111111

Thái Nguyên ứng dụng công nghệ thông tin ở vùng đồng bào dân tộc, miền núi

VOV.VN - Trong thời gian gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống sinh hoạt cho đồng bào bà con các dân tộc vùng sâu, vùng xa được tỉnh Thái Nguyên triển khai trên diện rộng.

Qua đó khó khăn về khoảng cách địa lý từ vùng sâu với miền xuôi đã được thu ngắn lại, góp phần hay đổi tập quán sinh hoạt, sản xuất của đồng bào các dân tộc miền núi.

Những năm qua, ông Nguyễn Văn Lâm, Trưởng xóm Bản Chương, xã Sảng Mộc rất ít khi phải đến từng nhà để thông báo tình hình công việc chung của xóm. Việc gọi điện thoại trực tiếp cho từng hộ dân cũng không còn sử dụng thường xuyên như trước, bởi chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, 80 hộ dân trong xóm sẽ nhận được mọi thông tin chia sẻ từ người trưởng xóm.

Từ khi xóm Bản Chương được lắp đặt đường truyền Internet, hầu hết các hộ đều đăng ký lắp đặt. Nhiều hộ dân ở đây còn ví việc có mạng như có điện, được cập nhật thông tin hiểu biết hơn về đời sống kinh tế, xã hội, giúp cho công việc làm ăn, trồng trọt, sản xuất thuận tiện hơn.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Trưởng xóm Bản Chương, xã Sảng Mộc, Võ Nhai, cho biết, đời sống vật chất, cũng như tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt từ khi hệ thống Internet được kết nối tới thôn bản. "90% người dân hiện có điện thoại thông minh, nên tiếp thu được thông báo, thông tin kịp thời...".

Chuyển đổi số không chỉ ở việc lắp đặt hạ tầng viễn thông mà còn là vấn đề thay đổi nhận thức, áp dụng công nghệ thông tin của chính quyền địa phương và người dân trong đời sống thường ngày. Điều này đã được ghi nhận rõ nét ở xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, khi hệ thống camera an ninh được đưa vào sử dụng. Các hộ dân ở  điểm đặt camera an ninh đều đồng lòng ủng hộ đường điện, đường mạng để duy trì hoạt động.

Bà Lương Thị Mỹ Chải, Chủ tịch UBND xã Thượng Nung, Võ Nhai, cho biết: "Hệ thống camera an ninh trong xã có 9 mắt để phục vụ các điểm trọng yếu. Do nguồn lực còn hạn chế nên chúng tôi rất mong muốn các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí để chúng tôi duy trì và mở rộng thêm".

Tăng cường chuyển đổi số tới vùng núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số ở huyện Võ Nhai đang từng ngày góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Các dịch vụ, thủ tục hành chính đang dần thay đổi theo hướng áp dụng công nghệ thông tin.

Ông Ma Duy Yến, Phó Chủ tịch UBND xã Sảng Mộc, Võ Nhai, cho biết: "Chuyển đổi số đã giúp bà con giảm thiểu thời gian đi thực hiện thủ tục hành chính. Hiện nay mức độ 3-4 tạo điều kiện cho bà con hợp lý".

Thời gian qua, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin đã góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường ở các xã vùng sâu, vùng xa.

Ông Phạm Thanh Vinh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Tiên Sơn, xã Sảng Mộc, Võ Nhai cho biết: "Nhà trường đã được đầu tư phòng học tin học, hệ thống máy tính, giúp cho việc dạy và học của trường được nâng lên rõ rệt".

Cản nhận rõ nét nhất đó chính là từ các em học sinh ở vùng sâu miền núi ít có điều kiện được tiếp cận trực tiếp với nhưng đổi thay của xã hội.

Em Ngô Xuân Trường, Lớp 6 Trường Tiểu học và THCS Tiên Sơn, xã Sảng Mộc, huyện Võ Nhai, cho hay: "Máy tính giúp em tìm hiểu về thế giới bên ngoài, đọc được nhiều loại báo thú vị khác nhau...".

Hơn một năm qua, tại hầu hết các thôn bản vùng sâu ỏ huyện Võ Nhai đã được kết nối với mạng Internet. Công tác quản lý nhà nước đã được cán bộ từ thôn bản tiếp cận, thực hiện trên hệ thống quản lý chung của địa phương. Qua đó việc tuyên truyền đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng, Chính phủ được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Bà Hà Thị Bích Hồng, Bí thư Huyện ủy Võ Nhai, khẳng định: "Nếu làm tốt sẽ tạo được sự đồng thuận, tạo niềm tin rất lớn của người dân đối với cấp ủy Đảng và chính quyền huyện trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra".

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những thành công của tỉnh Thái Nguyên thời gian qua, tạo dấu ấn mới cho diện mạo nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số, góp phần vào quá trình xây dựng quê hương cách mạng Thái Nguyên ngày càng giàu đẹp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát triển OCOP ở Thái Nguyên chuyển từ “lượng” sang “chất”
Phát triển OCOP ở Thái Nguyên chuyển từ “lượng” sang “chất”

VOV.VN - Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu chuẩn hóa ít nhất 70 sản phẩm được chứng nhận OCOP, trong đó có 5 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia.

Phát triển OCOP ở Thái Nguyên chuyển từ “lượng” sang “chất”

Phát triển OCOP ở Thái Nguyên chuyển từ “lượng” sang “chất”

VOV.VN - Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu chuẩn hóa ít nhất 70 sản phẩm được chứng nhận OCOP, trong đó có 5 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia.

Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng gắn với Chương trình OCOP
Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng gắn với Chương trình OCOP

VOV.VN - Là một tỉnh trung tâm khu vực phía Bắc, tiếp giáp với thành phố Hà Nội, có nhiều địa danh nổi tiếng như hồ Núi Cốc, An toàn khu… giờ đây du khách đến Thái Nguyên sẽ được thưởng thức những đặc sản đặc trưng và độc đáo, gắn với tiêu chuẩn OCOP.

Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng gắn với Chương trình OCOP

Thái Nguyên phát triển du lịch cộng đồng gắn với Chương trình OCOP

VOV.VN - Là một tỉnh trung tâm khu vực phía Bắc, tiếp giáp với thành phố Hà Nội, có nhiều địa danh nổi tiếng như hồ Núi Cốc, An toàn khu… giờ đây du khách đến Thái Nguyên sẽ được thưởng thức những đặc sản đặc trưng và độc đáo, gắn với tiêu chuẩn OCOP.

Thái Nguyên: Chuyển đổi số để phát triển nhanh và bền vững
Thái Nguyên: Chuyển đổi số để phát triển nhanh và bền vững

VOV.VN - Với quyết tâm của chính quyền, cùng sự đồng thuận, hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp… chương trình chuyển đổi số tại Thái Nguyên ghi nhận những kết quả thiết thực, trở thành điểm sáng của quốc gia.

Thái Nguyên: Chuyển đổi số để phát triển nhanh và bền vững

Thái Nguyên: Chuyển đổi số để phát triển nhanh và bền vững

VOV.VN - Với quyết tâm của chính quyền, cùng sự đồng thuận, hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp… chương trình chuyển đổi số tại Thái Nguyên ghi nhận những kết quả thiết thực, trở thành điểm sáng của quốc gia.

Thái Nguyên thực hiện đề án "Mỗi xã một sản phẩm"
Thái Nguyên thực hiện đề án "Mỗi xã một sản phẩm"

VOV.VN -Sau 3 năm triển khai Đề án “Mỗi xã một sản phẩm”, Chương trình OCOP tỉnh Thái Nguyên đã trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Thái Nguyên thực hiện đề án "Mỗi xã một sản phẩm"

Thái Nguyên thực hiện đề án "Mỗi xã một sản phẩm"

VOV.VN -Sau 3 năm triển khai Đề án “Mỗi xã một sản phẩm”, Chương trình OCOP tỉnh Thái Nguyên đã trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.

// POLL JS 90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao