111111

Thái Lan bảo tồn ghẹ xanh, cải thiện sinh kế cho người dân ở đảo Koh Si-chang

VOV.VN - Hoạt động nghiên cứu, bảo tồn một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao được chính quyền và người dân (tỉnh Chonburi – Thái Lan) chung tay thực hiện, trong đó có việc bảo tồn loài ghẹ xanh đã góp phần khôi phục môi trường sinh thái biển, cải thiện sinh kế cũng như nâng cao thu nhập cho ngư dân trên hòn đảo này.

Dù đã nghỉ hưu nhưng hơn 4 năm nay, TS. Nilnaj Chaitanawisuti vẫn miệt mài với công việc nghiên cứu tại Trung tâm bảo tồn và nhân giống sinh vật biển trên đảo Koh Si-chang (tỉnh Chon-bu-ri, Thái Lan) thuộc viện nghiên cứu của Trường Đại học Chu-la-long-korn dưới sự bảo trợ của Công chúa Maha Chakri Sirindhorn.

“Nhiệm vụ chính của trung tâm là khôi phục tài nguyên và hệ sinh thái ven biển thông qua việc tổ chức cho người dân tham gia vào việc khôi phục biển”, TS. Nilnaj Chaitanawisuti chia sẻ.

Trong số những loài sinh vật biển đang được Trung tâm này bảo tồn và nhân giống, ghẹ xanh là đối tượng đánh bắt chính của ngư dân trên đảo Koh Si-chang. Có một thời gian dài, sản lượng loài hải sản này bị suy giảm nghiêm trọng. Để khôi phục nguồn lợi hải sản, Trung tâm bảo tồn và nhân giống sinh vật biển đã thành lập ngân hàng giống ghẹ xanh. Ngư dân khi bắt được những con ghẹ đẻ trứng sẽ đem đến nộp cho Trung tâm, mục đích là để bảo tồn và nhân giống.

“Nếu người dân bắt được ghẹ xanh có trứng, sẽ mang đến nộp cho trung tâm. Chúng tôi sẽ nuôi ghẹ mẹ cho đến khi trứng nở ra con rồi sẽ thả về biển. Nói một cách đơn giản, ghẹ xanh có trứng là món tiền vốn ban đầu, người dân đưa cho chúng tôi nuôi nở ra con và thả về biển. Đó chính là việc tạo ra lãi suất trong tương lai”, TS Nilnaj Chaitanawisuti cho biết.

Đến nay, ngư dân trên đảo Koh Si-chang đã mang tới Trung tâm bảo tồn và nhân giống sinh vật biển khoảng 4 vạn con ghẹ xanh có trứng. Trứng của một con ghẹ mẹ có thể nở ra 1 triệu con non. Có khoảng 40 tỷ con ghẹ xanh giống đã được thả về đại dương từ ngân hàng ghẹ xanh. Những nỗ lực bảo tồn loài ghẹ xanh của các nhà khoa học tại Trung tâm đã giúp hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân trên đảo Koh Si-chang được cải thiện.

“Chúng tôi theo dõi tình hình đánh bắt của người dân tốt hơn hay kém đi. Trước năm 2017, người dân bắt ghẹ xanh gần như phải bỏ nghề vì không bắt nổi ghẹ. Nhưng khi chúng tôi thành lập trung tâm được khoảng 2 năm thì họ bắt đầu đánh bắt ghẹ xanh trở lại. Những ai vẫn theo nghề thì đánh bắt ngày càng được nhiều hơn”, TS. Nilnaj Chaitanawisuti cho biết thêm.

Sinh ra và lớn lên ở đảo Si-chang, anh Tai Lu là một ngư dân có kinh nghiệm đi biển nhiều năm. Đối tượng hải sản đánh bắt chính của anh Tai Lu là ghẹ xanh. Nhận thức được lợi ích của hoạt động bảo tồn, anh Tai Lu đã tích cực đem những con ghẹ có trứng đến Trung tâm sau mỗi chuyến đánh bắt. Sản lượng ghẹ xanh đánh bắt được qua mỗi chuyến đi biển của anh Tai Lu liên tục được cải thiện. Nếu trước đây, anh Tai Lu chỉ đánh bắt được khoảng 10 kg/ngày thì nay anh có thể bắt được 20 kg/ngày.

“Ghẹ xanh hiện có rất nhiều để cung cấp cho thị trường. Ghẹ to khoảng 400 bath/kg, ghẹ vừa 300bath/kg và ghẹ bé 200bath/kg. Ghẹ xanh mang trứng thì tôi bắt được khoảng 2kg/ngày. Thu nhập ngày càng tăng. Tôi sẽ hợp tác với đại học Chulalongkorn vì thấy được các lợi ích của trung tâm mang lại. Trung tâm thả ghẹ về biển, còn chúng tôi sẽ “gặt hái” được từ các hoạt động của trung tâm”, anh Tai Lu phấn khởi chia sẻ.

Mặc dù ở khá gần Thủ đô Bangkok và điểm du lịch nổi tiếng Pattaya nhưng Koh Si-chang là hòn đảo còn khá kín tiếng đối với du khách. Nghề truyền thống của người dân trên đảo là đánh bắt cá và chế biến hải sản.

Để hỗ trợ ngư dân duy trì nghề đánh bắt truyền thống, chính quyền huyện đảo Koh Si-chang đã kêu gọi người dân cùng tham hoạt động bảo tồn hệ sinh thái biển, trong đó có loài ghẹ xanh. Ông Chusak Nanthithanyanthada, Huyện trưởng đảo Koh Sichang (tỉnh Chonburi, Thái Lan) cho biết, sự tham gia của cộng đồng ngư dân trên đảo là yếu tố đặc biệt quan trọng góp phần khôi phục loài ghẹ xanh.

“Tất cả ngư dân ở đây đều rất ủng hộ hoạt động này. Khi bắt được ghẹ có trứng, họ sẽ mang đến trung tâm để trung tâm nuôi nở ra con thả về biển. Còn ghẹ mẹ, nếu muốn, người dân sẽ được mang về sau quy trình nói trên”, ông Chusak Nanthithanyanthada cho hay.

Bây giờ, mỗi khi đi dọc bãi biển, người ta dễ dàng bắt gặp những con ghẹ con đang bò trên bờ cát. Chính sự nỗ lực của các nhà khoa học, chính quyền địa phương và sự tham gia tích cực của cộng đồng đã góp phần khôi phục hệ sinh thái biển khoẻ mạnh. Đây là điều kiện quan trọng để Koh Si-chang phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, từ đó đem lại lợi ích kinh tế bền vững cho cư dân bản địa.

ran_san_ho_tai_hon_mun_vinh_nha_trang_dang_hoi_phuc_20230805122709.jpg

Phát triển kinh tế biển xanh dựa vào bảo tồn

VOV.VN - 1 năm trước, hệ sinh thái, các rạn san hô tại Hòn Mun- vùng lõi của Khu Bảo tồn vịnh Nha Trang bị tàn phá nghiêm trọng, nhiều vùng san hô có cảnh quan độc đáo đã bị tẩy trắng, thủy sinh vật thưa thớt. Ngay sau đó, hàng loạt giải pháp được triển khai quyết liệt để phục hồi các rạn san hô này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Khánh Hòa phát triển kinh tế biển xanh dựa vào bảo tồn
Khánh Hòa phát triển kinh tế biển xanh dựa vào bảo tồn

VOV.VN - 1 năm trước, hệ sinh thái, các rạn san hô tại Hòn Mun- vùng lõi của Khu Bảo tồn vịnh Nha Trang bị tàn phá nghiêm trọng, nhiều vùng san hô có cảnh quan độc đáo bị tẩy trắng, thủy sinh vật thưa thớt. Hàng loạt giải pháp được triển khai quyết liệt để phục hồi các rạn san hô. Giữ gìn thiên nhiên, bảo tồn nguồn lợi là giải pháp để tỉnh Khánh Hòa phát triển kinh tế biển xanh, bền vững

Khánh Hòa phát triển kinh tế biển xanh dựa vào bảo tồn

Khánh Hòa phát triển kinh tế biển xanh dựa vào bảo tồn

VOV.VN - 1 năm trước, hệ sinh thái, các rạn san hô tại Hòn Mun- vùng lõi của Khu Bảo tồn vịnh Nha Trang bị tàn phá nghiêm trọng, nhiều vùng san hô có cảnh quan độc đáo bị tẩy trắng, thủy sinh vật thưa thớt. Hàng loạt giải pháp được triển khai quyết liệt để phục hồi các rạn san hô. Giữ gìn thiên nhiên, bảo tồn nguồn lợi là giải pháp để tỉnh Khánh Hòa phát triển kinh tế biển xanh, bền vững

Bảo tồn làng nghề đan ngư cụ truyền thống ở Quảng Ninh
Bảo tồn làng nghề đan ngư cụ truyền thống ở Quảng Ninh

VOV.VN - Thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đang nỗ lực bảo tồn, phát triển làng nghề đan ngư cụ truyền thống Hưng Học bằng nhiều hình thức, như xây dựng mô hình, điểm đến tham quan, trải nghiệm cho du khách gắn với các sản phẩm OCOP.

Bảo tồn làng nghề đan ngư cụ truyền thống ở Quảng Ninh

Bảo tồn làng nghề đan ngư cụ truyền thống ở Quảng Ninh

VOV.VN - Thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đang nỗ lực bảo tồn, phát triển làng nghề đan ngư cụ truyền thống Hưng Học bằng nhiều hình thức, như xây dựng mô hình, điểm đến tham quan, trải nghiệm cho du khách gắn với các sản phẩm OCOP.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao