111111

Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992: Băn khoăn vị trí của Kiểm toán

(VOV) -Vị trí của Kiểm toán Nhà nước có cần nâng lên tầm hiến định để tăng cường vị thế và trách nhiệm của cơ quan này?

Sáng nay (27/2), Ủy ban kinh tế họp phiên toàn thể lần thứ 7 lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến kinh tế-xã hội trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Theo ông Nguyễn Văn Phúc – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: “Nội dung kinh tế và các nội dung khác có liên quan đến kinh tế được qui định trong Chương III về Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường của Dự thảo Hiến pháp. Ngoài ra, còn được đề cập trong Lời nói đầu; Chương II về Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Chương IV về Bảo vệ Tổ quốc và các chương về tổ chức Bộ máy Nhà nước.

Đắn đo vị trí của Kiểm toán Nhà nước

Một trong các nội dung được các thành viên của Ủy ban quan tâm là Chương X, Hội đồng Hiến pháp, Hồi đồng bầu cử Quốc gia và Kiểm toán Nhà nước có điều 122 qui định về Kiểm toán Nhà nước. Theo đó, dự thảo nâng địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nước lên tầm hiến định để tăng cường vị thế và trách nhiệm của cơ quan này khi thực hiện chức năng kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. “Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn, chưa cần thiết phải nâng tầm qui định trong Hiến pháp” – ông Phúc cho biết thêm.

Theo dự thảo, Điều 122 (mới) Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Tổng kiểm toán Nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng kiểm toán Nhà nước do Luật đinh.

Tổng kiểm toán NN chịu trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họ chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của KTNN do luật định.

Góp ý cho điều 122, khoản 2, nhiệm kỳ Tổng kiểm toán do Luật định, đại biểu Trần Văn Túy (đoàn Lạng Sơn) cho rằng: “Nếu chức danh Tổng kiểm toán là do Quốc hội phê chuẩn thì nên theo nhiệm kỳ của Quốc hội”.

Góp ý cho Điều 115 (sửa đổi, bổ sung điều 118) về các đơn vị hành chính lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam, đại biểu Túy cho rằng: Nếu qui định cứng như trong dự thảo sẽ có nhiều giới hạn về kinh tế và đặc thù. Như vậy sẽ không còn đơn vị hành chính mang cấp vùng nữa. Đại biểu dẫn chứng: “Mới đây Quảng Ninh xin thành lập đặc khu kinh tế đảo Cô Tô và điều này là cần thiết để phát triển kinh tế vùng”. Vì thế, theo đại biểu Trần Văn Túy, nếu có thể được, thì dự thảo nên qui định theo hướng: nước chia thành tỉnh và các đơn vị hành chính ngang cấp; huyện chia thành xã và đơn vị hành chính ngang cấp. Như vậy thì phát huy được thế mạnh kinh tế vùng.

Theo đánh giá của thành viên Ủy ban Kinh tế Vũ Viết Ngoạn, dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này trong phần kinh tế có nhiều thay đổi, trong đó có việc khẳng định các thành phần kinh tế bình đẳng.

Rạch ròi ngân sách trung ương-địa phương

Liên quan đến việc Quốc hội quyết định chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, ông Ngoạn cho điều đó là đúng và hợp lý, nhưng phạm vi đến đâu thì chưa rõ. Quốc hội quyết định chính sách và Chính phủ là cơ quan thực hiện. Vậy việc thực hiện thì luật định thế nào. “Quốc hội quyết định nhưng mới chỉ là chỉ tiêu lạm phát thôi. Bên cạnh đó, còn có hàng loạt chính sách khác liên quan như tỷ giá, tiền tệ, lãi suất… mà Quốc hội không thể can thiệp. Nếu xác định rõ và nhìn vào tính thực tiễn thì nên qui định rõ, Quốc hội quyết định các mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách phát triển kinh tế xã hội lớn và quyết định vấn đề phân bổ, quyết toán NS. 

Chia sẻ ý kiến về phần kinh tế trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ông Trần Du Lịch (đoàn TP HCM) khẳng định: “Tôi vẫn tiếp tục bảo vệ việc nói về chế độ kinh tế là không ai là chủ đạo hết”.

Liên quan đến phần ngân sách (Điều 59 mới), ông Lịch cho rằng: Lần sửa đổi này có sự đổi mới về vấn đề tài chính. Chúng ta đã tách bạch được 2 loại là ngân sách quốc gia và địa phương. Phần địa phương phải đi cùng tự quản địa phương, đó là cái chúng ta phải làm. Hiến pháp lần này có dư địa để chúng ta làm. NSQG gồm 2 phần: ngân sách trung ương (NSTW)và NSTW trợ cấp cho địa phương. Hai cái cộng lại là NS quốc gia do Quốc hội quyết định. Còn cái gì là NS địa phương thì do chính quyền địa phương quyết định, Quốc hội không can thiệp. Gắn liền với đó là chính quyền trung ương không bao cấp địa phương thông qua tiền mà bao cấp nhiệm vụ. Tỉnh nào nghèo thì Trung ương lo, anh nào khá hơn một chút thì tự lo một phần…  Cái gì một đồng do trung ương trợ cấp là quốc gia phải quyết, còn cái gì 1.000 đồng thuộc địa phương thì anh tự quyết.  Với cách làm như hiện nay là xin- cho. Nếu HP lần này không chế định lại thì không khắc phục được cơ chế xin-cho nữa. Rạch ròi, NS quốc gia là ngân sách chi tiêu cho chính quyền trung ương cộng phần trung ương trợ cấp cho các địa phương do Quốc hội quyết từng đồng một. Còn lại theo luật là ngân sách địa phương do chính quyền địa phương tự quản. Chính phủ có nhiệm vụ quản lý chính quyền địa phương, thanh tra, kiểm tra địa phương. “Nếu không sửa điểm này trong hiến pháp thì chúng ta không có điểm gì mới cả” – ông Lịch nhắc lại.

Cũng trong phiên họp sáng nay, các đại biểu còn đóng góp ý kiến cho các vấn đề về quyền con người, Quốc hội, chính phủ, chính quyền địa phương, sở hữu đất đai… trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sửa đổi Hiến pháp:Phải bình đẳng giữa DN nhà nước và tư nhân
Sửa đổi Hiến pháp:Phải bình đẳng giữa DN nhà nước và tư nhân

VOV tổ chức buổi tọa đàm “Sửa đổi Hiến pháp 1992: Tạo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế”, vào chiều 4/2/2013

Sửa đổi Hiến pháp:Phải bình đẳng giữa DN nhà nước và tư nhân

Sửa đổi Hiến pháp:Phải bình đẳng giữa DN nhà nước và tư nhân

VOV tổ chức buổi tọa đàm “Sửa đổi Hiến pháp 1992: Tạo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế”, vào chiều 4/2/2013

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao