111111

Sao phải nhập cả tăm tre, đũa...của Trung Quốc khi Việt Nam làm được?

VOV.VN -Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam đang có vấn đề. Cùng với đó phải nâng cao năng suất, ưu tiên người Việt dùng hàng Việt.

Tiếp tục câu chuyện về việc làm thế nào để kinh tế Việt Nam không quá lệ thuộc vào kinh tế nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, bên lề kỳ họp Quốc hội, phóng viên VOV.VN phỏng vấn TS Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia.


Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn (ảnh V.H)

PV: Sau những biến cố đang xảy ra, nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam cần tăng nội lực để giảm lệ thuộc kinh tế nước ngoài, theo ông, chúng ta phải làm gì để đạt mục tiêu này?

Ông Vũ Viết Ngoạn: Đến thời điểm này, yêu cầu phát huy nội lực để đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của nền kinh tế Việt Nam đã trở thành yêu cầu cấp thiết. Để làm được việc đó, mục tiêu đầu tiên là phải nâng cao được năng suất lao động và hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Dù rằng không có vấn đề gì từ bên ngoài thì đó vẫn là yêu cầu có tính khách quan và lịch sử. Vì trước đây động lực cho phát triển kinh tế là thay đổi quan hệ sản xuất. Sau Đại hội 6 chúng ta trao quyền tự chủ nhiều hơn cho người nông dân trong phát triển nông nghiệp và tạo điều kiện cho phát triển khu vực tư nhân, công nhận 5 thành phần kinh tế… là động lực cho kinh tế phát triển.

Giờ đây, những nhân tố đó không còn nhiều yếu tố để tạo những thay đổi có tính đột phá, mà phải nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Chính vì vậy, phải tái cơ cấu. trong đó quan trọng là thể chế, bỏ tất cả những rào cản ảnh hưởng, hạn chế đến mọi tổ chức và cá nhân. Làm thế nào phát huy được tính năng động, sáng tạo của mọi thành phần kinh tế và mọi chủ thể kinh tế. Hướng tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển, đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

PV: Vậy theo ông, các DN trong nước đã thực sự phát huy vai trò của mình hay chưa?

Ông Vũ Viết Ngoạn: Mấy năm gần đây, do khó khăn, tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế, cộng với yếu tố nội tại của mình có nhiều bất cập nên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu là khu vực nước ngoài. Điều này làm cho tỷ trọng đóng góp cho tăng trưởng, xuất khẩu…  của DN trong nước còn hạn chế. Điều đó cũng phản ánh DN trong nước hiện một mặt đang khó khăn, tỷ trọng đóng của họ cũng đang ngày càng giảm đi. Thực tế này đang làm mất đi tính tự chủ của chúng ta. Nói về kinh tế thuần khiết thì nó không tạo ra sự ổn định kinh tế bền vững, lâu dài. Phát triển quá lệ thuộc bên ngoài bằng xuất khẩu mà không dựa vào thị trường trong nước thì cũng dẫn đến mất cân đối, ổn định.

PV: Lúc này chúng ta phải làm gì, thưa ông?

Ông Vũ Viết Ngoạn: Đây là lúc chúng ta tạo điều kiện cho toàn bộ nền kinh tế nói chung và mọi chủ thể (gồm nhà đầu tư nước ngoài và trong nước), đồng thời chúng ta có giải pháp hết sức tinh tế, tạo cho các chủ thể trực tiếp là người trong nước có điều kiện phát triển.

PV: Nhập siêu từ Trung Quốc rất lớn và tăng đều qua các năm. Theo ông, chúng ta phải làm gì để cải thiện cán cân thương mại này?

Ông Vũ Viết Ngoạn: Để giảm nhập siêu của Việt Nam từ nước ngoài cũng như từ Trung Quốc, quan trọng vẫn là tái cơ cấu nền kinh tế. Cụ thể, chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc những mặt hàng gì và nhập khẩu gì là chủ yếu? Nông sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc chiếm tới hơn 30% nhưng đồng thời nhập từ Trung Quốc nhiều máy móc, nguyên liệu phục vụ sản xuất như dệt may, da giày. Ngoài ra, chúng ta còn nhập khẩu cả những mặt hàng mà trong nước hoàn toàn có khả năng sản xuất được. Vì vậy, phải nghiên cứu phát triển sản xuất trong nước, tập trung vào mặt hàng ta hoàn toàn có thể chủ động được. Không nhất thiết phải nhập những mặt hàng đơn giản như tăm tre, đũa…

Nhập cho nguyên liệu sản xuất cũng cần cân nhắc, nghiên cứu để đa dạng hóa thị trường. Đa dạng hóa thị trường thì cần có thời gian. Thực tế, nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc hiện nay phục vụ cho dệt may, da giày có giá khá cạnh tranh.

Một điểm quan trọng cần thay đổi là hàng công nghiệp phụ trợ của chúng ta hiện nay đang kém. Chúng ta sản xuất những mặt hàng mang tính gia công, lắp ghép, nên cứ nhập nguyên liệu, phụ liệu nước ngoài về lắp ráp thì giá trị gia tăng thấp dễ dẫn đến nhập siêu.

Cùng với đó, chúng ta phải đa dạng hóa các nhà đầu tư nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc… cùng với họ phát triển công nghiệp phụ trợ, giúp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu thì sẽ góp phần cho chúng ta hạn chế nhập siêu ở một số thị trường.

PV: Hàng hóa Trung Quốc nhập vào Việt Nam chưa có rào cản kỹ thuật nào nên tràn ngập thị trường. Theo ông, đã đến lúc chúng ta phải xây dựng hàng rào kỹ thuật để kiểm soát vấn đề này?

Ông Vũ Viết Ngoạn: Chúng ta cần phải nghiên cứu các hàng rào kỹ thuật bằng việc nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất hàng hóa trong nước lên.

Chúng ta nghiên cứu các hàng rào kỹ thuật từ vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường, chất lượng hàng hóa… Đồng thời với đó, chúng ta phải thay đổi kết cấu hàng hóa của ta để đảm bảo chuẩn mực.

PV: Vì sao đến bây giờ câu chuyện về “lệ thuộc kinh tế” mới được nhắc đến rốt ráo như vậy, thưa ông?

Ông Vũ Viết Ngoạn: Không phải bây giờ mới chúng ta mới đặt ra vấn đề này mà bây giờ nó trở nên rõ nét hơn. Về mặt nhận thức ta nhận thức lâu rồi nhưng chưa thẩm thấu vào bộ óc của từng cá nhân, tổ chức, người chịu trách nhiệm cụ thể ở từng cấp trong hệ thống chính trị của chúng ta.

Nếu đồng lòng, quyết tâm thì sẽ đẩy nhanh được tiến độ đó, đặt ra khung thời gian cụ thể thế nào thì khó có thể nói được. Nhưng vấn đề là phải đoàn kết, thống nhất cao để cùng hành động.

PV: Xin cảm ơn ông!

Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (đoàn TP HCM), Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op Mart: “Nhập khẩu tăm tre là quá vô lý”

Doanh nghiệp trong nước làm tốt cũng vì lợi ích người tiêu dùng và tạo ra nhu cầu cho thị trường nội địa, kích thích các doanh nghiệp đầu tư, tạo cung. 

Saigon Co.op là một trong những đơn vị thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Trên 90% hàng hóa của chúng tôi là hàng nội địa. Chúng tôi luôn tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hàng Việt Nam trưng bày bày bán trong siêu thị. Cùng với đó là các chính sách để phục vụ các doanh nghiệp này tiếp cận thị trường  như cho phép sử dụng thương hiệu Co.op Mart trên một số sản phẩm.

Nếu làm tốt, đồng bộ công tác quản lý thị trường, ngăn chặn hàng nhái, hàng giả, hàng nhập lậu… sẽ vừa thúc đẩy sản xuất trong nước và giảm sự lệ thuộc đối với những mặt hàng mà chúng ta có năng lực sản xuất. Chúng ta để hàng Trung Quốc nhập tràn lan như hiện nay thì không có nhà sản xuất nào đầu tư nghiên cứu để cải tiến mẫu mã, sản xuất sản phẩm. Hệ quả là chúng ta sẽ bị lệ thuộc suốt. Việc nhập khẩu sẽ phải có chọn lọc về tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã, an toàn, vệ sinh…

DN Việt Nam hoàn toàn sản xuất được rất nhiều mặt hàng, ví dụ như bánh kẹo, thực phẩm chế biến, các loại trái cây. Hiện chúng tôi hoàn toàn không bán các loại trái cây không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đặc biệt không kinh doanh trái cây của Trung Quốc. Vì vừa qua trái cây và hàng nông sản của Trung Quốc nhập khẩu qua đường biên mậu hoàn toàn không bảo đảm điều kiện vệ sinh thực phẩm./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao