111111

Khơi thông vốn cho kinh tế tư nhân: Tiếp cận vốn là một trong những điểm nghẽn

VOV.VN - Theo khảo sát nội bộ của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội năm 2024, có đến 67% doanh nghiệp hội viên cho biết gặp rất nhiều trở ngại khi tiếp cận vốn vay, trong đó nổi lên là các yếu tố: Thiếu tài sản đảm bảo, lãi suất quá cao và quy trình xét duyệt kéo dài, phức tạp.

Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Khơi thông nguồn vốn nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân” do Báo Hànộimới tổ chức chiều 12/6, ông Lại Bá Hà, Phó Tổng Biên tập Báo Hà Nội Mới cho biết, sự ra đời Nghị quyết 68/NQ-TW của Bộ Chính trị được đánh giá là bước đột phá trong tư duy và hoạch định chính sách phát triển kinh tế, với tinh thần xoá bỏ định kiến, tạo điều kiện đột phá để kinh tế tư nhân (KTTN) phát triển.

Muốn vay vốn buộc phải mua bảo hiểm

Tuy nhiên, khoảng trống tài chính với DNTN, nhất là DN quy mô vừa và nhỏ còn khá lớn, chủ yếu do tài sản thế chấp hạn hẹp, chi phí tuân thủ cao, hồ sơ vay mất khá nhiều thời gian. “Do đó, một trong các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 68-NQ/TW là đẩy mạnh và đa dạng hóa nguồn vốn cho KTTN; có chính sách ưu tiên một phần nguồn tín dụng thương mại để dành cho DNTN…”, ông Hà đề dẫn.

Từ thực tế điều hành DNTN, ông Nguyễn Hoàng Long, Chủ tịch HĐQT Doanh nghiệp Start-up về công nghệ xanh cho biết, các DN Start-up chủ yếu trông cậy vào vốn của các Quỹ, với độ mở của nguồn vốn này cao hơn rất nhiều so với ngân hàng. Trong khi với các DN quy mô vừa và nhỏ, doanh thu 300 tỷ đồng/năm trở xuống, nguồn tín dụng ngân hàng rất có ý nghĩa bổ sung vào vốn lưu động. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận hiện nay đang khó, chủ yếu do hạn chế về tài sản thế chấp.

Chính vì vậy, ông Long mong muốn thị trường tín dụng sẽ có những đổi mới theo hướng mở, tạo ra cơ hội vay tín chấp cho DN vừa và nhỏ như với cá nhân. Ngoài ra, các ngân hàng sẽ tư vấn, giúp DN xây dựng kế hoạch kinh doanh bài bản, có tính khả thi cao, qua đó đánh giá điểm tín dụng làm căn cứ cho vay, hơn là DN phải mang tài sản cá nhân ra thế chấp.

Đáng chú ý, ông Đinh Duy Hưng, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Duy Hưng cho biết, việc tiếp cận vốn vay của DN hiện có khá nhiều vấn đề. Nhất là sau khi giải ngân cho DN, nhân viên ngân hàng thường bỏ bẵng, không chăm sóc, hỗ trợ hay tìm hướng để DN phát triển. Đó là chưa kể quá trình vay vốn ngân hàng đang chịu sự ràng buộc của việc bắt buộc phải mua bảo hiểm.

“Đây là vấn đề nhức nhối trong tiếp xúc nguồn vốn của DN. Số tiền dùng để mua bảo hiểm là không nhỏ, trong khi nếu được sử dụng để bổ sung vốn cho DN sẽ mang lại hiệu quả thiết thực hơn nhiều”, ông Hưng đề cập.

Khẳng định thực trạng tiếp cận vốn của DN nhỏ và vừa đang là một trong những điểm nghẽn lớn nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của khu vực KTTN tại Việt Nam, ông Mạc Quốc Anh, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (HanoiSME) cho biết, riêng trong năm 2024, có đến 67% DN hội viên Hiệp hội phản ánh gặp rất nhiều trở ngại khi tiếp cận vốn vay.

“Nguyên nhân cơ bản bởi DN thiếu tài sản đảm bảo, báo cáo tài chính, sổ sách kế toán thiếu minh bạch và khoa học hoặc không đáp ứng chuẩn mực theo yêu cầu, khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc định giá mức độ rủi ro tín dụng, nên thường từ chối cấp vốn hoặc chỉ phê duyệt ở mức thấp. Bên cạnh đó, khung pháp lý về bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ vốn cho DN nhỏ và vừa vẫn còn rất phân tán, chồng chéo”, ông Mạc Quốc Anh chỉ ra.

Đề cao vai trò của Quỹ bảo lãnh tín dụng

Từ những thực tế nêu trên, Phó chủ tịch HanoiSME Mạc Quốc Anh đưa ra 6 đề xuất, kiến nghị cụ thể. Một là, thống nhất mô hình tổ chức Quỹ bảo lãnh tín dụng trên toàn quốc, với việc ban hành Nghị định riêng về mô hình hoạt động của các quỹ này theo hướng trao quyền tự chủ, linh hoạt trong phê duyệt và quản lý rủi ro, đồng thời chịu sự giám sát trực tiếp của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.

Hai là, tăng nguồn vốn điều lệ cho các Quỹ hiện có, bởi nhiều Quỹ chỉ có vốn vài chục tỷ đồng, không đủ để bảo lãnh cho một nhóm DN nhỏ. Chính phủ cần hỗ trợ vốn đối ứng hoặc cho phép các địa phương dùng ngân sách tái cấp vốn cho Quỹ. Ba là, khuyến khích DN lớn tham gia bảo lãnh chuỗi giá trị cung ứng theo mô hình “DN bảo lãnh DN” trong chuỗi cung ứng nên được thể chế hóa.

Bốn là, cần xây dựng cơ chế “chia sẻ rủi ro” giữa ngân hàng - Quỹ bảo lãnh - Chính phủ với những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, khủng hoảng thị trường bằng sự hỗ trợ từ ngân sách để không làm tê liệt Quỹ. Năm là, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data trong việc chấm điểm tín nhiệm DN, điều này sẽ giúp Quỹ bảo lãnh hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời minh bạch và phòng, chống gian lận.

Sáu là, kết nối chặt chẽ Quỹ bảo lãnh với các chương trình hỗ trợ của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, để từ đó hình thành hệ sinh thái tín dụng hỗ trợ DN nhỏ và vừa tiếp cận toàn diện hơn từ vốn, thông tin, đào tạo đến bảo lãnh.

“Nếu những đề xuất này được triển khai đồng bộ, các DN tin rằng hệ thống Quỹ bảo lãnh tín dụng sẽ trở thành cánh tay nối dài của chính sách tài khóa - tiền tệ, giúp khơi thông hiệu quả dòng vốn cho khu vực DN. Đặc biệt là những DN đang khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số và hướng đến mô hình kinh tế xanh và bền vững trong thời gian tới”, ông Mạc Quốc Anh bày tỏ.

17_1_nhieu_dn_go_20240117170906.jpg

Kinh tế tư nhân có thể đóng góp 50% GDP vào năm 2030

VOV.VN - Theo chuyên gia, kinh tế tư nhân đang là trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, để phát huy tối đa tiềm năng, cần có những cải cách mạnh mẽ về môi trường kinh doanh, vốn, chính sách, công nghệ và chuỗi cung ứng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Kinh tế tư nhân cần "sân chơi" ổn định, công bằng
Kinh tế tư nhân cần "sân chơi" ổn định, công bằng

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, để khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, cần có nền tảng vững chắc về môi trường đầu tư, tháo gỡ các vướng mắc thủ tục hành chính, bất cập trong văn bản quy phạm pháp luật để tiết kiệm thời gian và chi phí không chính thức.

Kinh tế tư nhân cần "sân chơi" ổn định, công bằng

Kinh tế tư nhân cần "sân chơi" ổn định, công bằng

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, để khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, cần có nền tảng vững chắc về môi trường đầu tư, tháo gỡ các vướng mắc thủ tục hành chính, bất cập trong văn bản quy phạm pháp luật để tiết kiệm thời gian và chi phí không chính thức.

Kinh tế tư nhân đang còn những khó khăn riêng
Kinh tế tư nhân đang còn những khó khăn riêng

VOV.VN - Cần tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách cải thiện môi trường đầu từ kinh doanh thúc đẩy các chủ thể kinh tế tư nhân hình thành và phát triển.

Kinh tế tư nhân đang còn những khó khăn riêng

Kinh tế tư nhân đang còn những khó khăn riêng

VOV.VN - Cần tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách cải thiện môi trường đầu từ kinh doanh thúc đẩy các chủ thể kinh tế tư nhân hình thành và phát triển.

Khơi thông các điểm nghẽn, tạo "cú hích" cho kinh tế tư nhân
Khơi thông các điểm nghẽn, tạo "cú hích" cho kinh tế tư nhân

VOV.VN - Doanh nghiệp tư nhân vẫn đang phát triển thụ động và đối mặt với rất nhiều rào cản, trong đó lớn nhất là thể chế và vốn. Doanh nghiệp tư nhân chưa được khuyến khích, hỗ trợ một cách có hệ thống để khơi dậy hết tiềm năng.

Khơi thông các điểm nghẽn, tạo "cú hích" cho kinh tế tư nhân

Khơi thông các điểm nghẽn, tạo "cú hích" cho kinh tế tư nhân

VOV.VN - Doanh nghiệp tư nhân vẫn đang phát triển thụ động và đối mặt với rất nhiều rào cản, trong đó lớn nhất là thể chế và vốn. Doanh nghiệp tư nhân chưa được khuyến khích, hỗ trợ một cách có hệ thống để khơi dậy hết tiềm năng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao