111111

Hà Nội: Công trình vi phạm hành lang thoát lũ sông Hồng vì sao chưa được xử lý?

VOV.VN - Hơn 3 ha bãi bồi sông Hồng nằm hoàn toàn trong hành lang thoát lũ được phường Ngọc Thụy (cũ) cho thuê làm khuôn viên trồng cây xanh với lý do để... chống lấn chiếm. Dư luận đặt câu hỏi vì sao công trình xây dựng trái phép này tồn tại mà không bị xử lý?

Công trình vi phạm hành lang thoát lũ

Thời gian gần đây, khu vực bãi sông Hồng tại tổ dân phố số 10, phường Bồ Đề (Hà Nội), ngay sát mép nước xuất hiện một công trình kiên cố rộng hàng nghìn m2, có hồ nhân tạo, cây xanh cảnh quan, đường nội bộ và hàng loạt cột bê tông dựng san sát cao tới 3m được thiết kế như phòng nghỉ, kiốt kinh doanh…. Toàn bộ khu tiếp giáp sông đã bị san phẳng, bê tông hóa hoàn toàn, đẩy hành lang thoát lũ vào tình trạng bị “băm nát”.

Cụ thể, ngày 4/6/2025, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Long Biên (cũ) ra văn bản số 1208 do Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên Phạm Bạch Đằng ký với nội dung chấp thuận đề xuất của UBND phường Ngọc Thụy về việc ký hợp đồng ngắn hạn cho thuê đất bãi bồi sông Hồng. Mục tiêu là nhằm quản lý, khai thác chống lấn chiếm, đảm bảo cảnh quan đô thị khu đất giáp đền Rừng, tổ 10 phường Ngọc Thụy (nay là phường Bồ Đề).

Tổng diện tích khu đất bãi này lên tới hơn 30.147m2; thời gian thực hiện không quá 5 năm, trong đó diện tích trồng hoa, cây cảnh, thảm cỏ hơn 27.000m2; diện tích sân, đường nội bộ: 2.500m2. Các hạng mục được cho phép đầu tư, gồm: cải tạo đất vườn để trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh; làm sân, đường nội bộ, chỗ để xe (lát gạch block hoặc đá dăm); nhà bảo vệ diện tích tối đa 20m2 bằng thùng container có thể di dời, tháo dỡ…

Từ văn bản chấp thuận của UBND quận Long Biên (cũ), ngày 23/6/2025 UBND phường Ngọc Thụy ban hành Kế hoạch tổ chức lựa chọn nhà đầu tư triển khai phương án, bao gồm các bước: chuẩn bị hồ sơ mời thầu và tuyên truyền kêu gọi nhà thầu đầu tư tham gia dự án; bán hồ sơ mời thầu)…

Tuy nhiên, cũng trong ngày 23/6/2025, Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy Hoàng Văn Lực đã ký Hợp đồng cho thuê đất đối với ông Hoàng Xuân Mai; giá trị hợp đồng thuê 30.147,3m2, thời hạn 1 năm là hơn 510 triệu đồng, tương ứng 17.000 đồng/m2/năm.

Người dân địa phương cho biết, các phương tiện máy móc, công nhân xây dựng đã thi công từ nhiều tháng trước đó. Việc ban hành các văn bản, hồ sơ giấy tờ này phải chăng để hợp thức hóa những công trình sai phạm, chưa được chấp thuận của các cấp có thẩm quyền?

Vi phạm hành lang thoát lũ cần xử lý ngay

KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho biết, việc lấn chiếm đất bãi sông Hồng không chỉ gây mất mỹ quan mà còn cản trở dòng chảy thoát lũ, làm gia tăng áp lực lên hệ thống đê. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đê điều.

"Không gian thoát lũ khu vực lòng sông và bãi sông giữa hai đê có vai trò đặc biệt quan trọng. Với đặc điểm lũ lên nhanh nhưng rút chậm của sông Hồng, không gian này là “lá chắn” giúp bảo vệ an toàn hệ thống đê điều. Việc xây dựng công trình ở bãi sông trong khu vực hành lang thoát lũ… đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của người dân,”, KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết.

Nêu quan điểm về vấn việc này, luật sư Trần Sỹ Tiến, Công ty Luật Hà Nội VDT cho biết, hành vi vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông sẽ chịu mức phạt cao cao nhất đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm và hình phạt phạt cao nhất đến 5 năm tù. (Điều 238, Bộ luật Hình sự 2015).

Luật sư Trần Sỹ Tiến còn cho rằng, việc để thực trạng trên diễn ra nhiều năm, không chỉ phán ảnh ý thức pháp luật yếu kém của một số người dân mà còn cho thấy công tác quản lý đất đai khá lỏng lẻo, chưa thực sự nghiêm minh của chính quyền sở tại.

Pháp luật về đất đai đã có những quy định rõ ràng về việc cưỡng chế, thu hồi đất đối với những trường hợp vi phạm quy định sử dụng đất. Do vậy, chính quyền sở tại cần tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm để ngăn ngừa, phòng tránh ngay từ đầu, tránh việc phải “chạy theo” vi phạm.

z6770799672475_3fe76e7f14298e2b2ade3fa23bf129ce.jpg

Sông Hồng nhem nhuốc, cần sớm cải tạo cảnh quan ven sông

VOV.VN - Dù đã rất quyết tâm nhưng nhiều năm qua Hà Nội vẫn chưa thể phê duyệt được quy hoạch phân khu hai bờ sông Hồng. Có nhiều ý kiến cho rằng, việc cải tạo, chỉnh trang là cần thiết, tuy nhiên cần đánh giá kỹ lưỡng đảm bảo an toàn đê điều và dòng chảy thoát lũ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Sông Hồng “nhếch nhác”, cải tạo cảnh quan sông Hồng khi nào thành hiện thực?
Sông Hồng “nhếch nhác”, cải tạo cảnh quan sông Hồng khi nào thành hiện thực?

VOV.VN - Sông Hồng chảy qua giữa lòng Thủ đô, khu vực có diện tích đất đai rộng lớn và giàu giá trị. Dù đã rất quyết tâm, nhưng nhiều năm qua, Hà Nội vẫn chưa thể cải tạo được cảnh quan hai bên sông Hồng. Đã đến lúc Hà Nội cần có giải pháp đột phá mạnh để sớm đưa sông Hồng thực sự trở thành biểu tượng của Thủ đô.

Sông Hồng “nhếch nhác”, cải tạo cảnh quan sông Hồng khi nào thành hiện thực?

Sông Hồng “nhếch nhác”, cải tạo cảnh quan sông Hồng khi nào thành hiện thực?

VOV.VN - Sông Hồng chảy qua giữa lòng Thủ đô, khu vực có diện tích đất đai rộng lớn và giàu giá trị. Dù đã rất quyết tâm, nhưng nhiều năm qua, Hà Nội vẫn chưa thể cải tạo được cảnh quan hai bên sông Hồng. Đã đến lúc Hà Nội cần có giải pháp đột phá mạnh để sớm đưa sông Hồng thực sự trở thành biểu tượng của Thủ đô.

Sông Hồng đoạn qua Hà Nội bị xẻ thịt, lấn chiếm ngang nhiên, sao chưa ai xử lý?
Sông Hồng đoạn qua Hà Nội bị xẻ thịt, lấn chiếm ngang nhiên, sao chưa ai xử lý?

VOV.VN - Lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên bãi sông Hồng là vấn đề nhức nhối từ nhiều năm nay. Câu hỏi đặt ra là vì sao những công trình xây dựng trái phép này nhiều năm vẫn chưa được xử lý?

Sông Hồng đoạn qua Hà Nội bị xẻ thịt, lấn chiếm ngang nhiên, sao chưa ai xử lý?

Sông Hồng đoạn qua Hà Nội bị xẻ thịt, lấn chiếm ngang nhiên, sao chưa ai xử lý?

VOV.VN - Lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên bãi sông Hồng là vấn đề nhức nhối từ nhiều năm nay. Câu hỏi đặt ra là vì sao những công trình xây dựng trái phép này nhiều năm vẫn chưa được xử lý?

Vì sao tour du lịch sông Hồng trải nghiệm làng nghề, di tích chưa như mong đợi?
Vì sao tour du lịch sông Hồng trải nghiệm làng nghề, di tích chưa như mong đợi?

VOV.VN - Việc khai thác tour du lịch sông Hồng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với giá trị của dòng sông, dù còn nhiều dư địa để khai thác, phát triển.

Vì sao tour du lịch sông Hồng trải nghiệm làng nghề, di tích chưa như mong đợi?

Vì sao tour du lịch sông Hồng trải nghiệm làng nghề, di tích chưa như mong đợi?

VOV.VN - Việc khai thác tour du lịch sông Hồng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với giá trị của dòng sông, dù còn nhiều dư địa để khai thác, phát triển.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao