111111

Kinh tế Việt Nam vẫn có nguy cơ sẽ đi ngang nhiều năm?

VOV.VN-Theo HSBC, tình trạng này sẽ xảy ra nếu không có những tiến bộ đáng kể để giải quyết vướng mắc về cơ cấu nền kinh tế.

Báo cáo kinh tế vĩ mô vừa được Ngân hàng HSBC công bố có đưa ra nhận định: Nền kinh tế Việt Nam đang dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, nếu không có những tiến bộ đáng kể để giải quyết những vướng mắc đối với cơ cấu nền kinh tế, Việt Nam có nhiều nguy cơ chỉ có thể dịch chuyển ngang trong nhiều năm.

Hy vọng sản lượng tiếp tục tăng nhẹ

Chỉ số PMI tháng 11 vẽ nên một bức tranh về sự ổn định mong manh. Hoạt động kinh tế được mở rộng so với tháng trước ở mức  50,3 điểm nhờ vào việc làm và sản lượng mạnh mẽ hơn. Hoạt động sản xuất tăng nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu cao của tháng trước. Mức giảm giá đầu vào từ 55,1 điểm xuống còn 54,5 điểm đã giúp nới lỏng việc thắt chặt lợi nhuận.

Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng mới giảm do nhu cầu xuất khẩu mới giảm cho thấy nhiều khó khăn ảnh hưởng đến tăng trưởng. Đơn đặt hàng mới yếu hơn so với hàng tồn kho, sản lượng có thể sẽ giảm trong tháng 12.

“Hy vọng sản lượng tiếp tục tăng nhẹ trong những tháng sau đó nhờ vào sự hỗ trợ khi các hoạt động nước ngoài được phục hồi mặc dù tốc độ tăng sẽ vẫn khiêm tốn”- HSBC nhận định.

Một điểm sáng trong chỉ số PMI là chỉ số phụ nhân công việc làm tăng cao hơn từ mức 51,5 điểm trong tháng 10 lên đến 51,8 điểm trong tháng 11. Dòng vốn FDI tăng cao (lượng vốn giải ngân từ đầu năm đến nay đạt 10,5 tỷ USD trong khi vốn đăng ký là 13,8 tỷ USD) đã thúc đẩy nhu cầu đối với các lao động bán chuyên nghiệp mạnh hơn và hỗ trợ cho lĩnh vực xuất khẩu.

Xuất khẩu đã tăng từ mức lên 18,9% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu trong tháng 11 đã tăng 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu thiết bị nguyên vật liệu tăng. Thâm hụt thương mại từ đầu năm đến nay đã giảm từ mức 187 triệu USD xuống còn 95 triệu USD trong tháng 11. Hy vọng năm 2013 sẽ khép lại với mức thặng dư thương mại nhỏ. Với dòng tiền được chuyển từ nước ngoài vào đang tăng, tài khoản vãng lai cũng sẽ trong tình trạng thặng dư hỗ trợ cho sự ổn định của tiền đồng.

Thị trường lao động Việt Nam vẫn còn sức cạnh tranh

Theo HSBC, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sở hữu đa phần lực lượng lao động của đất nước (86%). Khối Nhà nước chiếm 1/3 nền kinh tế lại chỉ sử dụng khoảng 10% lực lượng lao động hiếm hoi. Nếu như các doanh nghiệp tư nhân trong nước được đánh giá là bộ phận hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam và có nhu cầu trọng yếu về lực lượng nhân viên, sức khoẻ của lĩnh vực này rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Điều này có nghĩa là lực lượng lao động cần phải hiệu quả hơn khi những nguồn lực được phân bổ cho những bộ phần đầu tư hiệu quả nhất.

Thị trường lao động Việt Nam vẫn còn sức cạnh tranh và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội mở rộng đầu tư, khi mà lĩnh vực đầu tư đã cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về việc làm  (biểu đồ 4). Nhưng lĩnh vực này chỉ sử dụng 3,3% lực lượng lao động.

Các doanh nghiệp nước ngoài có thể là chất xúc tác giúp Việt Nam thay đổi tích cực theo hai hướng: Đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp Việt được học hỏi kỹ thuật và cung cấp các linh kiện cho các công ty đa quốc gia nước ngoài; Gia tăng nhu cầu cho các lao động kỹ thuật cao, thêm lực đẩy cho hệ thống giáo dục để cung cấp lao động có trình độ tay nghề cao hơn.

Lĩnh vực đầu tư nước ngoài có nhu cầu về lao động tăng cao nhất. Các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam phải đối mặt là những vướng mắc về việc cung cấp lao động trình độ cao. Theo HSBC, Việt Nam có thể gia tăng hiệu quả lao động bằng cách cải thiện chất lượng lao động. Điều này đòi hỏi một hệ thống giáo dục cao cấp hơn để đáp ứng với những nhu cầu đang thay đổi của nền kinh tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

IMF nêu những yếu kém của nền kinh tế Việt Nam
IMF nêu những yếu kém của nền kinh tế Việt Nam

VOV.VN -Tăng trưởng chậm lại, thâm hụt ngân sách lớn và cải cách cơ cấu còn chậm là những yếu kém mà nền kinh tế đang đối mặt.

IMF nêu những yếu kém của nền kinh tế Việt Nam

IMF nêu những yếu kém của nền kinh tế Việt Nam

VOV.VN -Tăng trưởng chậm lại, thâm hụt ngân sách lớn và cải cách cơ cấu còn chậm là những yếu kém mà nền kinh tế đang đối mặt.

Việt Nam hướng tới nền kinh tế biển xanh
Việt Nam hướng tới nền kinh tế biển xanh

(VOV) - Phát triển một “nền kinh tế xanh” có ý nghĩa là nền kinh tế được phát triển dựa vào hệ sinh thái bền vững, thân thiện với môi trường. 

Việt Nam hướng tới nền kinh tế biển xanh

Việt Nam hướng tới nền kinh tế biển xanh

(VOV) - Phát triển một “nền kinh tế xanh” có ý nghĩa là nền kinh tế được phát triển dựa vào hệ sinh thái bền vững, thân thiện với môi trường. 

Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu
Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu

VOV.VN - Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán hiệp định thương mại tự do với EU, Hiệp định TTP… 

Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu

Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu

VOV.VN - Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán hiệp định thương mại tự do với EU, Hiệp định TTP… 

Năm 2014, nền kinh tế tiếp tục đối mặt thách thức
Năm 2014, nền kinh tế tiếp tục đối mặt thách thức

VOV.VN -Tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp, cân đối ngân sách còn nhiều thách thức và các DN vẫn chưa thực sự thoát khỏi khó khăn

Năm 2014, nền kinh tế tiếp tục đối mặt thách thức

Năm 2014, nền kinh tế tiếp tục đối mặt thách thức

VOV.VN -Tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp, cân đối ngân sách còn nhiều thách thức và các DN vẫn chưa thực sự thoát khỏi khó khăn

Bức tranh chung nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn
Bức tranh chung nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn

VOV.VN - Năm 2013, kinh tế có dấu hiệu phục hồi, chỉ báo kinh tế vĩ mô được cải thiện theo hướng ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế.

Bức tranh chung nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn

Bức tranh chung nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn

VOV.VN - Năm 2013, kinh tế có dấu hiệu phục hồi, chỉ báo kinh tế vĩ mô được cải thiện theo hướng ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế.

Đẩy mạnh ba khâu đột phá chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế
Đẩy mạnh ba khâu đột phá chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế

VOV.VN - Chính phủ tập trung tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước cùng nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Đẩy mạnh ba khâu đột phá chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế

Đẩy mạnh ba khâu đột phá chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế

VOV.VN - Chính phủ tập trung tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước cùng nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Khó khăn của nền kinh tế đã chạm đáy?
Khó khăn của nền kinh tế đã chạm đáy?

(VOV) -Theo TS Trần Du Lịch: Tín hiệu khá lạc quan là hiện nay khó khăn của nền kinh tế đã chạm đáy và bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.

Khó khăn của nền kinh tế đã chạm đáy?

Khó khăn của nền kinh tế đã chạm đáy?

(VOV) -Theo TS Trần Du Lịch: Tín hiệu khá lạc quan là hiện nay khó khăn của nền kinh tế đã chạm đáy và bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao