111111

Nguyên phụ liệu dệt may, da giày chung nỗi lo thách thức thuế quan

VOV.VN - Ngành dệt may và da giày Việt Nam trong thách thức thuế quan mới từ Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu, còn tác động lớn đối với quá trình nhập khẩu, tự chủ nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.

Trong bối cảnh thiếu nguồn cung nguyên phụ liệu nội địa, các doanh nghiệp (DN) dệt may, da giày đang phải phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu, làm giảm khả năng cạnh tranh và khó tận dụng tối đa các ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tạo cơ hội mở rộng - đa dạng hóa thị trường.

Phụ thuộc làm giảm lợi thế cạnh tranh

Sản phẩm giày dép xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đang đứng thứ hai trên thế giới với số lượng lên đến 1,3 tỷ đôi mỗi năm, tập trung tại các thị trường châu Mỹ, châu Âu. Tuy nhiên, theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội da giày và Túi xách Việt Nam (Lefaso), thách thức lớn nhất với ngành hiện nay là những bất ổn kinh tế thế giới, ngành hàng da giày bị phụ thuộc rất nhiều vào tình hình của thị trường toàn cầu, bởi trên 90% sản phẩm giày dép đang dành cho xuất khẩu. Rủi ro về thuế quan của Mỹ là một tác động cực kỳ lớn, khi tỷ trọng xuất khẩu da giày vào Mỹ chiếm tới 40%.

Bên cạnh đó, hiện nay tỷ lệ nội địa hóa của ngành da giày dù đã chiếm khoảng 55%, trong đó sản phẩm giày đã chiếm được tới 70%-80%, nhưng thách thức lớn nhất vẫn là phụ thuộc vào nguyên phụ liệu thô nhập khẩu từ Trung Quốc, vì thế đòi hỏi cần phải có chiến lược mới trong giai đoạn tiếp theo. “Đó là chưa kể các hàng rào phi thuế quan ngày càng nhiều và nghiêm ngặt, đang làm tăng chi phí và yêu cầu chặt chẽ tính tuân thủ của DN, tạo ra rủi ro về chuỗi cung ứng và hậu cần”, bà Xuân nêu.

Tương tự đối với ngành hàng dệt may, với các FTA Việt Nam đang thực thi yêu cầu quy tắc xuất xứ 2 công đoạn (từ vải trở đi), sản phẩm dệt may phải đảm bảo xuất xứ từ sợi, trong khi các DN trong nước chưa đầu tư được nhiều vào khâu sợi dệt nhuộm là thách thức với DN nếu không đáp ứng được yêu cầu từ các nhãn hàng. Chính vì thế, việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu cũng như nguồn cung nguyên phụ liệu mới, tối ưu hóa quản trị sản xuất, đẩy nhanh tốc độ sản xuất các đơn hàng đã ký là hướng cấp thiết trong thời gian tới.

Về tỷ trọng thị trường xuất khẩu, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, năm 2024 dệt may Việt Nam đã xuất khẩu gần 44 tỷ USD, trong đó xuất vào Mỹ 16,6 tỷ USD, chiếm 38,2%. Trong khi đó, thị trường Trung Đông được đánh giá khá tiềm năng, nhưng dệt may Việt Nam chưa khai thác được nhiều (chưa đến 1%) và châu Phi mới khai thác được 0,34%.

“Dệt may đang đối mặt với thị trường biến động bởi những thay đổi về chiến lược dệt may từ thời trang nhanh sang thời trang bền vững. Nhiều thị trường đề ra các tiêu chuẩn mới, các yêu cầu tự chủ nguồn nguyên phụ liệu để tận dụng ưu đãi thuế của các FTAs, điều này phát sinh nhu cầu nhân lực và nguồn vốn rất lớn cho sản xuất nguyên phụ liệu, chuyển đổi kép và kinh tế tuần hoàn…”, ông Cẩm cho biết.

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa

Đa dạng hoá thị trường, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu giúp khai thác tốt các thị trường FTA là giải pháp lâu dài để duy trì đà xuất khẩu hiện nay. Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Lefaso Phan Thị Thanh Xuân cho rằng, các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cần hỗ trợ DN nghiên cứu thị trường chuyên sâu, nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu xuất khẩu và giúp kết nối các khách hàng tiềm năng.

Mặt khác, các cơ quan Thương vụ giúp DN thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút nhà đầu tư sản xuất, nhà phân phối nguyên phụ liệu nước ngoài vào đầu tư sản xuất và xây dựng các chuỗi, các kênh phân phối nguyên phụ liệu, nhằm đa dạng hóa nguồn cung và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành hàng da giày tại Việt Nam.

Với ngành dệt may, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vitas kiến nghị Bộ Công Thương tích cực đàm phán với Mỹ không tăng thuế nhập khẩu dệt may. Đồng thời hỗ trợ triển khai các khu công nghiệp dệt, nhuộm và các khu công nghiệp dệt may lớn, thu hút đầu tư vào sản xuất vải, nguyên phụ liệu để tăng tỷ lệ nội địa hóa theo Chiến lược dệt may và da giày đã được phê duyệt.

Nhận thấy Việt Nam còn yếu về chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán Việt Nam tại Canada cho rằng, nếu tiếp tục gia tăng kim ngạch xuất khẩu dựa trên các đơn hàng gia công, đặc biệt ở phân khúc trung cấp sẽ ngày càng kém hiệu quả, vì Việt Nam không còn nhiều lợi thế cạnh tranh về chi phí. Thay vào đó, bà Quỳnh đề nghị các DN cần đẩy mạnh phát triển sản phẩm mang thương hiệu Việt, tập trung vào những phân khúc thị trường ngách tiềm năng có biên lợi nhuận cao.

Để làm được điều này, DN Việt cần tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế; tính đến chiến lược chuyên môn hóa vào các dòng sản phẩm đặc thù như giày dép bảo hộ, giày đồng phục công nghiệp, trang phục biển, quần áo trẻ em, quần áo tơ lụa hay sản phẩm nội thất chuyên biệt… Những thay đổi này sẽ giúp DN xây dựng thương hiệu riêng uy tín, giảm phụ thuộc vào đơn hàng gia công và tránh bị ép giá khi Việt Nam mất dần lợi thế về nhân công giá rẻ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Việt Nam và Ấn Độ hợp tác, bổ trợ cho nhau phát triển ngành dệt may bền vững
Việt Nam và Ấn Độ hợp tác, bổ trợ cho nhau phát triển ngành dệt may bền vững

VOV.VN - Ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ có nhiều dư địa hợp tác, bổ trợ cho nhau. Trong khi Việt Nam đang cần mở rộng nguồn cung nguyên liệu để giảm sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất; Ấn Độ có thị trường nội địa rộng lớn, cùng năng lực sản xuất đang gia tăng hoàn toàn có thể đáp ứng điều này.

Việt Nam và Ấn Độ hợp tác, bổ trợ cho nhau phát triển ngành dệt may bền vững

Việt Nam và Ấn Độ hợp tác, bổ trợ cho nhau phát triển ngành dệt may bền vững

VOV.VN - Ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ có nhiều dư địa hợp tác, bổ trợ cho nhau. Trong khi Việt Nam đang cần mở rộng nguồn cung nguyên liệu để giảm sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất; Ấn Độ có thị trường nội địa rộng lớn, cùng năng lực sản xuất đang gia tăng hoàn toàn có thể đáp ứng điều này.

AI là chìa khóa đột phá của ngành dệt may Việt Nam
AI là chìa khóa đột phá của ngành dệt may Việt Nam

VOV.VN - Tại triển lãm dệt may quốc tế SaigonTex/ SaigonFabric 2025, lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhấn mạnh, tự động hóa, robot hóa, AI là chìa khóa đột phá ngành thời trang trong bối cảnh thách thức thuế từ Mỹ và nhu cầu đa dạng hóa.

AI là chìa khóa đột phá của ngành dệt may Việt Nam

AI là chìa khóa đột phá của ngành dệt may Việt Nam

VOV.VN - Tại triển lãm dệt may quốc tế SaigonTex/ SaigonFabric 2025, lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhấn mạnh, tự động hóa, robot hóa, AI là chìa khóa đột phá ngành thời trang trong bối cảnh thách thức thuế từ Mỹ và nhu cầu đa dạng hóa.

Phó Chủ tịch Vitas: Dệt may Việt Nam hoàn toàn không cạnh tranh với Mỹ
Phó Chủ tịch Vitas: Dệt may Việt Nam hoàn toàn không cạnh tranh với Mỹ

VOV.VN - Đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đã thông tin về thực trạng cũng như các giải pháp ứng phó mức thuế đối ứng 46% của Mỹ dự kiến áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.

Phó Chủ tịch Vitas: Dệt may Việt Nam hoàn toàn không cạnh tranh với Mỹ

Phó Chủ tịch Vitas: Dệt may Việt Nam hoàn toàn không cạnh tranh với Mỹ

VOV.VN - Đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đã thông tin về thực trạng cũng như các giải pháp ứng phó mức thuế đối ứng 46% của Mỹ dự kiến áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao