111111

Mang cả vườn nhà lên mạng xã hội - chuyện nhỏ trong chuyển đổi số ở Lạng Sơn

VOV.VN - Với tầm nhìn chiến lược về vai trò đột phá của chuyển đổi số, tỉnh Lạng Sơn đã nhanh chóng triển khai các giải pháp công nghệ, đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế số và nâng cao dân trí về công nghệ. Nhờ cách tiếp cận bài bản và sáng tạo, Lạng Sơn được ghi nhận là một điển hình tiêu biểu trong quá trình thực hiện chuyển đổi số quốc gia.

Năm 2022, công nghệ đã "thổi" luồng gió mới vào phương thức quảng bá nông sản truyền thống ở Lạng Sơn. Bà Đặng Thị Thơ, một nông dân tại xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng đã mạnh dạn lập kênh TikTok cá nhân. Bằng chiếc điện thoại di động, bà Thơ đã giới thiệu những đặc sản nức tiếng của quê hương như khau nhục, lạp sườn, bún ngô... và mang cả "vườn nhà" lên mạng xã hội.

Những đoạn video ghi lại cảnh bà Thơ lên núi hái na, cấy lúa, chăm sóc đàn gia súc, gia cầm,... thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng bởi sự chân thực và lời thoại mộc mạc nhưng duyên dáng. Kênh Tiktok của bà đã nhanh chóng đạt mốc hơn 100.000 người theo dõi, những lần livestream trở thành "phiên chợ" náo nhiệt, mang về nhiều đơn hàng không chỉ cải thiện thu nhập cho gia đình bà Thơ mà còn tạo đầu ra ổn định cho nông sản của bà con láng giềng.

“Tôi là một người nông dân, động lực lớn nhất để lan tỏa đặc sản nông sản của quê hương để giúp cho người dân. Trước kia, cứ được mùa thì mất giá, mất mùa thì được giá, mà nếu mất mùa thì lấy gì để bán, cho nên để làm được ra những sản phẩm nông sản chất lượng như thế này thì mình phải sẽ giới thiệu, lan tỏa nông sản của quê hương tới cộng đồng mạng. Việc lan tỏa những nông sản chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo VSATTP tới người tiêu dùng là tiêu chí cốt lõi. Tôi cũng có chia sẻ với người dân ở xung quanh, nhất là những bạn thanh niên, tôi cũng tham gia sinh hoạt trong xóm để truyền thông, quảng bá cho mọi người để lan tỏa những giá trị tích cực nhất”, bà Thơ chia sẻ.

Câu chuyện của bà Đặng Thị Thơ là một minh chứng sinh động cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ trong tư duy của người dân Lạng Sơn khi tiếp cận kinh tế số. Nhận thức rõ tầm quan trọng của xu hướng này, tỉnh Lạng Sơn đã chủ động có những định hướng và khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào quá trình chuyển đổi số, đặc biệt trong lĩnh vực tiêu thụ nông sản.

Trong năm 2024, địa phương đã tổ chức 11 lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng số cho các thành viên thuộc "Tổ công nghệ số cộng đồng". Các buổi học tập trung vào việc sử dụng, khai thác cửa hàng số, mua bán trên các nền tảng mạng xã hội (bao gồm cả xây dựng nội dung và hình thức livestream), giúp người dân tự tin hơn trong việc quảng bá và bán sản phẩm trực tuyến.

Chị Vy Thị Lụa, đại diện một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm OCOP tại huyện Chi Lăng nhận thấy rõ sự thay đổi này: “Trong những năm qua, chúng ta rất khuyến khích hình thức đưa sản phẩm nông sản OCOP lên các sàn thương mại điện tử. Đây là cơ hội cho những người trẻ chúng tôi được tiếp cận sàn thương mại điện tử rất nhanh và hiệu quả. Qua đó, tiếp cận với khách hàng nhiều hơn và lượt khách hàng mua và tái sử dụng ngày càng cao. Đây là thành công để chúng tôi tiếp cận gần hơn và tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng”.

Riêng tại huyện Chi Lăng, hiện đã có gần 30.000 tài khoản thanh toán điện tử và 50.000 tài khoản trên các sàn giao dịch điện tử được thiết lập. Địa phương đã thành lập nhiều tổ công nghệ số cộng đồng, trực tiếp đến từng hộ gia đình để tuyên truyền và hướng dẫn cài đặt các ứng dụng bán hàng trực tuyến. Ông Phùng Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng cho biết, nhờ kinh tế số, nông sản đặc sản của Chi Lăng đã được nhiều người biết đến, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

“Qua việc triển khai kinh tế số, chúng tôi thấy công tác tuyên truyền về kinh tế nông nghiệp rất tốt, qua đó người dân trên cả nước đều biết đến về những nông sản, đặc sản của huyện Chi Lăng. Qua những con số thiết thực về sản lượng được tiêu thụ đã góp phần cải thiện thu nhập cho người dân ở trên địa bàn”, ông Phùng Văn Nghĩa cho biết thêm.

Ông Nguyễn Trọng Hùng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn chia sẻ, nhờ những giải pháp sáng tạo, đặc biệt là mô hình tổ công nghệ số cộng đồng, Lạng Sơn đã được vinh danh là Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc và địa phương tiêu biểu thực hiện Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số.

“Lạng Sơn 3 năm liên tiếp nằm trong nhóm 6 tỉnh, thành dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. Tỉnh đã tập trung triển khai quyết liệt trong việc phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Đặc biệt là có 1 số sáng kiến như: tổ công nghệ số cộng đồng, thí điểm trợ lý ảo hỗ trợ CBCCVC… Chúng tôi cũng kêu gọi các doanh nghiệp để hỗ trợ miễn phí khoảng 10.000 máy điện thoại cho bà con ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để chuyển từ điện thoại 2G sang sử dụng điện thoại 3G, 4G, 5G. Theo đánh giá của Ủy ban quốc gia về CĐS Lạng Sơn đang đứng thứ 4/63 tỉnh, thành”, ông Nguyễn Trọng Hùng thông tin.

Không dừng lại ở đó, Lạng Sơn còn triển khai nhiều ứng dụng số linh hoạt và hiệu quả trong các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, và quản lý hành chính. Với phương châm "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá", Lạng Sơn đang từng bước xây dựng một nền tảng công nghệ vững chắc hướng đến sự phát triển hiện đại và bền vững. Câu chuyện của bà Đặng Thị Thơ, từ một người nông dân bình dị đến một Tiktoker "có tiếng" trên thị trường nông sản, chính là một phần không thể thiếu trong hành trình đầy hứa hẹn này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Kinh doanh nền tảng - động lực cho tăng trưởng kinh tế số
Kinh doanh nền tảng - động lực cho tăng trưởng kinh tế số

VOV.VN - Kinh tế nền tảng có năng suất và hiệu quả cao hơn kinh tế truyền thống, tạo hiệu ứng lan tỏa cao hơn các ngành kinh tế khác.

Kinh doanh nền tảng - động lực cho tăng trưởng kinh tế số

Kinh doanh nền tảng - động lực cho tăng trưởng kinh tế số

VOV.VN - Kinh tế nền tảng có năng suất và hiệu quả cao hơn kinh tế truyền thống, tạo hiệu ứng lan tỏa cao hơn các ngành kinh tế khác.

Kỳ vọng NQ 57 tạo cơ hội mới cho Đà Nẵng phát triển kinh tế số, đổi mới sáng tạo
Kỳ vọng NQ 57 tạo cơ hội mới cho Đà Nẵng phát triển kinh tế số, đổi mới sáng tạo

VOV.VN - Với việc Bộ Chính trị ban hành NQ 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo do Tổng Bí thư trực tiếp làm Trưởng Ban, Đà Nẵng kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội mới cho thành phố đột phá mới về kinh số và đổi mới sáng tạo.

Kỳ vọng NQ 57 tạo cơ hội mới cho Đà Nẵng phát triển kinh tế số, đổi mới sáng tạo

Kỳ vọng NQ 57 tạo cơ hội mới cho Đà Nẵng phát triển kinh tế số, đổi mới sáng tạo

VOV.VN - Với việc Bộ Chính trị ban hành NQ 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo do Tổng Bí thư trực tiếp làm Trưởng Ban, Đà Nẵng kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội mới cho thành phố đột phá mới về kinh số và đổi mới sáng tạo.

An Giang: Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp thông minh
An Giang: Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp thông minh

VOV.VN - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, dịch bệnh diễn biến phức tạp,…thì việc chuyển đổi số chính là xu hướng tất yếu cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Do dó, An Giang đã và đang chủ động triển khai chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp nông nghiệp thông minh và phát triển bền vững.

An Giang: Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp thông minh

An Giang: Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp thông minh

VOV.VN - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, dịch bệnh diễn biến phức tạp,…thì việc chuyển đổi số chính là xu hướng tất yếu cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Do dó, An Giang đã và đang chủ động triển khai chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp nông nghiệp thông minh và phát triển bền vững.

Đắk Lắk hiện đại hoá nông nghiệp từ chuyển đổi số và cải cách hành chính
Đắk Lắk hiện đại hoá nông nghiệp từ chuyển đổi số và cải cách hành chính

VOV.VN - Ngành nông nghiệp Đắk Lắk đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số và thực hiện cải cách thủ tục hành chính với quyết tâm đưa nông nghiệp của tỉnh phát triển nhanh, bền vững, thích ứng với xu thế hiện đại hóa.

Đắk Lắk hiện đại hoá nông nghiệp từ chuyển đổi số và cải cách hành chính

Đắk Lắk hiện đại hoá nông nghiệp từ chuyển đổi số và cải cách hành chính

VOV.VN - Ngành nông nghiệp Đắk Lắk đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số và thực hiện cải cách thủ tục hành chính với quyết tâm đưa nông nghiệp của tỉnh phát triển nhanh, bền vững, thích ứng với xu thế hiện đại hóa.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao