111111

Người Mông vùng cao thu tiền tỷ mỗi năm từ nuôi cá tầm nước lạnh

VOV.VN - Ông Giàng A Châu, dân tộc Mông, ở vùng cao Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã vươn lên làm giàu nhờ mô hình nuôi cá nước lạnh, cho thu hàng tỷ đồng mỗi năm.


Giúp đồng bào Mông từng bước thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm, biến những tiềm năng lợi thế do thiên nhiên ban tặng để phát triển kinh tế, đẩy lùi cái đói, cái nghèo vươn lên làm giàu. Đó là việc mà ông Giàng A Châu, dân tộc Mông, ở vùng cao Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã làm được với mô hình nuôi cá nước lạnh, cho thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Thiều Nghiệp, phóng viên cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại khu vực Tây Bắc có bài giới thiệu.

Sinh ra và lớn lên nơi đại ngàn Nà Hẩu, Văn Yên, Yên Bái, ông Giàng A Châu luôn trăn trở, vì sao bà con quê ông có đất, có rừng, có lợi thế về nguồn nước sạch và khí hậu trong lành giữa khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu mà vẫn luôn đói nghèo? Trồng cây gì, nuôi con gì để có hướng đi mới trong phát triển kinh tế, đem lại thu nhập ổn định? Mày mò nghiên cứu, tìm hiểu qua sách, báo, ti vi… rồi bỏ công sức đến học hỏi kinh nghiệm tại nhiều trại nuôi cá nước lạnh ở Sa Pa ( Lào Cai), năm 2017, ông Châu đã quyết định dành toàn bộ vốn liếng tích góp được của gia đình làm bể bạt nổi nuôi cá tầm, với 3.000 con, lứa đầu tiên thử nghiệm.

Với khí hậu mát lành, nguồn nước phù hợp nên việc nuôi cá tầm cho thấy kết quả khả quan. Tuy nhiên, việc nuôi cá tầm phải tuân thủ kỹ thuật chăm sóc tỷ mỷ.

Ông Giàng A Châu chia sẻ: "Nuôi cá Tầm thì phải chịu khó chăm sóc từng ngày, tuy không vất vả như làm nương rẫy những hàng ngày đều phải theo dõi, và dọn dẹp bể cho đàn cá. Không để cho nước chảy vào bể bị tắc, bị bẩn, có tạp chất. Nếu cá không ăn hết thức ăn thì phải xả nước thau rửa hết, nếu để vào trong bể sẽ bị chua làm chết cá, cá không ăn hết thức ăn thì một ngày phải xả nước rửa bể một lần”.

Vừa nuôi vừa tích luỹ kinh nghiệm, đến nay ông Châu đã hình thành được mô hình nuôi cá Tầm lớn nhất huyện Văn Yên với 16 bể nuôi lớn nhỏ, diện tích nuôi trồng vào khoảng 1.500m2, quy mô 30.000 con/lứa, sản lượng bình quân đạt gần 25 tấn/năm. Với giá bán hiện tại khoảng 260.000 đồng/kg cá tầm thương phẩm, bình quân mỗi năm trừ tất cả các khoản chi phí, gia đình ông thu về khoảng 1 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ chính là Hà Nội và một số tỉnh thành khác. Không chỉ giúp gia đình có nguồn thu nhập ổn định mà  còn tạo việc làm thường xuyên cho người dân bản địa với mức lương 10 triệu đồng/người/tháng.

Triển khai mô hình nuôi cá tầm của gia đình mình thành công, ông Châu còn dành nhiều thời gian chia sẻ kinh nghiệm, cách thức làm ăn với bà con trong vùng, giúp người dân nơi đây tìm được hướng đi mới trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Đến nay đã có hàng chục hộ gia đình trong xã và một số hộ trong vùng lân cận áp dụng theo mô hình nuôi cá tầm của ông Giàng A Châu bước đầu đem lại hiệu quả, trong đó có anh Sùng A Tùng – thôn Bản Tát, xã Nà Hẩu.

Anh Tùng chia sẻ: "Tôi thấy ông Châu ở thôn Trung Tâm nuôi cá tầm hiệu quả, nhiều người hỏi mua, giá lại cao. Nên vợ chồng tôi đã sang nhà ông Châu học hỏi kinh nghiệm và cũng được ông Châu chỉ bảo tận tình về cách chọn giống, chăm sóc, phòng bệnh, nguồn nước… Thế là vợ chồng tôi đã mạnh dạn đầu tư xây bể, nuôi cá. Lứa đầu đã cho nguồn thu khá lại có việc làm ổn định. Vợ chồng tôi sẽ tiếp tục nuôi con cá này với hy vọng cuộc sống khấm khá hơn”.

Theo ông Sùng A Sà, Phó Chủ tịch UBND xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, mô hình nuôi cá Tầm của ông Giàng A Châu là mô hình nuôi cá nước lạnh đầu tiên trên địa bàn xã và cho thấy đây là hướng đi đúng. Ngoài nhân rộng mô hình, xã khuyến khích bà con tiếp tục thay đổi tư duy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế, xóa đói giảm nghèo.  

"Đối với hộ gia đình ông Giàng A Châu là hộ người Mông đầu tiên ở xã Nà Hẩu đem con cá tầm về nuôi và đem lại hiệu quả rõ rệt. Mô hình của ông Châu được nhiều người dân đến học tập làm theo, qua đó giúp bà con thay đổi nhận thức về chuyển đổi cây con giống phát triển kinh tế gia đình” - ông Sà cho biết thêm.

Về kế hoạch của mình, ông Giàng A Châu đang ấp ủ mở rộng quy mô bể nuôi và sản xuất được con giống tại chỗ, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa tạo công ăn việc làm cho con em lúc nông nhàn.

"Thời gian tới tôi tiếp tục mở rộng thêm khoảng 3-4 bể nuôi, mỗi bể 40-50m vuông để tăng quy mô, tiến tới sản xuất con giống phục vụ nhu cầu của bà con. Tôi sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm nếu bà con có nhu cầu nuôi loại các đặc sản này để cùng nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo tại quê hương mình”  - ông Châu bày tỏ.

IMG_1612.JPG

Thanh niên Khmer khởi nghiệp, xây dựng được mô hình kinh tế hiệu quả

VOV.VN - Bằng ý chí dám nghĩ, dám làm, tích cực lao động, sản xuất, những năm gần đây, nhiều đoàn viên, thanh niên ở tỉnh Sóc Trăng, nhất là thanh niên người dân Khmer đã quyết tâm khởi nghiệp, xây dựng và phát triển được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Từ đó giúp các đoàn viên, thanh niên có việc làm ổn định, tăng thu nhập cho gia đình.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu thay đổi mô hình kinh tế, vươn lên làm giàu
Nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu thay đổi mô hình kinh tế, vươn lên làm giàu

VOV.VN - Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã triển khai gần 10 mô hình giảm nghèo, với hơn 320 lượt hộ nghèo tham gia. Thông qua thực hiện dự án đã có gần 3.000 người được tập huấn về kinh nghiệm phát triển sản xuất, cập nhật những kiến thức mới về khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm phòng, chữa bệnh, chăm sóc đàn vật nuôi, cây trồng. 

Nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu thay đổi mô hình kinh tế, vươn lên làm giàu

Nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu thay đổi mô hình kinh tế, vươn lên làm giàu

VOV.VN - Từ năm 2021 đến nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã triển khai gần 10 mô hình giảm nghèo, với hơn 320 lượt hộ nghèo tham gia. Thông qua thực hiện dự án đã có gần 3.000 người được tập huấn về kinh nghiệm phát triển sản xuất, cập nhật những kiến thức mới về khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm phòng, chữa bệnh, chăm sóc đàn vật nuôi, cây trồng. 

Trồng tre lục trúc lấy măng– mô hình làm giàu hiệu quả
Trồng tre lục trúc lấy măng– mô hình làm giàu hiệu quả

Với quyết tâm thoát khỏi sự đeo bám của đói nghèo, anh Trần Văn Nhàn ở xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã 'lăn lộn' chuyển đổi giống cây trồng, mô hình sản xuất. Nhờ may mắn 'bén duyên' với cây tre lục trúc, gia đình anh không những thoát nghèo mà còn có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Trồng tre lục trúc lấy măng– mô hình làm giàu hiệu quả

Trồng tre lục trúc lấy măng– mô hình làm giàu hiệu quả

Với quyết tâm thoát khỏi sự đeo bám của đói nghèo, anh Trần Văn Nhàn ở xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã 'lăn lộn' chuyển đổi giống cây trồng, mô hình sản xuất. Nhờ may mắn 'bén duyên' với cây tre lục trúc, gia đình anh không những thoát nghèo mà còn có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả ở Sơn La
Nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả ở Sơn La

VOV.VN - Những năm qua, Hội Nông dân xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, đã tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ tập huấn nâng cao kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất, giúp hội viên từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả ở Sơn La

Nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả ở Sơn La

VOV.VN - Những năm qua, Hội Nông dân xã Mường Lầm, huyện Sông Mã, đã tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ tập huấn nâng cao kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất, giúp hội viên từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao