111111

Nuôi biển mở cơ hội cho phát triển kinh tế biển, làm giàu từ biển

VOV.VN - Quảng Ninh là địa phương đầu tiên của cả nước quy hoạch, thí điểm giao diện tích mặt nước nuôi biển đã mở ra cơ hội cho các DN, HTX, nhà đầu tư phát triển kinh tế biển, làm giàu từ biển.

 

Quảng Ninh có hơn 6.100km2 mặt biển với ngư trường khai thác rộng lớn. Vùng biển Quảng Ninh là nơi sinh sống của nhiều loài thủy hải sản có giá trị, tạo ra cơ hội lớn cho ngành nuôi trồng và đánh bắt phục vụ xuất khẩu, chế biến thực phẩm giá trị cao. Bởi vậy, việc Quảng Ninh là địa phương đầu tiên của cả nước quy hoạch, thí điểm giao diện tích mặt nước nuôi biển đã mở ra cơ hội cho các DN, HTX, nhà đầu tư phát triển kinh tế biển, làm giàu từ biển. 

HTX Thương mại và dịch vụ thủy sản Mạnh Đức là 1 trong 5 HTX đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh vừa được cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản. Với diện tích 400ha mặt nước được giao ở khu vực biển Vân Đồn, ông Nguyễn Mạnh Thịnh - Giám đốc HTX Mạnh Đức kỳ vọng việc được giao diện tích mặt nước sẽ xoá đi sự bấp bênh, bất an trong hướng đầu tư.

“HTX nhận giấy phép được cấp diện tích mặt nước là cơ hội để được làm chủ, được quản lý, học hỏi kinh nghiệm trong nuôi biển và tạo công ăn việc làm cho cá nhân và người dân, tạo cơ hội cho chính chúng tôi và các HTX khác”, ông Thịnh bày tỏ.  

Đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã quy hoạch 45.000ha mặt nước và trở thành địa phương đầu tiên thí điểm giao khu vực biển cho các tổ chức, cá nhân quản lý để nuôi trồng thủy sản. Bà Nguyễn Thị Hải Bình, Tổng Giám đốc Tập đoàn STP cho biết, 7 năm qua đã bền bỉ thực hiện mô hình nuôi biển xen canh, kết hợp du lịch và tìm kiếm thị trường nước ngoài với mong muốn gia tăng giá trị trên một ha diện tích nuôi trồng. Bà Bình phấn khởi khi DN được cấp phép nuôi biển xa bờ tại Quảng Ninh.

“DN đang nuôi xen canh rong sụn với loài 2 mảnh và sắp tới là nuôi với ngọc trai bằng phương pháp đa tầng và hệ lồng nổi HDPE. Trên 1 hệ sinh thái, DN sẽ gia tăng giá trị của nhiều loài nuôi, thay vì chỉ nuôi DN còn trồng thủy sản sẽ tăng giá trị của nhiều loài nuôi trồng trong 1 ha được cấp. Những mặt hàng này sẽ được xuất khẩu đi Mỹ, Nhật, Australia với giá trị gấp 3,4 lần đang bán hiện nay”, bà Bình vui vẻ cho biết.

Quảng Ninh có tiềm năng vượt trội để trở thành trung tâm nuôi biển lớn nhất miền Bắc khi có hơn 6.100km2 mặt biển với đường bờ biển dài hơn 250 km, hơn 40.000 ha bãi triều, gần 19.000 ha rừng ngập mặn... Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là ngư trường khai thác rộng lớn, nơi sinh sống của nhiều loài hải sản có giá trị, tạo ra cơ hội cho phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đặc biệt phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế biến thực phẩm giá trị cao.

Đáng chú ý, trong 2 năm đầu thực hiện Đề án nuôi biển quốc gia, tỉnh Quảng Ninh đã chuyển đổi hơn 1 triệu phao xốp thành phao nhựa thân thiện với môi trường và thành lập mới hơn 120 HTX nuôi trồng thủy sản.

Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định, địa phương đang nỗ lực để có được những vùng biển sạch, chào đón những nhà đầu tư, nhất là những nhà đầu tư có khoa học công nghệ nuôi biển tiên tiến.

“Quảng Ninh đã phê duyệt quy hoạch vùng nuôi ở tất cả các địa phương có biển trên toàn tỉnh. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, bên cạnh các cơ chế hỗ trợ để thu hút đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài mang khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới tới Quảng Ninh. Quảng Ninh cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với người dân và các DN ở tất cả các khu vực biển”, ông Huy cho biết.

PGS.TS Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của Quảng Ninh, khi phát huy những thế mạnh về biển và kỳ vọng, Quảng Ninh sẽ trở thành Trung tâm nuôi biển lớn ở phía Bắc, đặt nền tảng cho sự giàu có của người dân, DN.

“Còn cần phải có cơ chế chính sách, quy trình, quy phạm mới để bổ sung. Bởi đây mới chỉ là quy hoạch không gian biển, còn quy hoạch nuôi trồng thủy sản biển còn có mật độ lồng nuôi, quy mô, kích thước lồng, cần phải rõ ràng, vì còn phụ thuộc vào vùng biển nông sâu, dòng chảy biển, môi trường sinh thái. Quảng Ninh đã rất nỗ lực nhưng còn nhiều việc phải làm...”, PGS.TS Chu Hồi nhận xét.

Để trở thành Trung tâm thủy sản của miền Bắc, Quảng Ninh cũng ban hành nhiều chủ trương, chính sách, trong đó việc quy hoạch hơn 45.000 ha khu vực cho nuôi biển và tiến hành thí điểm giao diện tích mặt nước là những bước đi đầu tiên, mở ra cơ hội lớn cho ngư dân Quảng Ninh thay đổi tư duy nuôi trồng thủy sản, tự tin làm chủ và làm giàu từ biển quê hương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nuôi biển xu thế tăng trưởng xanh cho hiện tại và tương lai
Nuôi biển xu thế tăng trưởng xanh cho hiện tại và tương lai

VOV.VN - Các chuyên gia doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con nuôi trồng thủy sản kết nối với các viện, trường, nhà khoa học và các tập đoàn trong và ngoài nước để cùng nhau định hình một con đường nuôi biển góp phần cho một xu thế phát triển xanh.

Nuôi biển xu thế tăng trưởng xanh cho hiện tại và tương lai

Nuôi biển xu thế tăng trưởng xanh cho hiện tại và tương lai

VOV.VN - Các chuyên gia doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con nuôi trồng thủy sản kết nối với các viện, trường, nhà khoa học và các tập đoàn trong và ngoài nước để cùng nhau định hình một con đường nuôi biển góp phần cho một xu thế phát triển xanh.

Khai thác đa giá trị từ nuôi biển
Khai thác đa giá trị từ nuôi biển

VOV.VN - Các doanh nghiệp phải bắt tay với HTX, làm sao nuôi biển không chỉ tạo ra thực phẩm mà còn là mỹ phẩm, dược phẩm, khai thác đa giá trị từ nuôi biển - đó là điều Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh trong buổi gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp, HTX nuôi biển (chiều 31/3).

Khai thác đa giá trị từ nuôi biển

Khai thác đa giá trị từ nuôi biển

VOV.VN - Các doanh nghiệp phải bắt tay với HTX, làm sao nuôi biển không chỉ tạo ra thực phẩm mà còn là mỹ phẩm, dược phẩm, khai thác đa giá trị từ nuôi biển - đó là điều Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh trong buổi gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp, HTX nuôi biển (chiều 31/3).

Quảng Ninh phấn đấu mục tiêu 8.800 hecta từ nuôi biển
Quảng Ninh phấn đấu mục tiêu 8.800 hecta từ nuôi biển

VOV.VN - Với hơn 2.000 đảo lớn nhỏ, dải bờ biển dài 250 km Quảng Ninh là địa phương có nhiều thế mạnh trong nuôi hải sản trên biển. Tỉnh đã và đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để thu hút đầu tư; phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 8.800 hecta diện tích nuôi biển.

Quảng Ninh phấn đấu mục tiêu 8.800 hecta từ nuôi biển

Quảng Ninh phấn đấu mục tiêu 8.800 hecta từ nuôi biển

VOV.VN - Với hơn 2.000 đảo lớn nhỏ, dải bờ biển dài 250 km Quảng Ninh là địa phương có nhiều thế mạnh trong nuôi hải sản trên biển. Tỉnh đã và đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để thu hút đầu tư; phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 8.800 hecta diện tích nuôi biển.

Cần sớm giao mặt nước biển cho nghề nuôi biển phát triển bền vững
Cần sớm giao mặt nước biển cho nghề nuôi biển phát triển bền vững

VOV.VN - Để nghề nuôi biển phát triển bền vững, Bộ NN&PTNT đề nghị phối hợp với Bộ Tài nguyên - Môi trường sớm giải quyết giao mặt nước biển.

Cần sớm giao mặt nước biển cho nghề nuôi biển phát triển bền vững

Cần sớm giao mặt nước biển cho nghề nuôi biển phát triển bền vững

VOV.VN - Để nghề nuôi biển phát triển bền vững, Bộ NN&PTNT đề nghị phối hợp với Bộ Tài nguyên - Môi trường sớm giải quyết giao mặt nước biển.

Phát triển nuôi biển tự nhiên gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
Phát triển nuôi biển tự nhiên gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản

VOV.VN - Ngày 10/11, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo nuôi biển tự nhiên kết hợp với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

Phát triển nuôi biển tự nhiên gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản

Phát triển nuôi biển tự nhiên gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản

VOV.VN - Ngày 10/11, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo nuôi biển tự nhiên kết hợp với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

Phát triển nuôi biển là xu hướng tất yếu
Phát triển nuôi biển là xu hướng tất yếu

VOV.VN - Lĩnh vực nuôi biển được Đảng, Chính phủ xác định là động lực phát triển kinh tế với nhiều chính sách đã được ban hành, điển hình là Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tầm nhìn, mục tiêu, giải pháp cụ thể.

Phát triển nuôi biển là xu hướng tất yếu

Phát triển nuôi biển là xu hướng tất yếu

VOV.VN - Lĩnh vực nuôi biển được Đảng, Chính phủ xác định là động lực phát triển kinh tế với nhiều chính sách đã được ban hành, điển hình là Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tầm nhìn, mục tiêu, giải pháp cụ thể.

Nuôi biển: Nhận diện khó khăn để phát triển
Nuôi biển: Nhận diện khó khăn để phát triển

VOV.VN - Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, quy mô nuôi biển hiện nay tại Việt Nam chủ yếu là hộ gia đình, chưa được liên kết, chưa tạo ra chuỗi giá trị, điều này gia tăng rủi ro đối với những người nuôi biển, nhất là khi thiên tai xảy ra.

Nuôi biển: Nhận diện khó khăn để phát triển

Nuôi biển: Nhận diện khó khăn để phát triển

VOV.VN - Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, quy mô nuôi biển hiện nay tại Việt Nam chủ yếu là hộ gia đình, chưa được liên kết, chưa tạo ra chuỗi giá trị, điều này gia tăng rủi ro đối với những người nuôi biển, nhất là khi thiên tai xảy ra.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao