111111

Phân quyền mà không giám sát cụ thể, doanh nghiệp Nhà nước không dám làm

VOV.VN - Góp ý dự án Luật Đầu tư và Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ở hội thảo do Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức chiều 22/8, có ý kiến cho rằng, phân cấp phân quyền mà không quy định cụ thể việc giám sát rất khó để doanh nghiệp Nhà nước dám nghĩ, dám làm.

Phải có biện pháp giám sát rõ ràng

Góp ý vấn đề phân cấp, phân quyền trong dự án Luật Đầu tư và Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, ông Lê Tấn Cường, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) bày tỏ tâm tư. Bởi, cũng chính từ việc phân cấp, phân quyền để cho doanh nghiệp được tự làm, nhưng 2-3 năm sau kiểm tra lại thì được cho là sai và đã có rất nhiều cán bộ vướng vòng lao lý và IPC là một ví dụ điển hình.

Cho nên, theo ông Lê Tấn Cường, ngoài phân cấp phân quyền thì luật rất cần cụ thể trong công tác giám sát. Lấy ví dụ về công tác giám sát, ông Cường cho biết, khi ông còn làm việc tại đơn vị Quản lý vốn doanh nghiệp Nhà nước thuộc Sở Tài chính TP.HCM, thông thường đoàn liên ngành sẽ kiểm tra doanh nghiệp trong Quý 1, từ đó giúp doanh nghiệp yên tâm làm việc. Nhưng theo dự án Luật Đầu tư và Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì việc giám sát chưa rõ ràng.

Ông Cường phân tích thêm: "Bây giờ theo luật mới này, phân cấp gần như toàn bộ, kể cả tiền lương. Riêng việc tiền lương trước đây giao cho Sở Lao động Thương binh Xã hội mà còn cãi tới cãi lui. Bây giờ giao cho chúng tôi làm. Nhưng mai mốt lương ông cao quá, ông thấp quá, báo chí đăng liên tục. Tôi đề nghị, cơ chế giám sát cần cụ thể hơn, cơ quan nào giám sát, cần thiết thì thành lập hàng năm một đoàn kiểm tra hỗ trợ để doanh nghiệp yên tâm hơn trong công việc. Làm mà nhiều anh em về hưu rồi vẫn bị mời lại, anh em rất sợ".

Cần nguyên tắc bảo vệ người dám làm

Bàn về vấn đề phân phối lợi nhuận sau thuế ở doanh nghiệp có vốn Nhà nước, ông Vũ Ngọc Nam, đại diện của Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn đồng tình với đề xuất của các cơ quan thẩm tra của Quốc hội về việc trích lại 50% vào Quỹ Đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp.

Quỹ Đầu tư này sử dụng để xử lý tài chính đối với các dự án kinh doanh thua lỗ do điều kiện khách quan theo quyết định của cấp có thẩm quyền; chi trả tiền lương, tiền công…

Nhưng, ông Nam cho rằng, việc quy định như dự án luật là điều chuyển Quỹ Đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước này sang doanh nghiệp Nhà nước khác là chưa phù hợp với quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp. Hơn nữa, Quỹ Đầu tư phát triển có nguồn gốc từ trích lợi nhuận sau thuế, là thành quả kinh doanh của một tập thể doanh nghiệp nên việc điều chuyển sẽ làm mất động lực của doanh nghiệp.

Theo dự án Luật Đầu tư và Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp có vốn Nhà nước phải đáp ứng các tiêu chí bảo toàn, phát triển và hiệu quả. Ông Vũ Ngọc Nam cho rằng, cần phải có văn bản hướng dẫn như thế nào là bảo toàn, như thế nào là hiệu quả để doanh nghiệp có thể mạnh dạn đầu tư vào những dự án nghiên cứu khoa học mang tính tiên phong.

Ông Vũ Ngọc Nam nói thêm: "Ví dụ như chúng tôi đầu tư vốn nghiên cứu khoa học, đầu tư một dự án ở Nga sản xuất tuabin điện gió 9 cánh đồng trục, mỗi trục là có 4 - 5 cánh. Đây là một dự án rủi ro rất nhiều, giá trị đầu tư trên 270 tỉ đồng. Nếu mất khoản vốn này, hoặc không thành công với một dự án nghiên cứu khoa học mang tính tiên phong, thì có lẽ sẽ rơi vào trường hợp không bảo toàn. Chúng ta cần phải có một nguyên tắc để bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm như là đi tiên phong đối với những dự án có tính rủi ro, nghiên cứu khoa học cao".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Góp ý Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Góp ý Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

VOV.VN - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, quá trình thẩm tra dự án luật phải đảm bảo được thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, đảm bảo tính hợp hiến và tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Góp ý Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Góp ý Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

VOV.VN - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, quá trình thẩm tra dự án luật phải đảm bảo được thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, đảm bảo tính hợp hiến và tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

"Phải bảo toàn, phát triển mỗi một đồng vốn Nhà nước bỏ vào doanh nghiệp"
"Phải bảo toàn, phát triển mỗi một đồng vốn Nhà nước bỏ vào doanh nghiệp"

VOV.VN - Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn cạnh tranh bình đẳng, cùng một cuộc chơi, tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước lại có rất nhiều quy định ràng buộc, vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng cần nâng cấp, đổi mới cũng như hiện đại hóa các công cụ quản trị doanh nghiệp.

"Phải bảo toàn, phát triển mỗi một đồng vốn Nhà nước bỏ vào doanh nghiệp"

"Phải bảo toàn, phát triển mỗi một đồng vốn Nhà nước bỏ vào doanh nghiệp"

VOV.VN - Các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường luôn cạnh tranh bình đẳng, cùng một cuộc chơi, tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước lại có rất nhiều quy định ràng buộc, vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng cần nâng cấp, đổi mới cũng như hiện đại hóa các công cụ quản trị doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ (KHCN), các ngành mới nổi...

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ (KHCN), các ngành mới nổi...

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao