111111

“Hiếm có nước nào phân bổ đầu tư công dàn trải như Việt Nam“

VOV.VN - Phân bổ ngân sách và đầu tư công trung hạn là hai vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận tại Hội trường sáng nay (29/10).

Phát biểu thảo luận tại Quốc hội sáng nay (29/10), đại biểu Hoàng Quang Hàm (đoàn Phú Thọ) – Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề cập một loạt các vấn đề liên quan đến tài chính ngân sách, đầu tư công.

Nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tới các vấn đề liên quan tới phân bổ ngân sách nhà nước và đầu tư công trung hạn. (Ảnh minh họa)

Lo hình thành cơ chế xin-cho

Đồng tình với các báo cáo của Chính phủ về tài chính, ngân sách, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính-Ngân sách, song đại biểu Hoàng Quang Hàm cho rằng, hai năm còn lại phương án phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương trong chính sách đầu tư công trung hạn còn chậm, dàn trải, kém hiệu quả, tạo cơ chế xin-cho.

Theo kế hoạch của Chính phủ, 2 năm còn lại tất cả các nguồn vốn bố trí để chi đầu tư của Trung ương từ thu, vay, thoái vốn cổ phần chỉ được 440 ngàn tỷ đồng. Dự toán năm 2019 còn 197 ngàn tỷ. Đến năm 2020 trên nền vận động cao thì được 217 ngàn tỷ. Kết nối hai năm nỗ lực được 414 ngàn tỷ đồng. Thiếu gần 60 ngàn cho các dự án đã có danh mục, số vốn đã phân bổ trung hạn, ông Hàm cho hay.

Đại biểu đoàn Phú Thọ phân tích: Nếu sử dụng tiếp dự phòng của Trung ương thì sẽ thiếu khoảng 150 ngàn tỷ đồng. Theo phương án của Chính phủ thì các dự án được ghi tên vào góp vốn cụ thể theo kế hoạch trung hạn phần ngân sách của Trung ương phải cắt giảm 60 ngàn tỷ đồng. 

Nếu sử dụng tiếp dự phòng các dự án này cắt giảm sâu hơn 150 ngàn tỷ, dẫn đến các dự án chậm tiến độ, dàn trải đồng thời "gá chân" thêm vào các dự án mới làm tăng thêm mức độ dàn trải, vi phạm luật đầu tư công. Phá vỡ thành quả của cơ cấu lại chi đầu tư với thành tựu nổi bật chống dàn trải hoạt động dựa trên nguyên tắc được luật định chỉ quyết định dự án khi cân đối về nguồn. Cách làm này sẽ tạo áp lực cho các giai đoạn sau. 

Đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm

Đồng thời hợp thức hóa nhu cầu bằng các cam kết bố trí vốn trung hạn khi thực tế hàng năm không cân đối đủ nguồn tạo cơ chế xin-cho.

Chính phủ trình Quốc hội không có danh mục dự án phân bổ, chia tổng đầu tư Trung ương với số tiền có thể cân đối được, ông Hàm nêu rõ, do đó, đại biểu đoàn Phú Thọ kiến nghị cần cụ thể hóa phương án nguồn kinh phí, chống dàn trải, nợ đọng…

 Hiếm nước nào như Việt Nam, mỗi tỉnh một dự án

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội - đặc biệt quan tâm đến tính dàn trải trong đầu tư công.

Bà Mai nhấn mạnh: Khi đánh giá kế hoạch thực hiện đầu tư công thì từ "đầu tư dàn trải" trở nên quen thuộc. Đại biểu này nêu thực tế hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết về đầu tư công trung hạn, tổng mức đầu tư 2 triệu tỷ đồng cho 9.620 dự án. Ở rất nhiều địa phương, dự án dở dang, thiếu vốn là rất lớn. Đặc biệt, với nguồn trái phiếu chính phủ, 64 tỉnh, thành phố, mỗi tỉnh, thành phố được phân bổ 1 dự án (trong khoảng 260.000 tỷ đồng).

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai
So sánh kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, số lượng các dự án trong kế hoạch đầu tư của Việt Nam rất lớn. "Hiếm ở quốc gia nào có phương pháp phân bổ là mỗi tỉnh, thành phố có một dự án. Kinh nghiệm các nước cho thấy, nguồn lực đầu tư từ phía Nhà nước hầu như chỉ tập trung vào các dự án có tính lan tỏa, toàn xã hội. Ví dụ như ở Australia đầu tư vào sân bay, còn ở Hàn Quốc thì tư nhân làm đường cao tốc", bà Mai lưu ý.

Theo đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, cần cương quyết thay đổi cách phân bổ nguồn lực, thay đổi trật tự ưu tiên ở các văn bản pháp luật. Đề xuất dự án cần có sự phối hợp liên kết chặt chẽ của nhiều địa phương trong cùng khu vực, để lan tỏa. Nhà nước chỉ thực hiện đầu tư ở ngành mà tư nhân không thể, không muốn đầu tư.

Cần đánh giá kỹ lưỡng, báo cáo về khả năng cân đối nguồn vốn

Đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) - Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - tán thành đánh giá liên quan đến đầu tư công 3 năm qua, song ông cho rằng cân đối ngân sách trung ương khó khăn, tỷ lệ bội chi ngân sách còn ở mức cao. 

Chính phủ cần đánh giá kỹ lưỡng, báo cáo về khả năng cân đối nguồn vốn, sau đó mới đảm bảo tổng mức đầu tư công trung hạn không vượt kế hoạch 20.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Trường Giang đề xuất.

Thời gian đầu tư công trung hạn còn hơn 2 năm, có thể có những vấn đề cấp bách, bất khả kháng phát sinh, nên cần có phần dành lại. 

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang

Những công trình sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ khả năng thiếu vốn là khá rõ ràng, khi không phát hành được 60.000 tỷ đồng trái phiếu, mà vay nước ngoài phải có công trình cụ thể, có kế hoạch.

Từ thực tế trên, ông Nguyễn Trường Giang nhấn mạnh việc giữ kỹ luật, kỷ cương ngân sách Nhà nước.

Về tình hình thu ngân sách Nhà nước (NSNN), theo báo cáo của Chính phủ, tổng thu NSNN cả năm ước vượt 3% (39,2 nghìn tỷ đồng) so với dự toán. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính-Ngân sách đánh giá, dù kết quả thu NSNN ước vượt dự toán, nhưng chưa đạt được một số mục tiêu trong Nghị quyết của Quốc hội như: Tỉ lệ huy động từ thuế, phí đạt 20,7% GDP, thấp hơn mục tiêu 21% GDP đề ra; nợ đọng thuế còn lớn và có xu hướng tăng so với năm 2017.

Về chi NSNN, ước thực hiện chi cả năm tăng 2,6% (39,2 nghìn tỉ đồng) so với dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển tăng 4,7% (18,66 nghìn tỉ đồng) so với dự toán; chi thường xuyên tăng 1,3% (12,25 nghìn tỉ đồng) so với dự toán.

Tỉ trọng chi đầu tư phát triển/tổng chi NSNN ước đạt 26,78% tổng chi NSNN, cao hơn số thực hiện năm 2017 là 25%, tỉ trọng chi thường xuyên (đã bao gồm cả chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế) ước đạt 63,29% tổng chi NSNN, thấp hơn số ước thực hiện năm 2017 (64,68%).

Về cân đối ngân sách, bội chi NSNN ước bằng dự toán là 204 nghìn tỉ đồng. Ước dư nợ công năm 2018 là 61,4% GDP, nợ nước ngoài là 49,7% GDP, trong phạm vi cho phép.

Theo đánh giá của Uỷ ban Tài chính - Ngân sách, việc cơ cấu lại chi NSNN chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt, tỉ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN còn cao. Việc thực hiện một số chính sách an sinh xã hội thiếu đồng bộ, chưa đạt hiệu quả so với mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Bên cạnh đó, việc hướng dẫn về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chưa đồng bộ, kịp thời, chưa cụ thể nên về cơ bản, việc thực hiện còn chậm. Điều này dẫn đến NSNN vẫn còn phải bao cấp hầu hết chi đầu tư và nhiều khoản chi thường xuyên cho nhiều đơn vị sự nghiệp công lập ở cả Trung ương và địa phương. Việc quản lý nguồn thu từ khai thác tài sản công còn lỏng lẻo, hiệu quả thấp, thất thoát nguồn lực còn lớn.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đầu tư công trung hạn: Ưu tiên dự án thực sự cấp bách
Đầu tư công trung hạn: Ưu tiên dự án thực sự cấp bách

VOV.VN - Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, bố trí vốn đầu tư công trung hạn để thực hiện một số dự án quan trọng, cấp bách...

Đầu tư công trung hạn: Ưu tiên dự án thực sự cấp bách

Đầu tư công trung hạn: Ưu tiên dự án thực sự cấp bách

VOV.VN - Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, bố trí vốn đầu tư công trung hạn để thực hiện một số dự án quan trọng, cấp bách...

Cần giảm thủ tục để tăng hiệu quả đầu tư công?
Cần giảm thủ tục để tăng hiệu quả đầu tư công?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội kiến nghị, để tăng hiệu quả đầu tư công, phải đơn giản hóa thủ tục, chú trọng chất lượng, đầu tư có trọng điểm, xoáy vào "lõi nghèo".

Cần giảm thủ tục để tăng hiệu quả đầu tư công?

Cần giảm thủ tục để tăng hiệu quả đầu tư công?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội kiến nghị, để tăng hiệu quả đầu tư công, phải đơn giản hóa thủ tục, chú trọng chất lượng, đầu tư có trọng điểm, xoáy vào "lõi nghèo".

Cần đưa quản lý đầu tư công về một đầu mối quản lý ngân sách
Cần đưa quản lý đầu tư công về một đầu mối quản lý ngân sách

VOV.VN -Cần đưa quản lý đầu tư công về một đầu mối quản lý ngân sách, tránh tình trạng “khập khiễng”, thiếu chủ động, thiếu gắn kết giữa nguồn lực và chi đầu tư

Cần đưa quản lý đầu tư công về một đầu mối quản lý ngân sách

Cần đưa quản lý đầu tư công về một đầu mối quản lý ngân sách

VOV.VN -Cần đưa quản lý đầu tư công về một đầu mối quản lý ngân sách, tránh tình trạng “khập khiễng”, thiếu chủ động, thiếu gắn kết giữa nguồn lực và chi đầu tư

Hạn chế “đội vốn” trong đầu tư công bằng cách nào?
Hạn chế “đội vốn” trong đầu tư công bằng cách nào?

VOV.VN - Giải pháp tối ưu là các cấp thực hiện nghiêm túc đúng quy định và tăng cường phản biện độc lập trong lựa chọn quyết định đầu tư...

Hạn chế “đội vốn” trong đầu tư công bằng cách nào?

Hạn chế “đội vốn” trong đầu tư công bằng cách nào?

VOV.VN - Giải pháp tối ưu là các cấp thực hiện nghiêm túc đúng quy định và tăng cường phản biện độc lập trong lựa chọn quyết định đầu tư...

Thu ngân sách tăng chậm, chi thường xuyên vẫn tăng nhanh
Thu ngân sách tăng chậm, chi thường xuyên vẫn tăng nhanh

VOV.VN - 9 tháng qua, ngân sách Nhà nước (NSNN) thâm hụt 38.300 tỷ đồng. Khoản chi ngân sách lớn nhất vẫn là chi thường xuyên, chi cho bộ máy nhà nước.

Thu ngân sách tăng chậm, chi thường xuyên vẫn tăng nhanh

Thu ngân sách tăng chậm, chi thường xuyên vẫn tăng nhanh

VOV.VN - 9 tháng qua, ngân sách Nhà nước (NSNN) thâm hụt 38.300 tỷ đồng. Khoản chi ngân sách lớn nhất vẫn là chi thường xuyên, chi cho bộ máy nhà nước.

Ngân sách Nhà nước: Nguồn thu hẹp dần, “cửa” chi phình ra
Ngân sách Nhà nước: Nguồn thu hẹp dần, “cửa” chi phình ra

VOV.VN -Thời gian qua, tốc độ tăng chi NSNN lớn hơn tốc độ tăng thu NSNN, dẫn đến cân đối NSNN khó khăn, bội chi cao, điều này đe doạ tính bền vững của NSNN.

Ngân sách Nhà nước: Nguồn thu hẹp dần, “cửa” chi phình ra

Ngân sách Nhà nước: Nguồn thu hẹp dần, “cửa” chi phình ra

VOV.VN -Thời gian qua, tốc độ tăng chi NSNN lớn hơn tốc độ tăng thu NSNN, dẫn đến cân đối NSNN khó khăn, bội chi cao, điều này đe doạ tính bền vững của NSNN.

Đề nghị không chi ngân sách mua sắm xe công năm 2019
Đề nghị không chi ngân sách mua sắm xe công năm 2019

VOV.VN - Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị không bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị đắt tiền, xe công trong năm 2019.

Đề nghị không chi ngân sách mua sắm xe công năm 2019

Đề nghị không chi ngân sách mua sắm xe công năm 2019

VOV.VN - Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị không bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị đắt tiền, xe công trong năm 2019.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao