111111

Thủ tướng: Quyết liệt các giải pháp để quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD

VOV.VN - Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, với mục tiêu năm 2025 tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD (dự kiến đứng thứ 30 trên thế giới, tăng 2 bậc).

Mục tiêu tăng trưởng 8% chịu những áp lực nào?

Theo Ủy ban kinh tế và Tài chính, tình hình thế giới chứng kiến sự pha trộn giữa những tín hiệu có phần tích cực về tăng trưởng kinh tế ở một số khu vực và những thách thức lớn từ chiến tranh thương mại toàn cầu, cạnh tranh chiến lược, căng thẳng địa chính trị và xung đột quân sự kéo dài; xu hướng bảo hộ thương mại, điều chỉnh chuỗi cung ứng toàn cầu và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ mới sẽ tác động sâu sắc đến kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Trong nước, nền kinh tế đang phục hồi tích cực nhưng còn tiềm ẩn nhiều thách thức về tăng trưởng, ổn định vĩ mô và khả năng chống chịu trước các cú sốc bên ngoài, đó là:

Tăng trưởng kinh tế quý I/2025 chưa đạt kịch bản đề ra, gây áp lực lên công tác điều hành nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng cả năm từ 8% trở lên (bình quân các quý còn lại của năm 2025 phải tăng trưởng khoảng 8,4%). Tiêu dùng trong nước tăng chậm, chưa phát huy vai trò động lực (doanh thu bán lẻ hàng hóa nếu loại trừ yếu tố giá ước chỉ tăng khoảng 5,6% trong quý I/2025); khu vực kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh. Hoạt động sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn; trung bình mỗi tháng có gần 26,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Tiến độ giải ngân đầu tư công đã có chuyển biến nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt kỳ vọng. Xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại; khu vực FDI vẫn đóng vai trò chủ lực, cho thấy dư địa để nâng cao năng lực nội sinh còn lớn, mức độ tập trung thương mại của Việt Nam gia tăng (đến hết Quý I/2025, 03 thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam chiếm đến 49% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cao gấp đôi mức 24% của năm 2015).

Giá vàng trong nước tăng cao và có biến động khó lường, công tác quản lý thị trường vàng còn hạn chế, cần tiếp tục được hoàn thiện; áp lực đáo hạn trái phiếu bất động sản lớn chiếm 64% tổng giá trị đáo hạn năm 2025, thị trường bất động sản đối mặt với nhiều khó khăn, cần giải pháp đồng bộ để phát triển bền vững và lành mạnh.

Công tác xây dựng pháp luật còn một số mặt cần tiếp tục hoàn thiện để bảo đảm tính đồng bộ, khả thi và phù hợp với thực tiễn. Cải cách thủ tục hành chính tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu nhưng vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu đặt ra; một số quy định hiện hành vẫn gây khó khăn nhất định cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.

Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là các vụ việc liên quan đến sữa giả, thuốc giả và giá đỗ ngâm hóa chất, gây bức xúc xã hội và đe dọa sức khỏe cộng đồng. Một số vấn đề về an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội cũng cần tiếp tục được quan tâm, xử lý kịp thời.

Tổ chức thử nghiệm có kiểm soát với các ngành công nghệ mới

Trong bối cảnh đầy biến động, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất hàng loạt các giải pháp trong đó tập trung phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, khát vọng đổi mới, với tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn và quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, biến thách thức thành cơ hội, biến khó khăn thành động lực vươn lên để hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đề ra của cả giai đoạn 2021 - 2025, thi đua lập thành tích chào mừng đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Theo dõi sát tình hình quốc tế, trong nước, chủ động dự báo và có phản ứng chính sách linh hoạt, kịp thời, nhất là đối với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ; ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - NSNN; mở rộng cơ sở thu, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và chống thất thu thuế, nhất là thông qua thu thuế điện tử khởi tạo từ máy tính tiền;

Phấn đấu tăng thu NSNN trên 15%. Điều chỉnh bội chi NSNN lên mức 4 - 4,5% GDP trong trường hợp cần thiết và tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển. Thực hiện tốt các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.

Điều tiết tỷ giá, lãi suất phù hợp; đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế; nâng cao chất lượng tín dụng, hướng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, nhất là hạ tầng chiến lược. Khẩn trương triển khai hiệu quả gói tín dụng ưu đãi, dài hạn cho đầu tư hạ tầng, công nghệ số; mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia gói tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản, đồ gỗ và nhà ở cho người trẻ. Phấn đấu tăng trưởng tín dụng đạt khoảng trên 16%.

Đẩy mạnh giải ngân và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đạt 100% kế hoạch; quyết liệt thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, bảo đảm đủ nguồn cung vật liệu xây dựng. Khai thác hiệu quả 17 FTA đã ký kết và đẩy mạnh đàm phán, ký kết các khuôn khổ hợp tác mới, nhất là với các quốc gia mới nâng cấp quan hệ ngoại giao, các khu vực tiềm năng. Tăng cường xúc tiến thương mại, triển khai hiệu quả Kế hoạch tổng thể kích cầu tiêu dùng trong nước; đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam, nhất là các sản phẩm OCOP; quyết liệt phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, nhất là các mặt hàng thuốc chữa bệnh, sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm chức năng; ngăn chặn, xử lý nghiêm và chấm dứt hành vi quảng cáo sai sự thật.

Khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các luật để tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, giải phóng toàn bộ năng lực nội sinh và sức sản xuất toàn xã hội, thúc đẩy phát triển KTXH. Nghiên cứu xây dựng, áp dụng khung pháp lý mới để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; tổ chức thử nghiệm có kiểm soát với các ngành công nghệ mới và phát triển sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh, đô thị thông minh, quản trị thông minh.

Tổng kết các cơ chế, chính sách đặc thù, mô hình thí điểm để luật hóa gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng, nhất là các cơ chế, chính sách Quốc hội cho phép áp dụng tại 10 địa phương và đã phát huy hiệu quả. Xây dựng chính sách đặc thù phát triển các khu kinh tế biên giới, khu thương mại tự do, khu kinh tế có tiềm năng lớn như Vân Đồn, Vân Phong, các đặc khu kinh tế mới...

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Chủ tịch Quốc hội: "Kỳ họp thứ 9 có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá thể chế"
Chủ tịch Quốc hội: "Kỳ họp thứ 9 có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá thể chế"

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Kỳ họp thứ 9 là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế để bước vào một kỷ nguyên của hiện đại hóa, số hóa, xanh hóa và phát triển bền vững.

Chủ tịch Quốc hội: "Kỳ họp thứ 9 có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá thể chế"

Chủ tịch Quốc hội: "Kỳ họp thứ 9 có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá thể chế"

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Kỳ họp thứ 9 là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế để bước vào một kỷ nguyên của hiện đại hóa, số hóa, xanh hóa và phát triển bền vững.

Khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV
Khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV

VOV.VN - Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể sáng nay 5/5, dự kiến bế mạc chiều ngày 30/6/2025, tiến hành theo 2 đợt tại Nhà Quốc hội.

Khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV

Khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV

VOV.VN - Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể sáng nay 5/5, dự kiến bế mạc chiều ngày 30/6/2025, tiến hành theo 2 đợt tại Nhà Quốc hội.

Quốc hội bắt đầu “kỳ họp lịch sử xem xét quyết sách lịch sử”
Quốc hội bắt đầu “kỳ họp lịch sử xem xét quyết sách lịch sử”

VOV.VN - Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV với khối lượng nội dung lớn nhất, thời gian làm việc dài nhất, trong đó hàng loạt quyết sách sẽ tác động đến phát triển đất nước cả trước mắt và lâu dài, được đánh giá là kỳ họp lịch sử xem xét các quyết sách lịch sử.

Quốc hội bắt đầu “kỳ họp lịch sử xem xét quyết sách lịch sử”

Quốc hội bắt đầu “kỳ họp lịch sử xem xét quyết sách lịch sử”

VOV.VN - Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV với khối lượng nội dung lớn nhất, thời gian làm việc dài nhất, trong đó hàng loạt quyết sách sẽ tác động đến phát triển đất nước cả trước mắt và lâu dài, được đánh giá là kỳ họp lịch sử xem xét các quyết sách lịch sử.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao