111111

Quảng Ngãi hỗ trợ hơn 8 tỷ đồng cho các hộ dân ngừng nuôi cá ở cảng Dung Quất

VOV.VN - Các hộ nuôi cá đã tháo dỡ toàn bộ lồng bè và được chính quyền địa phương hỗ trợ chi phí để chuyển đổi nghề, ổn định cuộc sống.

Khu vực nuôi thủy sản tự phát tại cảng biển Dung Quất của người dân thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trước đây đã từng bị thiệt hại nặng do ô nhiễm môi trường. Tỉnh Quảng Ngãi đã có quyết định tháo dỡ toàn bộ lồng bè nuôi thủy sản tại đây, đồng thời chính quyền địa phương hỗ trợ chi phí để các hộ nuôi chuyển đổi nghề, ổn định cuộc sống.

Ông Nguyễn Lập, ở thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa hoàn thành việc tháo dỡ, di chuyển 6 lồng nuôi cá lên bờ cho biết, ông đã đầu tư vào lồng bè này hơn 200 triệu đồng và thả nuôi hơn 3 năm qua. Tuy nhiên, do nuôi trong khu vực có nhiều công trình đang xây dựng nên nguồn nước bị ô nhiễm, thủy sản nuôi bị dịch bệnh.

“Sau khi tỉnh tuyên truyền, vận động người dân tháo dỡ lồng bè mọi người đều thực hiện theo quy định chung và quyết định không nuôi cá nữa. Nói chung việc thi công các công trình gần đây bị ô nhiễm nhiều, nên việc nuôi thủy sản không đạt hiệu quả nên việc tháo dỡ lồng bè là hợp lý”, ông Lập cho biết.

Người dân khẩn trương tháo dỡ lồng bè nuôi thủy sản
trong cảng Dung Quất.

Sau khi được nhận tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và chi phí đầu tư nuôi thủy sản, ông Huỳnh Ngọc Thiên, ở xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã nhanh chóng tháo dỡ lồng bè. Theo ông Thiên, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các hộ nuôi thủy sản như vậy là hợp lý, người dân rất ủng hộ.

“Chính sách hỗ trợ như thế này là rất xứng đáng. Người dân đã nhận tiền hỗ trợ và cam kết chuyển đổi ngành nghề, không nuôi cá nữa. Tôi nuôi 2 bè với 12 ô, trước đây đầu tư 150 triệu giờ được hỗ trợ 102 triệu. Sau khi nuôi cá đã hơn 3 năm, giờ vật tư hao hụt thì việc hỗ trợ vậy là hợp lý”, ông Thiên vui vẻ cho hay.

Xã Bình Đông là địa phương có số lượng hộ nuôi thủy sản lồng bè nhiều nhất trên khu vực cảng Dung Quất với 46 hộ nuôi hơn 300 lồng. Chính quyền địa phương đã vận động, tuyên truyền và chi trả tiền hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho các hộ dân này.

Đến nay đã có 12 hộ dân tự nguyện không nuôi thủy sản lồng bè trong khu vực cảng và chuyển sang làm việc khác, 34 hộ dân còn lại cá chưa xuất bán được nên người dân đã di chuyển đi nơi khác. UBND xã Bình Đông cam kết sẽ tháo dỡ toàn bộ lồng nuôi thủy sản này trước ngày 30/4.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho hay, song song với việc giúp người dân tháo dỡ lồng bè nuôi thủy sản, địa phương cũng đã hỗ trợ kinh phí giúp bà con chuyển đổi ngành nghề theo hai hình thức.

“Đối với những lao động trực tiếp nuôi cá trên lồng bè đa phần là người lớn tuổi, không thể đi học nghề nên đề nghị được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt để họ chuyển đổi nghề nghiệp. Đối với những hỗ trợ dân sinh, địa phương sẽ tính theo nhân khẩu của từng gia đình đẻ hỗ trợ khẩu ăn. Các hộ đã cam kết sau khi tháo dỡ lồng bè sẽ tự chuyển đổi ngành nghề và tự tạo việc làm theo nhu cầu”, ông Thanh cho biết.

Chính quyền xã chi tiền hỗ trợ người dân tháo dỡ lồng bè.

Hiện trong khu vực cảng Dung Quất có 85 hộ ở các xã Bình Đông, Bình Thạnh và Bình Thuận huyện Binh  Sơn thả nuôi thủy sản bằng lồng bè. Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cam kết, đến cuối tháng Tư này sẽ chấm dứt việc nuôi thủy sản ở đây.

"Huyện đã chỉ đạo các hộ dân chấm dứt nuôi thủy sản lồng bè trên vùng biển Dung Quất. Để các hộ dân không tái lấn chiếm, UBND huyện Bình Sơn cũng đã thành lập tổ công tác phối hợp với đồn biên phòng Bình Thạnh, Dung Quất thường xuyên tuần tra, kiểm tra trong 1 tháng để tránh trường hợp các hộ dân quanh trở lại nuôi trên vùng biển này", ông Trung cho biết.

Trên khu vực vùng biển cảng Dung Quất đang có nhiều doanh nghiệp hoạt động sản suất, kinh doanh và thi công kè chắn sóng. Trong quá trình hoạt động sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước, dễ dẫn đến rủi ro cho người nuôi thủy sản. Do vậy, UBND tỉnh Quảng Ngãi chủ trương hỗ trợ hơn 8 tỷ đồng để các hộ dân nuôi thủy sản lồng bè ở đây chuyển sang ngành nghề khác, ổn định đời sống./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thanh Hóa: Nuôi cá lồng vượt 700% quy hoạch ảnh hưởng môi trường
Thanh Hóa: Nuôi cá lồng vượt 700% quy hoạch ảnh hưởng môi trường

VOV.VN - Tình trạng nuôi cá lồng vượt quy hoạch ở Thanh Hóa có thể khiến ô nhiễm nguồn nước, khi các loại tảo phát triển, nước biển thiếu oxy sẽ gây chết cá. 

Thanh Hóa: Nuôi cá lồng vượt 700% quy hoạch ảnh hưởng môi trường

Thanh Hóa: Nuôi cá lồng vượt 700% quy hoạch ảnh hưởng môi trường

VOV.VN - Tình trạng nuôi cá lồng vượt quy hoạch ở Thanh Hóa có thể khiến ô nhiễm nguồn nước, khi các loại tảo phát triển, nước biển thiếu oxy sẽ gây chết cá. 

Nuôi cá lồng kết hợp du lịch cho hiệu quả kinh tế cao
Nuôi cá lồng kết hợp du lịch cho hiệu quả kinh tế cao

VOV.VN - Mô hình nuôi cá tập trung ứng dụng công nghệ cao kết hợp với du lịch, dịch vụ giúp người dân có thu gấp đôi, gấp 3 so với trước kia.

Nuôi cá lồng kết hợp du lịch cho hiệu quả kinh tế cao

Nuôi cá lồng kết hợp du lịch cho hiệu quả kinh tế cao

VOV.VN - Mô hình nuôi cá tập trung ứng dụng công nghệ cao kết hợp với du lịch, dịch vụ giúp người dân có thu gấp đôi, gấp 3 so với trước kia.

Ngắm cơ ngơi của tỷ phú nuôi cá lồng bè trên sông Hậu
Ngắm cơ ngơi của tỷ phú nuôi cá lồng bè trên sông Hậu

VOV.VN - Mỗi năm ông Bảy Bon thu nhập hàng tỷ đồng từ nguồn cá nguyên liệu và cho khách tham quan trên những lồng bè nuôi cá.

Ngắm cơ ngơi của tỷ phú nuôi cá lồng bè trên sông Hậu

Ngắm cơ ngơi của tỷ phú nuôi cá lồng bè trên sông Hậu

VOV.VN - Mỗi năm ông Bảy Bon thu nhập hàng tỷ đồng từ nguồn cá nguyên liệu và cho khách tham quan trên những lồng bè nuôi cá.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao