệp phá sản tại TPHCM tăng 12% trong 2 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Được bày tỏ lo ngại. Bài toán giải ngân đầu tư công và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trở nên cấp bách để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025.

Chủ tịch UBND TPHCM băn khoăn vì “doanh nghiệp phá sản tăng cao”

Chủ tịch UBND TPHCM băn khoăn vì “doanh nghiệp phá sản tăng cao”

VOV.VN - Doanh nghiệp phá sản tại TPHCM tăng 12% trong 2 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Được bày tỏ lo ngại. Bài toán giải ngân đầu tư công và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trở nên cấp bách để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025.

Giá thuê đất cao hơn tổng doanh thu, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản
Giá thuê đất cao hơn tổng doanh thu, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản

VOV.VN - Nhiều DN kinh doanh dịch vụ du lịch tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) đang ăn nên làm ra bỗng chốc rơi vào cảnh nợ nần bởi giá thuê đất tăng đột biến. Tổng doanh thu hàng năm không đủ chi trả 1 phần nhỏ so với tiền thuê đất khiến nhiều DN lâm vào cảnh phá sản. Mặc dù sự bất hợp lý này đã được kiến nghị, chính quyền tỉnh Lâm Đồng biết rõ nhưng chưa có biện pháp.

Giá thuê đất cao hơn tổng doanh thu, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản

Giá thuê đất cao hơn tổng doanh thu, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản

VOV.VN - Nhiều DN kinh doanh dịch vụ du lịch tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) đang ăn nên làm ra bỗng chốc rơi vào cảnh nợ nần bởi giá thuê đất tăng đột biến. Tổng doanh thu hàng năm không đủ chi trả 1 phần nhỏ so với tiền thuê đất khiến nhiều DN lâm vào cảnh phá sản. Mặc dù sự bất hợp lý này đã được kiến nghị, chính quyền tỉnh Lâm Đồng biết rõ nhưng chưa có biện pháp.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao