111111

Doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó về thị trường

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang phải “ăn đong từng bữa” đơn hàng, rất bấp bênh.

Ngày 17/7, tại TP HCM, Bộ Công Thương đã tổ chức họp giao ban xuất khẩu 6 tháng đầu năm và bàn hướng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất, xuất khẩu.

Theo số liệu chính thức của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 53,33 tỉ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước đạt 20,5 tỉ USD, mức tăng khiêm tốn chỉ 4,1% so với cùng kỳ còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 32,83 tỉ USD, tăng 38% so với cùng kỳ.

Nhóm hàng nông lâm thủy sản đạt mức khá 10,44 tỉ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết, nếu trừ dầu thô, kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI tăng hơn 40%. Trong cơ cấu xuất khẩu 6 tháng, nhóm hàng nông lâm thủy sản đạt mức khá 10,44 tỉ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này không cao, nếu trừ mặt hàng tiêu tăng giá suốt từ năm 2008 đến nay, các mặt hàng còn lại như gạo, cà phê, cao su… xu hướng tăng trưởng chậm và đang bị cạnh tranh gay gắt.

Ngoài ra, nhóm hàng công nghiệp, công nghiệp chế biến có mức tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm nay, đạt 33,54 tỉ USD và tăng 31,8% so với cùng kỳ nhưng “công lớn” lại thuộc về các DN FDI.

Khó khăn lớn nhất hiện nay của DN là thị trường. Cộng thêm cầu tại các nước nhập khẩu suy giảm, khả năng thanh toán của khách hàng giảm sút làm nhiều DN phải “ăn đong từng bữa” đơn hàng, rất bấp bênh. Ngay một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong ngành công nghiệp, nông thủy sản cũng sụt giảm đơn hàng.

Nhiều hàng xuất khẩu đang đối mặt với các hàng rào kỹ thuật từ nước nhập khẩu. Nhật Bản vừa áp dụng tiêu chuẩn về Ethoxiqin đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Một số lô hàng thủy sản cũng bị cảnh báo từ các nước nhập khẩu do chất lượng chưa đảm bảo, đặt chúng ta vào nguy cơ mất nhiều thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU…

Mới đây, hàng rau quả có nguồn gốc từ Việt Nam tiếp tục bị EU cảnh báo nhiễm các loại dịch hại, khu vực này tuyên bố nếu phát hiện thêm lô hàng nào vi phạm sẽ cấm xuất khẩu mặt hàng đó qua EU.

Đại diện các hiệp hội ngành hàng cho rằng cái khó nhất của DN hiện nay vẫn là lãi suất, dù giảm nhiều so với trước đây nhưng mức 15%/năm cũng rất cao và DN nội địa không thể cạnh tranh với DN nước ngoài. Từ ngày 15/7, các NH thương mại phải rà soát đưa các khoản vay vốn cũ của DN về mức 15%/năm theo yêu cầu của NH Nhà nước, nhưng nhiều DN tại hội thảo cho biết chưa nhận được thông báo giảm lãi suất của NH.

Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, ngay cả khi lãi suất cho vay về mức 15%/năm, DN vẫn “chết như thường!”. Theo ông, cầu hạ lãi suất về 15%/năm mới là động thái ban đầu, còn suốt 2 năm qua DN phải chịu mức lãi suất trên 20% nên không sống nổi. “Lãi suất phải giảm vài % nữa để những DN đang ở giai đoạn thiếu dinh dưỡng hồi phục.

Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho rằng, cần khẩn trương đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, hướng vào một số thị trường trọng điểm, tiềm năng… nhằm khơi thông thị trường. Đồng thời, phát triển nhanh hệ thống phân phối hàng Việt trên các thị trường trọng điểm, gắn với đẩy mạnh sự tham gia của DN vào mạng sản xuất, các chuỗi giá trị toàn cầu theo từng ngày sản phẩm xuất khẩu chủ lực…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao