111111

Người dân Vị Thủy thoát nghèo nhờ trồng trầu xanh

VOV.VN - Nhắc đến xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, mọi người đều nghĩ ngay đến một sản phẩm rất đặc trưng ở nơi đây, đó chính là những vườn trầu lá xanh mơn mởn, phơn phớt vàng vươn mình giữa vùng quê yên bình. Từ bao đời nay, trầu đã trở thành cây trồng thoát nghèo bền vững cho nhiều hộ ở địa phương này.

Hiện toàn xã Vị Thủy có hơn 200 hộ trồng trầu, với tổng diện tích hơn 40ha, tập trung chủ yếu tại ấp 5 và ấp 7. Được thiên nhiên ưu đãi, nhất là nguồn nước ngọt từ sông Hậu, nên trầu Vị Thủy luôn tươi tốt, lá trầu to có màu vàng, hương vị cay nồng được nhiều người yêu thích. Đây được xem là làng trầu lớn nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Cây trầu từ khi trồng đến thu hoạch lá khoảng 3-4 tháng. Sau đó, mỗi tháng người dân có 3 đợt thu hoạch lá trầu, mỗi đợt cánh nhau 10 ngày. Với những tháng Tết, lá trầu được thu mua ở mức 11.000 - 15.000 đồng/ốp (mỗi ốp 40 lá trầu), những tháng còn lại trong năm lá trầu cũng thường có giá từ 5.000- 6.000 đồng/ốp. Với giá này, một công trầu mỗi năm bà con có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên.

Ông Mai Văn Văn ở ấp 5 xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy bộc bạch: “Gia đình tôi trồng trầu cũng mấy chục năm nay, cũng được một công mấy với một ngàn mấy, hai ngàn nọc, nhờ đó kinh tế sống cũng thoải mái lắm. Ví dụ một công trầu thu hoạch cao hơn lúa nhiều lắm, một tháng thu hoạch đến 3 lần, thu nhập nó gấp bằng 2-3 lúa. Nông dân ở đây phấn khởi vì trầu”.

Nhiều bậc cao niên ở Làng trầu Vị Thủy cho biết, trầu được trồng ở đây cách nay khoảng 60 năm. Ngày trước người dân trồng chủ yếu để phục vụ cho tục “ăn trầu” của nhiều người lớn tuổi hoặc dùng cho đám hỏi, cưới. Sau này, lá trầu được tiêu thụ ở các chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, TP.HCM, đặc biệt xuất sang một số nước như Campuchia, Đài Loan (Trung Quốc) nên nghề trồng trầu ở Vị Thủy bắt đầu phát triển mạnh.

Dây trầu không chỉ giúp người dân trồng trầu ở Vị Thủy có kinh tế khấm khá mà còn tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương từ việc trồng, chăm sóc, hái, xếp lá trầu thuê.

Vào năm 2020, để tạo thuận lợi cho đầu ra của sản phẩm, bà con trồng trầu ở xã Vị Thủy đã liên kết thành lập Hợp tác xã Trầu Vàng với gần 30 thành viên canh tác gần 20ha trầu. Trung bình mỗi tháng Hợp tác xã cung ứng khoảng 5.000 – 6.000 ốp trầu cho thị trường. Trước đó vào năm 2019, Làng trầu Vị Thủy cũng đã được UBND tỉnh Hậu Giang công nhận là làng nghề truyền thống.

Ông Nguyễn Văn Đời, Giám đốc Hợp tác xã Trầu Vàng cho biết: “Nhờ vào Hợp tác xã bà con đoàn kết lại với nhau giúp giá cả tăng. Ngày xưa tôi bán riêng lẻ thì bị thương lái vào ép giá. Tôi trồng được 2.500 nọc trầu để lo cho 2 đứa con học đại học và thấy cuộc sống rất phấn khởi, thoải máí”.

Trong các kế hoạch, đề án phát triển du lịch của tỉnh Hậu Giang, huyện Vị Thủy là một trong những địa phương được đánh giá có tiềm năng và phát triển không gian du lịch miệt vườn sông nước liên kết với các địa phương lân cận như thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ, huyện Long Mỹ... để có những sản phẩm du lịch hút khách.

Hiện Hậu Giang đã xây dựng bộ sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, trong đó Làng trầu Vị Thủy góp mặt vào 1 trong 8 sản phẩm này, với tên gọi “Vị Thủy thắm tình trầu xanh”. Tua du lịch sẽ đưa du khách tham quan vườn trầu, nghe những câu chuyện về sự hình thành làng trầu, thư giãn cùng dược liệu làm từ lá trầu, thưởng thức những món bánh dân gian đặc sắc...

Ông Nguyễn Công Duy - Chủ tịch UBND huyện Vị Thủy khẳng định, ngoài tiềm năng kinh tế từ trầu, huyện Vị Thủy đang trong lộ trình phát triển Làng trầu trở thành điểm du lịch cộng đồng độc đáo để giúp bà con địa phương tăng thêm thu nhập.

“Đối với Đề án phát triển Làng trầu Vị Thủy, huyện đã đầu tư hai gói đường giao thông khoảng 1,5 tỷ; nâng cấp các thiết chế như cổng, biển bảng, trồng thêm các hàng cau, các cụm hoa, các điểm cảnh quan để tạo điểm nhấn của du lịch làng trầu Vị Thủy, cũng đã tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tổ chức tham quan, học tập rút kinh nghiệm ở các nơi về việc làm du lịch. Địa phương cũng đã kết nối, kêu gọi các nhà đầu tư để mà chiết xuất tinh dầu từ lá trầu lương cũng như dây trầu để đưa vào sản xuất các sản phẩm như là kẹo trầu, dầu trầu, dung dịch vệ sinh để tăng thu nhập cho bà con" - ông Duy cho biết thêm.

Hiện bà con ở làng trầu Vị Thủy rất háo hức làm du lịch nhằm giới thiệu làng nghề truyền thống ở địa phương đến với du khách xa gần. Bởi ngoài việc phát triển kinh tế, đây cũng là một trong những giải pháp để giữ gìn và phát triển làng trầu độc đáo lớn nhất vùng ĐBSCL hiện nay.

Với khách du lịch đã từng một lần đến với làng nghề truyền thống này, đinh ninh sẽ vương vấn hình ảnh những giàn trầu óng mượt giữa một không gian êm đềm, thơ mộng, qua đó cảm nhận sự bình yên len lỏi trong tâm hồn khi thưởng ngoạn chút hồn quê còn lưu lại nơi này.

1 (1).jpg

Đặc sản sỏi mầm chỉ có ở Hậu Giang

VOV.VN - Mới nghe tên "sỏi mầm", nhiều người sẽ liên tưởng đến món ăn có hình dáng giống với viên đá. Trên thực tế, sỏi mầm là công cụ được sử dụng trong quá trình chế biến chứ không phải nguyên liệu của món ăn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Hậu Giang: Người dân phát hiện gạo bán trên thị trường có dấu hiệu bất thường
Hậu Giang: Người dân phát hiện gạo bán trên thị trường có dấu hiệu bất thường

VOV.VN - Hôm nay (16/5), Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hậu Giang đã tiến hành kiểm tra tại một cơ sở kinh doanh bán gạo ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp sau khi nhận được phản ánh của người dân phát hiện gạo mua về sử dụng có dấu hiệu bất thường.

Hậu Giang: Người dân phát hiện gạo bán trên thị trường có dấu hiệu bất thường

Hậu Giang: Người dân phát hiện gạo bán trên thị trường có dấu hiệu bất thường

VOV.VN - Hôm nay (16/5), Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hậu Giang đã tiến hành kiểm tra tại một cơ sở kinh doanh bán gạo ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp sau khi nhận được phản ánh của người dân phát hiện gạo mua về sử dụng có dấu hiệu bất thường.

Hậu Giang sản xuất giống lúa lai GS999 mang lại nhiều kết quả tích cực
Hậu Giang sản xuất giống lúa lai GS999 mang lại nhiều kết quả tích cực

VOV.VN - Sau thời gian thử nghiệm sản xuất giống lúa lai GS999 tại xã Vị Thắng, thời gian sinh trưởng ngắn (95 ngày), khả năng trổ bông tập trung đồng loạt nên giúp giảm rủi ro trong sản xuất.

Hậu Giang sản xuất giống lúa lai GS999 mang lại nhiều kết quả tích cực

Hậu Giang sản xuất giống lúa lai GS999 mang lại nhiều kết quả tích cực

VOV.VN - Sau thời gian thử nghiệm sản xuất giống lúa lai GS999 tại xã Vị Thắng, thời gian sinh trưởng ngắn (95 ngày), khả năng trổ bông tập trung đồng loạt nên giúp giảm rủi ro trong sản xuất.

Thanh niên Hậu Giang làm giàu từ nuôi cá kiểng tai tượng da beo
Thanh niên Hậu Giang làm giàu từ nuôi cá kiểng tai tượng da beo

VOV.VN - Học hỏi câu nói của ông bà xưa: “Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo…”, anh Nguyễn Trí Thức (31 tuổi), ở ấp Đông Mỹ, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã thực hiện mô hình nuôi cá kiểng tai tượng da beo, thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Thanh niên Hậu Giang làm giàu từ nuôi cá kiểng tai tượng da beo

Thanh niên Hậu Giang làm giàu từ nuôi cá kiểng tai tượng da beo

VOV.VN - Học hỏi câu nói của ông bà xưa: “Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo…”, anh Nguyễn Trí Thức (31 tuổi), ở ấp Đông Mỹ, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã thực hiện mô hình nuôi cá kiểng tai tượng da beo, thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao