111111

Phụ nữ vùng cao Quảng Ninh “nghĩ mới, làm mới” vươn lên thoát nghèo

VOV.VN - Vượt lên khó khăn, nhiều phụ nữ nơi thôn bản vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Quảng Ninh đã “nghĩ mới, làm mới”, tận dụng lợi thế địa phương để thoát nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Vừa cuốc xới đất, chị Đinh Thị Hiền (thôn Loỏng Toỏng, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ) vừa hào hứng khoe khu vườn đồi mà chị đã dày công chăm bón với cả trăm gốc trà hoa vàng đang cho thu hoạch. Chỉ ít năm trước, gia đình có 4 nhân khẩu của chị thuộc diện hộ nghèo, tài sản duy nhất là căn nhà tranh vách đất lụp xụp. Đất rừng được giao nhưng không biết cách làm, trồng keo vài năm mới được thu hoạch, kinh tế gia đình lúc ấy chỉ trông vào tiền công ít ỏi đi làm thuê của chồng.

Năm 2017, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ninh và Quỹ khuyến khích phụ nữ phát triển của TP.Uông Bí đã phối hợp, hỗ trợ nguồn cây giống trà hoa vàng cho hội viên hội phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Không cam chịu mãi đói nghèo, người phụ nữ Dao mạnh dạn đăng ký tham gia. Nhận 100 cây trà hoa vàng giống, lại được hỗ trợ thêm 1 tạ phân bón, thuốc trừ sâu và 1 triệu đồng, chị Hiền quyết tâm vỡ đất, theo các lớp tập huấn để học cách chăm từng gốc cây, tỉa từng cành lá, phủ xanh đất đồi chỉ sau hơn 1 năm.

“Thu hoạch hoa, thu hoạch được cả lá, tôi cũng đã bán được nhiều đợt. Mỗi đợt được 5-6 kg, có khi được 11kg lá, giá bán ngày một tăng”, chị Hiền phấn khởi nói.

Từng “bán mặt cho đất” mà chẳng đủ ăn, giờ đây chị Hiền tự tin với kỹ thuật trồng trà của mình khi “mát tay” chiết cành, nhân giống, mở rộng mô hình thêm hàng trăm gốc. Những năm gần đây, trà hoa vàng Ba Chẽ đã trở thành sản phẩm OCOP chủ lực của Quảng Ninh, là loại dược liệu quý có công dụng chống oxi hóa, kháng ung thư, giảm mỡ máu, điều hòa huyết áp,... Hiện giá bán mỗi kg hoa khô từ 15 triệu đồng, lá trà cũng có giá từ 80.000 đồng/kg. Không chỉ thoát nghèo, trà hoa vàng cũng giúp gia đình chị Đinh Thị Hiền có thu nhập ổn định, xây nhà mới, chăm lo cho con cái học hành.

Cũng gắn bó với đất đồi và những cánh rừng, năm 2011, cô gái Tày Lã Thị Thu (xã Dân Chủ, huyện Hoành Bồ cũ, nay thuộc TP.Hạ Long) về làm dâu gia đình lão nông Đinh Mạnh Đới - người tiên phong mang giống ổi lê Đài Loan về trồng tại đây. Thời gian đầu, ít vốn và thị trường hạn hẹp, chị Thu phải mang từng cân ổi tới các chợ trung tâm xa 40-50km giới thiệu. Khi sản phẩm dần tiêu thụ ổn định, chị bàn với chồng mạnh dạn bỏ bớt diện tích trồng vải, vay vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Chính sách xã hội, các kênh của Hội phụ nữ để tập trung chuyên canh cây ổi.

Những ngày khó khăn dần qua, cây ổi phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên phát triển tốt, cho năng suất cao. Dù vậy, quá trình chăm sóc giống ổi này cũng tốn không ít công phu do phải thường xuyên tỉa cành, lá sâu và loại bỏ quả xấu rồi tiến hành bao từng trái bằng lớp xốp để quả to đều, giòn, thơm và ngọt sắc... Vừa làm, vừa học, khi thành công gia đình chị Thu lại chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều hộ khác nên chỉ vài năm sau, các xã Sơn Dương, Tân Dân, Bằng Cả, Thống Nhất... đều trồng ổi, đưa ổi Hoành Bồ trở thành sản phẩm OCOP 3 sao được biết đến rộng rãi.

“Ban đầu chỉ tập trung trồng ổi, nhưng nay tôi đã quan tâm hơn đến việc xây dựng nhãn hiệu OCOP cho cây ổi nhà mình, tham gia quảng bá tại các Hội chợ OCOP của tỉnh để nhiều người biết đến thương hiệu “ổi ông Đới”. Được nhiều người biết đến rồi thì mình càng phải giữ chất lượng, nâng cao chất lượng hơn nữa”, chị Thu chia sẻ.

Bận rộn với hơn 3.000 gốc ổi trên diện tích 2ha cho doanh thu 300-400 triệu đồng/năm, nhưng chị Lã Thị Thu vẫn “nghĩ mới”. Năm 2022, chị xây dựng mô hình tham quan, đón khách du lịch từ trung tâm TP.Hạ Long. Du khách sẽ có một ngày trải nghiệm làm nông dân, vừa tham gia tỉa cành hái quả, vừa tận hưởng thiên nhiên, câu cá thư giãn và thưởng thức ẩm thực đặc sắc. Mô hình không chỉ tận dụng lợi thế từ vườn ổi, mà còn giúp thôn bản vùng cao Hạ Long được biết đến nhiều hơn, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương.

“Chị em chúng tôi được tạo điều kiện làm việc ở đây, có lúc cũng vất vả nhưng rất đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Từ trồng ổi, nay chúng tôi trồng thêm trà hoa vàng, trồng cây sâm, hôm nào đông khách tới thì chúng tôi hỗ trợ thêm bếp núc phục vụ khách, thu nhập hàng tháng ổn định hơn 6 triệu đồng/tháng”, bà Dương Thị Thảo, người làm công tại vườn cho biết.

Tất tả trở lại với vườn cây ao cá, chị Thu chia sẻ dự định mở rộng quy mô, nâng cao hơn nữa giá trị của cây ổi mang thương hiệu gia đình... Sẽ có thêm nhiều việc làm cho bà con thôn bản, thêm nhiều dịch vụ để khách phương xa thực sự trải nghiệm thiên nhiên và tìm hiểu văn hoá bản địa. Đó cũng là cách để những người phụ nữ vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp sức làm giàu, làm đẹp hơn cho quê hương mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nông dân Khmer sản xuất giỏi, tay trắng vươn lên thoát nghèo
Nông dân Khmer sản xuất giỏi, tay trắng vươn lên thoát nghèo

VOV.VN - Nhờ áp dụng mô hình đa canh cây màu kết hợp với chăn nuôi bò thịt, gia đình anh Danh Giang và chị Sơn Thị Ngọc Ánh, ở ấp Phú Ninh, xã An Ninh, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng từ một hộ nghèo với hai bàn tay trắng đã vươn lên thoát nghèo, thu nhập vài ba trăm triệu đồng/năm trên diện tích đất gần 1 hecta.

Nông dân Khmer sản xuất giỏi, tay trắng vươn lên thoát nghèo

Nông dân Khmer sản xuất giỏi, tay trắng vươn lên thoát nghèo

VOV.VN - Nhờ áp dụng mô hình đa canh cây màu kết hợp với chăn nuôi bò thịt, gia đình anh Danh Giang và chị Sơn Thị Ngọc Ánh, ở ấp Phú Ninh, xã An Ninh, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng từ một hộ nghèo với hai bàn tay trắng đã vươn lên thoát nghèo, thu nhập vài ba trăm triệu đồng/năm trên diện tích đất gần 1 hecta.

Khát vọng vươn lên thoát nghèo của người phụ nữ Dao
Khát vọng vươn lên thoát nghèo của người phụ nữ Dao

VOV.VN - Không cam chịu cảnh đói nghèo khi gia đình có sẵn đồi đất, chị Lò Lở Mẩy, một phụ nữ dân tộc Dao, ở thôn Chu Cang Hồ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã kiên trì thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ trồng trọt.

Khát vọng vươn lên thoát nghèo của người phụ nữ Dao

Khát vọng vươn lên thoát nghèo của người phụ nữ Dao

VOV.VN - Không cam chịu cảnh đói nghèo khi gia đình có sẵn đồi đất, chị Lò Lở Mẩy, một phụ nữ dân tộc Dao, ở thôn Chu Cang Hồ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã kiên trì thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ trồng trọt.

Mô hình may gia công giúp phụ nữ vươn lên thoát nghèo
Mô hình may gia công giúp phụ nữ vươn lên thoát nghèo

VOV.VN - Mô hình “tổ liên kết may gia công” được triển khai mang lại kết quả thiết thực, giúp nhiều chị em phụ nữ nhàn rỗi có việc làm ổn định, tăng thu nhập.

Mô hình may gia công giúp phụ nữ vươn lên thoát nghèo

Mô hình may gia công giúp phụ nữ vươn lên thoát nghèo

VOV.VN - Mô hình “tổ liên kết may gia công” được triển khai mang lại kết quả thiết thực, giúp nhiều chị em phụ nữ nhàn rỗi có việc làm ổn định, tăng thu nhập.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao