111111

Nông dân Lạng Sơn thu nhập hàng trăm triệu đồng từ cây hạt dẻ

VOV.VN - Không chỉ ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) có loại đặc sản quý là hạt dẻ, nay ở Lạng Sơn cũng có loại dẻ ngon như dẻ Trùng Khánh, sai quả hơn và thậm chí còn cho thu hoạch trái vụ. Từ cây dẻ, người nông dân ở Lạng Sơn đã tìm thấy hướng đi mới trong xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

Thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, mô hình trồng cây dẻ ghép tại xã Quảng Lạc (TP.Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) đã nhận được sự quan tâm và hưởng ứng của người dân. Bước đầu, mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao do cây hạt dẻ dễ trồng, dễ chăm sóc và phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương nên cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Anh Nguyễn Trung Hiếu (xóm Bản Quéng, thôn Quảng Trung II, xã Quảng Lạc) bắt đầu trồng cây dẻ từ năm 2006 trên diện tích 2 ha vườn đồi của gia đình. Cây hạt dẻ lớn nhanh, ít sâu bệnh và chỉ sau 4 năm đã bắt đầu cho thu hoạch.

“Cây hạt dẻ cũng dễ trồng, chỉ cần đúng mùa vụ là được. Loại cây trồng này cũng dễ chăm bón, khoảng tháng 12 âm lịch thì bón phân cho cây 1 đợt để ra xuân cây ra nhiều lộc non, khỏe; đến tháng 5 âm lịch lại bón thêm một đợt nữa để thúc cây phát triển. Vụ vừa rồi nhà tôi thu hoạch được khoảng 4-5 tấn quả, bên cạnh đó, tôi còn thu mua thêm của các hộ trong xóm. Giá bán năm nay khoảng từ 80.000 – 100.000 đồng/kg, tùy loại hạt to, nhỏ. Hạt dẻ ở đây được bán đi các tỉnh thành phố trong cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, thậm chí đi cả thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu...”, anh Hiếu chia sẻ.

Đến nay, gia đình anh Hiếu có trên 8 ha cây hạt dẻ, trong đó có hơn 4 ha đang cho thu hoạch. Với giá bán từ 80.000 – 100.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi năm gia đình anh thu về hơn 300 triệu đồng. Không chỉ có thu nhập từ thu hoạch và bán hạt dẻ, gia đình anh còn cung cấp cây giống cho bà con với giá chỉ bằng 2/3 giá thị trường và hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm, giúp người dân trong xã cùng nâng cao thu nhập.

“Cây dẻ ở đây đang được bà con trong xã trồng ngày càng nhiều. Hạt dẻ Quảng Lạc vẫn chưa đủ bán ra thị trường, hàng năm sau khi thu hoạch thương lái đến thu mua tận vườn. Thậm chí là khách ở tận Hà Nội đặt hàng qua mạng. Nhà tôi trước giờ chủ yếu là trồng cây đào, khoảng 3 năm trở lại đây nhận thấy cây hạt dẻ cũng mang lại thu nhập khá nên tôi và một số hộ trong thôn cũng bắt đầu trồng”, anh Hoàng Văn Học (xóm Bản Cao, thôn Quảng Hồng, xã Quảng Lạc) cho biết.

Trên địa bàn xã Quảng Lạc hiện có khoảng 60 ha trồng cây hạt dẻ với hơn 100 hộ tham gia, tập trung chủ yếu tại thôn Quảng Trung, Quảng Hồng; thu hoạch bình quân 10 tạ/ha, mang lại lợi nhuận gần 100 triệu đồng.

“Ngoài cây hoa đào thì trên địa bàn xã chúng tôi có thêm mô hình kinh tế từ trồng cây dẻ ghép. Mô hình này được đưa vào trồng thử nghiệm trên địa bàn xã từ năm 2002, sau khi được thu hoạch thì nhận thấy sản lượng và hiệu quả kinh tế khá cao vì thế chúng tôi tiếp tục nhân rộng mô hình kinh tế này. Hiện tại hạt dẻ ở địa phương chúng tôi đã được Tổng hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam vinh danh “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam” năm 2022 và đạt chuẩn OCOP 3 sao của tỉnh Lạng Sơn năm 2021”, bà Nông Thị Thùy Hương, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn cho biết thêm

Thời gian tới, cùng với phát triển diện tích trồng hoa đào và cây hạt dẻ, đồng bào các dân tộc thiểu số xã Quảng Lạc đang hướng tới mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp với điểm nhấn là du khách được trải nghiệm công việc hái dẻ, chế biến và thưởng thức hạt dẻ nóng hổi, thơm bùi ngay tại nhà vườn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thu nhập hàng trăm triệu đồng nhờ tham gia các mô hình liên kết sản xuất
Thu nhập hàng trăm triệu đồng nhờ tham gia các mô hình liên kết sản xuất

VOV.VN - Là xã có trên 42% dân cư là người dân tộc thiểu số, dù ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng xã Phú Hội, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) vẫn vươn lên làm nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, sản xuất nông sản theo đơn đặt hàng, kinh tế của người dân ngày càng khấm khá.

Thu nhập hàng trăm triệu đồng nhờ tham gia các mô hình liên kết sản xuất

Thu nhập hàng trăm triệu đồng nhờ tham gia các mô hình liên kết sản xuất

VOV.VN - Là xã có trên 42% dân cư là người dân tộc thiểu số, dù ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng xã Phú Hội, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) vẫn vươn lên làm nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, sản xuất nông sản theo đơn đặt hàng, kinh tế của người dân ngày càng khấm khá.

Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực
Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực

VOV.VN - Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên địa bàn xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ đã giúp nhiều nông dân thoát nghèo bền vững.

Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực

Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực

VOV.VN - Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên địa bàn xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ đã giúp nhiều nông dân thoát nghèo bền vững.

Miến dong xứ Thanh đắt hàng dịp Tết, hộ sản xuất thu nhập hàng trăm triệu đồng
Miến dong xứ Thanh đắt hàng dịp Tết, hộ sản xuất thu nhập hàng trăm triệu đồng

VOV.VN - Năm nay, miến dong Cẩm Bình (ở huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) đắt hàng vào dịp Tết, mang lại thu nhập cao cho các gia đình làm nghề truyền thống này.

Miến dong xứ Thanh đắt hàng dịp Tết, hộ sản xuất thu nhập hàng trăm triệu đồng

Miến dong xứ Thanh đắt hàng dịp Tết, hộ sản xuất thu nhập hàng trăm triệu đồng

VOV.VN - Năm nay, miến dong Cẩm Bình (ở huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) đắt hàng vào dịp Tết, mang lại thu nhập cao cho các gia đình làm nghề truyền thống này.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao