111111

Đắk Lắk xác định nâng cao chất lượng nông sản để phát triển nông nghiệp

VOV.VN - Để nâng chất lượng và độ tin cậy về an toàn thực phẩm của Đắk Lắk, các chuyên gia cho rằng cần đẩy mạnh công tác truyền thông các địa chỉ sản xuất, xuất khẩu nông sản bảo đảm chất lượng, có trách nhiệm để thông tin rộng rãi trong nước và nước ngoài…

Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk, đóng góp 36,8% vào tổng sản phẩm, đóng góp 90% tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho 70% lao động địa phương…

Đến nay, Đắk Lắk có hơn 610 cơ sở được cấp giấy Chứng nhận ATTP ở các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Toàn tỉnh đã xây dựng được 123 chuỗi liên kết do các cấp chính quyền thực hiện, 150 hợp tác xã nông nghiệp có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, có 5 tổ chức khoa học tham gia liên kết.

Tuy nhiên, công tác quản lý chất lượng nông sản và an toàn thực phẩm (ATTP) tại Đắk Lắk vẫn còn nhiều hạn chế như: Tỷ lệ có chứng nhận chất lượng và có truy xuất nguồn gốc còn thấp; nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh chưa tuân thủ đầy đủ quy định ATTP; việc kiểm tra, lấy mẫu tại các vùng sản xuất gặp khó khăn do người dân chưa hợp tác…

Đáng chú ý, vấn đề kiểm soát dư lượng chất bảo vệ thực vật, nhất là chất Cadimi và vàng O trên mặt hàng sầu riêng xuất khẩu, đang trở nên rất cấp bách.

Tại hội nghị “Tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP); Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh” vừa diễn ra tại Đắk Lắk, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý chất lượng, an toàn sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Trong đó, chú trọng các giải pháp tổ chức sản xuất, phát triển vùng sản xuất an toàn, xây dựng hệ sinh thái trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị sản phẩm để kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào và đầu ra…

Ông Nguyễn Hắc Hiển, Chi Cục trưởng Chi Cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk cho rằng: “Tổ chức sản xuất thì chúng ta phải liên kết lại để có sản phẩm đồng nhất, có số lượng lớn, để có chất lượng và để có an toàn thực phẩm thì cần phải hình thành các tổ hợp tác và hợp tác xã. Liên kết khi đó mới ghi nhật ký nông hộ, xem lại bón phân gì, sử dụng thuốc nào, quy trình ra sao và tính được hiệu quả kinh tế là chúng ta phải làm được những việc đấy”.

Để nâng chất lượng và độ tin cậy về an toàn thực phẩm của Đắk Lắk các đại biểu cho rằng cần đẩy mạnh công tác truyền thông các địa chỉ sản xuất, xuất khẩu nông sản bảo đảm chất lượng, có trách nhiệm để thông tin rộng rãi trong nước và nước ngoài…

Ông Nguyễn Văn Hà, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk nhấn mạnh, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, nâng cao chất lượng nông  sản, đáp ứng các tiêu chuẩn về ATTP là yêu cầu bắt buộc và tất yếu. Do đó, sau hội nghị, yêu cầu các ngành, đơn vị liên quan phối hợp đồng bộ để tháo gỡ những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tại địa phương hiện nay.

"Không còn con đường nào khác là nâng cao chất lượng là giải pháp căn cơ để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Sau hội nghị này chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh tiếp tục triển khai các nội dung tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và một số giải pháp trọng tâm trong thời gian đến” - ông Hà cho biết thêm.

hop_tac_xa_nong_nghiep_san_xuat_hat_ca_cao_tan_thanh_xa_ea_na_huyen_krong_ana_tinh_dak_lak_da_chu_dong_san_xuat_ca_cao_theo_huong_tuan_hoan_.jpg

Đắk Lắk nắm bắt cơ hội phục hồi và phát triển ca cao

VOV.VN - Giá ca cao thế giới tăng kỷ lục, nhiều chuyên gia nhận định, đây là thời cơ để ngành hàng ca cao Việt Nam phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Với tỉnh Đắk Lắk, cơ hội càng rõ rệt khi tỉnh vừa chớp cơ hội thị trường, vừa đẩy mạnh liên kết và áp dụng quy trình sản xuất tuần hoàn bền vững.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Công nghiệp chế tạo ở Đắk Lắk tăng trưởng 17%, thu ngân sách tăng gần gấp rưỡi
Công nghiệp chế tạo ở Đắk Lắk tăng trưởng 17%, thu ngân sách tăng gần gấp rưỡi

VOV.VN - Điểm sáng nổi bật của Tỉnh Đắk Lắk là sản xuất công nghiệp tăng mạnh, với chỉ số toàn ngành trong tháng 4 tăng hơn 12% so với cùng kỳ, đặc biệt công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tới gần 17%.

Công nghiệp chế tạo ở Đắk Lắk tăng trưởng 17%, thu ngân sách tăng gần gấp rưỡi

Công nghiệp chế tạo ở Đắk Lắk tăng trưởng 17%, thu ngân sách tăng gần gấp rưỡi

VOV.VN - Điểm sáng nổi bật của Tỉnh Đắk Lắk là sản xuất công nghiệp tăng mạnh, với chỉ số toàn ngành trong tháng 4 tăng hơn 12% so với cùng kỳ, đặc biệt công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tới gần 17%.

Đắk Lắk ký kết nghiên cứu nâng chuẩn sầu riêng xuất khẩu
Đắk Lắk ký kết nghiên cứu nâng chuẩn sầu riêng xuất khẩu

VOV.VN - Chiều 12/5, Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk và Viện Khoa học kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phối hợp nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác sầu riêng giai đoạn 2025 – 2030.

Đắk Lắk ký kết nghiên cứu nâng chuẩn sầu riêng xuất khẩu

Đắk Lắk ký kết nghiên cứu nâng chuẩn sầu riêng xuất khẩu

VOV.VN - Chiều 12/5, Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk và Viện Khoa học kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phối hợp nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác sầu riêng giai đoạn 2025 – 2030.

Giá bán buôn vải đầu mùa ở Đắk Lắk là 60.000đ/kg
Giá bán buôn vải đầu mùa ở Đắk Lắk là 60.000đ/kg

VOV.VN - “Đầu mùa hiện nay họ đang mua 60.000 – 61.000 đồng/kg, giá này thì người dân rất phấn khởi. Nhà tôi bắt đầu thu bói và khoảng một tuần nữa sẽ thu rộ, dự kiến được 15 – 16 tấn".

Giá bán buôn vải đầu mùa ở Đắk Lắk là 60.000đ/kg

Giá bán buôn vải đầu mùa ở Đắk Lắk là 60.000đ/kg

VOV.VN - “Đầu mùa hiện nay họ đang mua 60.000 – 61.000 đồng/kg, giá này thì người dân rất phấn khởi. Nhà tôi bắt đầu thu bói và khoảng một tuần nữa sẽ thu rộ, dự kiến được 15 – 16 tấn".

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao