111111

Diễn đàn cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam 2023: “Bơi trong dòng xoáy”

VOV.VN - Chính phủ đang có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế. Điều quan trọng bây giờ là nhà đầu tư cần khởi động lại các kế hoạch đầu tư một cách tích cực, khôn ngoan và phù hợp với “khẩu vị rủi ro” của mình.

Đây là thông điệp được đưa ra tại Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam 2023 lần đầu tiên, được Báo Đầu tư phối hợp với Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam tổ chức chiều nay (8/8) tại Hà Nội.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương khẳng định, tình hình thế giới từ đầu năm đến nay tiếp tục biến động nhanh, phức tạp. Các doanh nghiệp nói riêng, cả nền kinh tế nói chung, đang phải “bơi trong dòng xoáy khó khăn”. Thị trường tài chính Việt Nam cũng vậy, bao gồm cả thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đều đang đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có. Điểm tích cực là xu thế kinh tế đang dần khả quan hơn. Các số liệu thống kê về sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, giải ngân vốn đầu tư công… đều cho thấy điều đó.

Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hội và phát triển, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết: “Chúng tôi đã tham mưu Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị về việc sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách liên quan đến sản xuất, kinh doanh và đầu tư. Ví dụ: tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, giao cho địa phương làm cơ quan chủ quản, sử dụng vốn đầu tư ngân sách địa phương đầu tư thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc thẩm quyền của Bộ, cơ quan Trung ương trên địa bàn, nhất là các dự án quốc lộ, cao tốc; Hay nâng tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP;  sử dụng chi thường xuyên thực hiện các dự án có kinh phí dưới 15 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp, mở rộng xây dựng mới các hạng mục trong cơ sở công trình hiện có. Đây là những vấn đề cấp thiết cần khẩn trương sửa đổi, hoàn thiện để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội”.

Các chuyên gia kinh tế dự báo, trong những tháng cuối năm 2023 và cả năm 2024, kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, từ cả tình hình thế giới, khu vực biến động khó lường và những hạn chế, khó khăn trong nội tại của nền kinh tế.

Để kinh tế Việt Nam có thể trụ vững và tiếp tục tăng trưởng và phát triển, để khu vực doanh nghiệp được tiếp sức vượt qua khó khăn, thì sự vững mạnh của thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, bên cạnh hỗ trợ từ cơ chế, chính sách phát triển thị trường, cần sự tham gia tích cực hơn từ phía các nhà đầu tư để khởi động lại các kế hoạch đầu tư một cách khôn ngoan và phù hợp với “khẩu vị rủi ro” của mình. Đồng hành với đó, cần sự tham gia chuyên nghiệp và tích cực của Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam. 

“Tôi nghĩ là sự cố vấn đối với chính chúng ta, cũng như đối với khách hàng của chúng ta, đối với dân chúng đầu tư, về những rủi ro khi đầu tư tài chính là cực kỳ quan trọng. Đầu tiên phải là quản trị rủi ro. Thứ hai là đa dạng hóa các danh mục đầu tư của mình. Thứ ba là đánh giá đúng “khẩu vị rủi ro” của mình”, ông Dominic Scriven, Chủ tịch Quỹ đầu tư Dragon Capital khuyến nghị.

Các chuyên gia kinh tế phân tích, trong khó khăn cũng là lúc cơ hội sinh ra. Những lo sợ về cơn bão lạm phát và bóng ma suy thoái ở các nền kinh tế lớn vẫn còn hiện hữu, nhưng bắt đầu được đan xen bằng những dòng chảy lạc quan, tích cực với sự hậu thuẫn của những dữ liệu thống kê cho thấy thực tế đang “không xấu như dự kiến”. Bối cảnh này giống như một dòng xoáy buộc các nhà đầu tư, kinh doanh phải “Bơi trong dòng xoáy” để tìm cơ hội. Trong lúc này, không nên vì gió lớn mà đứng ngoài quan sát, mà cần chủ động tìm kiếm cơ hội và tham gia đầu tư một cách khôn ngoan. Đó mới là các tích cực tìm cơ hội hồi phục cho thị trường đầu tư tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung, vừa đảm bảo sự phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững của các thị trường vốn, chứng khoán và đầu tư tài chính.

Những câu hỏi như lớp tài sản nào nên ưu tiên, nhóm ngành nào sẽ vượt lên thời gian tới, đâu là những xu hướng đầu tư đang nổi lên… phần nào đã được các chuyên gia kinh tế, những cố vấn tài chính chuyên nghiệp chia sẻ tại 2 phiên thảo luận chuyên sâu, là “Giải mã biến số” và “Truy tìm cơ hội” tại Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam 2023.

Xu thế kinh tế đang dần khả quan hơn, khi Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7/2023 đã tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước… Tính chung 7 tháng, thu hút đầu tư nước ngoài đã lần đầu tiên trong năm tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 16,24 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 195,4 tỷ USD, vẫn giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước, nhưng xuất siêu trên 16,5 tỷ USD…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

FED lại tăng lãi suất, thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam không ảnh hưởng quá lớn
FED lại tăng lãi suất, thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam không ảnh hưởng quá lớn

VOV.VN - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng như nhiều chuyên gia cho rằng, việc FED tăng lãi suất không ảnh hưởng quá nhiều đến kinh tế, tài chính của Việt nam. Hơn nữa, Việt Nam đã đi trước, đón đầu những diễn biến của kinh tế thế giới, đưa ra hàng loạt động thái như giảm lãi suất, giữ ổn định tỷ giá.

FED lại tăng lãi suất, thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam không ảnh hưởng quá lớn

FED lại tăng lãi suất, thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam không ảnh hưởng quá lớn

VOV.VN - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng như nhiều chuyên gia cho rằng, việc FED tăng lãi suất không ảnh hưởng quá nhiều đến kinh tế, tài chính của Việt nam. Hơn nữa, Việt Nam đã đi trước, đón đầu những diễn biến của kinh tế thế giới, đưa ra hàng loạt động thái như giảm lãi suất, giữ ổn định tỷ giá.

Nới lỏng chính sách tài khoá khơi thông không gian phát triển cho doanh nghiệp
Nới lỏng chính sách tài khoá khơi thông không gian phát triển cho doanh nghiệp

VOV.VN - Tổng sản phẩm trong nước GDP 6 tháng đầu năm của Việt Nam chỉ tăng 3,72%, là mức tăng thấp so với cùng kỳ trong giai đoạn 10 năm qua. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu giảm 12%, kim ngạch nhập khẩu giảm 18% do nhu cầu từ các thị trường chính của nước ta đều giảm.

Nới lỏng chính sách tài khoá khơi thông không gian phát triển cho doanh nghiệp

Nới lỏng chính sách tài khoá khơi thông không gian phát triển cho doanh nghiệp

VOV.VN - Tổng sản phẩm trong nước GDP 6 tháng đầu năm của Việt Nam chỉ tăng 3,72%, là mức tăng thấp so với cùng kỳ trong giai đoạn 10 năm qua. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu giảm 12%, kim ngạch nhập khẩu giảm 18% do nhu cầu từ các thị trường chính của nước ta đều giảm.

Linh hoạt điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế
Linh hoạt điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế

VOV.VN - Trong 6 tháng cuối năm, Bộ Tài chính sẽ tập trung vào các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tạo ra 1 thị trường tài chính để có nguồn vốn đáp ứng cho doanh nghiệp, kết hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 1 cách phù hợp, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tập trung cho mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.

Linh hoạt điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế

Linh hoạt điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế

VOV.VN - Trong 6 tháng cuối năm, Bộ Tài chính sẽ tập trung vào các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tạo ra 1 thị trường tài chính để có nguồn vốn đáp ứng cho doanh nghiệp, kết hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 1 cách phù hợp, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tập trung cho mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao