111111

"Nhà nước hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp cần biết tiền dùng vào việc gì"

VOV.VN - Đại biểu Phan Đức Hiếu, đoàn ĐBQH Thái Bình nêu ý kiến về các chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp hiện nay.

Bên lề kỳ họp Quốc hội, góp ý kiến về dự thảo Nghị quyết 68, đại biểu Phan Đức Hiếu, đoàn ĐBQH Thái Bình cho biết: Một điểm rất quan trọng mà tôi muốn nhấn mạnh là tiếp cận mặt bằng sản xuất, đất đai hợp lý là cách hỗ trợ ít rủi ro nhất. Nhà nước giao đất cho doanh nghiệp sản xuất chỉ cần vài tháng là thấy ngay cái nhà máy mọc lên. Nhưng nếu Nhà nước đưa tiền, gói tín dụng, thì không biết dòng tiền sẽ đi đâu, dùng vào việc gì.

"Điều này không khác gì đưa tiền cho bồ không biết bồ có mua nhà cho mình không. Còn cho thuê đất là thấy nhà máy mọc lên ngay. Rõ ràng, hỗ trợ doanh nghiệp phải nhìn được hiệu quả”, ông Hiếu ví von.

Vì thế phải gia cố hạ tầng sản xuất, nhất là cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì hiện tại họ đang rất “vất vưởng”. Khu công nghiệp sang trọng và hiện đại chỉ dành cho doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI. Còn doanh nghiệp nhỏ lẻ thì hoặc bị đẩy ra ngoài cụm, gặp hàng loạt khó khăn từ chi phí môi trường, thanh kiểm tra, đến cả định kiến của bà con khu dân cư…

Nhà nước phải đầu tư cụm công nghiệp "chuyên biệt", giá thuê hợp lý, hạ tầng đầy đủ kiểu như nhà ở xã hội nhưng dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ. Cần có không gian làm việc chung, kho bãi dùng chung, thậm chí có cả văn phòng, logistics đi kèm.

Liên quan đến nội dung kê biên, phong tỏa tài sản doanh nghiệp cần phải nghĩ đến quyền tài sản, đừng để máy móc chết đứng. Kê biên tài sản hiện nay còn quá cứng nhắc vì thế kiến nghị khoản 7 trong Nghị quyết phải làm rõ thêm ngoài việc đảm bảo "giá trị tương ứng" của tài sản thì còn phải đảm bảo “quyền tài sản”, quyền khai thác hợp pháp, hợp lý.

Tài sản không nên bị kê biên mà phải tiếp tục sinh lời, tạo công ăn việc làm, đóng góp cho xã hội. Câu hỏi đặt ra là niêm phong một dây chuyền sản xuất đang hoạt động nó có lỗi gì mà phải dừng? Nó còn giá trị sản xuất, tạo việc làm, đóng thuế  tại sao không cho nó vận hành tiếp, quản lý chặt là được chứ?

Thậm chí, nhiều doanh nghiệp có thể thanh lý tài sản để trả nợ tại sao không cho họ tự bán mà cứ phải tổ chức kê biên, bán đấu giá, kéo dài thời gian, mất giá trị. Một nhà máy đang hoạt động, có người mua với giá cao thì để doanh nghiệp tự bán và bán luôn, thu hồi, còn hơn để nó hư hỏng, xuống cấp.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Thủy, đoàn ĐBQH Bắc Kạn cho biết, trong quá trình chỉ đạo các vụ việc liên quan đến phòng, chống tham nhũng, lãng phí  có nhiều mô hình đang được áp dụng rất hay. Ví dụ, một số biện pháp cho phép doanh nghiệp tiếp tục sử dụng tài sản bị phong tỏa để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, miễn là đảm bảo đúng theo quy định pháp luật. Thậm chí, có nơi cho phép tài sản bị kê biên được đưa vào quản lý, sử dụng nhằm tránh lãng phí và góp phần giữ ổn định nền kinh tế.

Vì vậy, chúng tôi đề nghị bổ sung thêm một số biện pháp cụ thể, sát thực tiễn hơn để đảm bảo cả mục tiêu xử lý vi phạm và mục tiêu phát triển kinh tế.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Còn nhiều băn khoăn về tính thực tiễn của Nghị quyết 68
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Còn nhiều băn khoăn về tính thực tiễn của Nghị quyết 68

VOV.VN - Chiều 15/5, tại phiên thảo luận tổ về Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khẳng định, Việt Nam cần xây dựng một môi trường kinh doanh cởi mở, có ưu đãi rõ ràng, minh bạch và công bằng cho mọi thành phần kinh tế.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Còn nhiều băn khoăn về tính thực tiễn của Nghị quyết 68

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Còn nhiều băn khoăn về tính thực tiễn của Nghị quyết 68

VOV.VN - Chiều 15/5, tại phiên thảo luận tổ về Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khẳng định, Việt Nam cần xây dựng một môi trường kinh doanh cởi mở, có ưu đãi rõ ràng, minh bạch và công bằng cho mọi thành phần kinh tế.

Kinh tế tư nhân: Động lực vươn mình từ Nghị quyết 68
Kinh tế tư nhân: Động lực vươn mình từ Nghị quyết 68

VOV.VN - Kể từ khi Nghị quyết 68/NQ-TW của Bộ Chính trị được ban hành, nhiều chuyên gia kinh tế, doanh nhân, doanh nghiệp mong muốn văn kiện này sớm được hiện thực hóa trong đời sống nhằm khởi thông “điểm nghẽn” thể chế, tạo động lực để kinh tế tư nhân vươn mình.

Kinh tế tư nhân: Động lực vươn mình từ Nghị quyết 68

Kinh tế tư nhân: Động lực vươn mình từ Nghị quyết 68

VOV.VN - Kể từ khi Nghị quyết 68/NQ-TW của Bộ Chính trị được ban hành, nhiều chuyên gia kinh tế, doanh nhân, doanh nghiệp mong muốn văn kiện này sớm được hiện thực hóa trong đời sống nhằm khởi thông “điểm nghẽn” thể chế, tạo động lực để kinh tế tư nhân vươn mình.

Doanh nghiệp Cà Mau kỳ vọng Nghị quyết 68 tạo bứt phá
Doanh nghiệp Cà Mau kỳ vọng Nghị quyết 68 tạo bứt phá

VOV.VN - Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, đang được người dân, doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau kỳ vọng, tạo ra bứt phá, tạo “cú huých” cho khởi nghiệp.

Doanh nghiệp Cà Mau kỳ vọng Nghị quyết 68 tạo bứt phá

Doanh nghiệp Cà Mau kỳ vọng Nghị quyết 68 tạo bứt phá

VOV.VN - Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, đang được người dân, doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau kỳ vọng, tạo ra bứt phá, tạo “cú huých” cho khởi nghiệp.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao