111111

Côn Đảo xứng đáng là đặc khu với những cơ chế riêng biệt để đột phá

VOV.VN - Trải qua chặng đường 50 năm kể từ ngày giải phóng (1/5/1975 - 1/5/2025), Côn Đảo đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, toàn diện. Từ một vùng đất biệt lập, thiếu thốn về hạ tầng và dịch vụ, đến nay Côn Đảo đã vươn mình trở thành một huyện đảo phát triển năng động với định hướng rõ ràng.

 

Bừng lên sức sống mới

Hầu hết du khách, cựu tù quay lại Côn Đảo sau nhiều năm gắn bó, sinh sống, du lịch đều có chung cảm nhận: Côn Đảo đang thay da đổi thịt từng ngày, đời sống người dân được cải thiện. Giao thông đường thủy và hàng không được mở rộng, kết nối hiệu quả với các trung tâm lớn như TP.HCM, Cần Thơ, Hà Nội, Sóc Trăng, Vũng Tàu… 

Côn Đảo không còn hộ nghèo, hơn 6.000 lao động đã được giải quyết việc làm, 100% người dân được sử dụng nước sạch, tiếp cận dịch vụ y tế, tiêm chủng, giáo viên đạt chuẩn theo quy định. Công tác an ninh - quốc phòng được giữ vững, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo.

Ông Nguyễn Tiến Chi, 75 tuổi, cựu tù Côn Đảo chia sẻ, lần đầu tiên sau ngày Côn Đảo được giải phóng, ông mới có dịp quay lại vùng đất này. 

Ông Chi cho biết, lần này ông chọn đi bằng đường biển để ra đảo, vì đây là hướng nhìn thuận lợi để ông nhìn lại mảnh đất thiêng liêng từ phía biển.

Từ cầu tàu Bến Đầm, ông Chi cảm nhận bầu không khí trong lành, mát mẻ và một màu xanh tươi tốt của núi, rừng trên suốt dọc tuyến đường dẫn về trung tâm đảo. Cảnh vật đã thay đổi nhiều so với trước giải phóng, thời điểm ông cùng hàng vạn người chiến sĩ cách mạng yêu nước từng bị giam giữ, tù đày.

"Tôi định đi máy bay ra đảo, nhưng tôi quyết định đi tàu để được quan sát, đầu tiên bước lên đảo sau nhiều năm quay lại tôi cảm nhận ở đây giữ được những cánh rừng tự nhiên, rất trong xanh. Tuy dân cư còn thưa thớt nhưng hạ tầng ở Côn Đảo quy hoạch bài bản, có thể giữ lại cho tương lai con cháu sau này. Không chỉ giữ gìn truyền thống cách mạng mà còn lại mảnh đất thiêng liêng, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc", ông Chi chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết, phường Phước Hưng, TP Bà Rịa cho biết, từ năm 2014 đến nay chị đã 4 lần đến Côn Đảo, nhưng mỗi lần đến đây, mọi thứ đều thay đổi rất nhanh, từ hệ thống hạ tầng, có nhiều khách sạn 4-5 sao, đời sống người dân cải thiện, mức hưởng thụ văn hoá, y tế được nâng lên rất nhiều.

Theo chị Tuyết, tuy Côn Đảo thay đổi nhiều về diện mạo nhưng có một thứ không hề thay đổi, đó là sức sống của mảnh đất truyền thống lịch sử cách mạng. 

Mỗi lần đến đảo, chị Tuyết luôn cảm thấy biết ơn các bậc tiền nhân đã hy sinh vì sự bình yên ngày hôm nay.

"Sự đổi thay của Côn Đảo về kinh tế, địa lý rất nhanh và đẹp. Tuy nhiên, sức sống của Côn Đảo, sự thiêng liêng của vùng đất này vẫn không thay đổi. Mỗi khi đặt chân đến Côn Đảo thì luôn có cảm giác biết ơn, luôn ghi nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để Côn Đảo có cuộc sống tươi đẹp, ấm no như ngày hôm nay. Những lần tới tôi sẽ tiếp tục quay lại Côn Đảo vì tôi rất thích vùng đất thiêng liêng này", chị Tuyết cho biết thêm.

Là đặc khu trong tương lai

Theo UBND huyện Côn Đảo, sau 50 năm, cơ cấu kinh tế của địa phương đang có sự chuyển dịch đúng, theo định hướng “Du lịch - dịch vụ, công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp”, trong đó khu vực du lịch - dịch vụ - thương mại chiếm tỷ trọng chủ yếu, đạt trên 92%. 

Huyện đảo hiện có 30 dự án đầu tư đang triển khai, gồm 25 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư khoảng 1.691 tỷ đồng và 5 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn khoảng 37 triệu USD. 

Ông Lê Anh Tú, Bí thư Huyện uỷ Côn Đảo cho biết, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Côn Đảo trở thành đặc khu. Địa phương sẽ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đặc biệt, bền vững và toàn diện gắn với bảo đảm quốc phòng – an ninh và giữ vững chủ quyền biển đảo. 

Côn Đảo sẽ tập trung phát triển du lịch chất lượng cao, trở thành khu du lịch quốc gia với trọng tâm là du lịch sinh thái biển đảo, lịch sử - văn hóa và tâm linh, tạo sự khác biệt giữa các phân khu như: khu phố cổ kiến trúc Pháp, khu nghỉ dưỡng cao cấp, Bến Đầm, Đầm Trầu, Cỏ Ống và Vườn Quốc gia.

Huyện sẽ ưu tiên nâng cấp sân bay Côn Đảo, phát triển cảng biển đủ điều kiện đón tàu quốc tế, xây dựng trung tâm logistics, và đảm bảo hệ thống cấp điện, nước, xử lý chất thải đồng bộ. Tất cả đều tuân thủ nghiêm quy hoạch, bảo vệ di sản và cảnh quan tự nhiên.

Ông Tú cho thông tin thêm, Côn Đảo sẽ đẩy mạnh chính quyền điện tử, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)... trong quản lý đô thị, du lịch và an ninh. Đồng thời, đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực, nhất là trong lĩnh vực y tế, môi trường và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế tuần hoàn.

Khai thác hiệu quả hạ tầng đã có để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, uy tín để phát triển du lịch sinh thái cao cấp, tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân và tăng cường liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện. 

Theo ông Lê Anh Tú, hiện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có hồ sơ, tờ trình gửi Chính phủ, tiếp đó Chính phủ sẽ thực hiện các quy trình về thủ tục trình Bộ Chính trị, Quốc hội xem xét để thông qua những cơ chế chính sách đặc thù cho Côn Đảo.

"Cơ chế chính sách này sẽ góp phần phát huy giá trị di sản, như di tích nhà tù, Vườn quốc gia, cũng như các chính sách ưu đãi thu hút nhà đầu tư chiến lược, cơ chế đặc biệt thu hút nhân lực chất lượng cao và cơ chế tài chính riêng để đảm bảo nguồn lực phát triển. Về tổng thể, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Côn Đảo sẽ đặt trọng tâm vào phát triển bền vững, hiện đại, có bản sắc, tạo đột phá về du lịch, bảo tồn môi trường, nâng cao đời sống người dân. đồng thời giữ vững vai trò chiến lược về quốc phòng - an ninh của khu vực trọng yếu này", ông Tú nêu rõ.

Nhìn lại chặng đường 50 năm, có thể khẳng định rằng, Côn Đảo đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành biểu tượng của sự phát triển hài hòa giữa bảo tồn và đổi mới. Những thành tựu đạt được hôm nay là kết quả của sự quan tâm, lãnh đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, sự đồng lòng, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện đảo, đồng thời là sự tri ân thiết thực đối với sự hy sinh to lớn của các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do trên mảnh đất thiêng liêng này.

ktth_cd_2_.jpg

Kinh tế tuần hoàn ở huyện Côn Đảo những mô hình phù hợp

VOV.VN - Dù còn nhiều khó khăn, tuy nhiên trong những năm qua Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn tại Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bước đầu đạt kết quả tích cực, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và du khách, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Khám phá nét hoang sơ hệ sinh thái rừng - biển ở Côn Đảo
Khám phá nét hoang sơ hệ sinh thái rừng - biển ở Côn Đảo

VOV.VN - Vườn quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một quần thể sinh thái có diện tích hơn 19.883 ha gồm: diện tích bảo tồn rừng trên các hòn đảo; diện tích bảo tồn biển và vùng đệm trên biển, thuộc hệ thống rừng đặc dụng, là 1 trong 34 Vườn quốc gia của Việt Nam.

Khám phá nét hoang sơ hệ sinh thái rừng - biển ở Côn Đảo

Khám phá nét hoang sơ hệ sinh thái rừng - biển ở Côn Đảo

VOV.VN - Vườn quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một quần thể sinh thái có diện tích hơn 19.883 ha gồm: diện tích bảo tồn rừng trên các hòn đảo; diện tích bảo tồn biển và vùng đệm trên biển, thuộc hệ thống rừng đặc dụng, là 1 trong 34 Vườn quốc gia của Việt Nam.

Sản phẩm OCOP của Côn Đảo phải mang đặc trưng rừng - biển
Sản phẩm OCOP của Côn Đảo phải mang đặc trưng rừng - biển

VOV.VN - Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định, phát triển sản phẩm OCOP không chỉ nhằm nâng cao thu nhập cho người dân mà còn là kênh quảng bá văn hóa, du lịch địa phương. Hiện tại, huyện đã có 3 sản phẩm OCOP 3 sao gồm: bánh quy hạt bàng, mực một nắng, cá thu một nắng và đang hoàn thiện hồ sơ để công nhận thêm 1 sản phẩm mới trong năm 2025.

Sản phẩm OCOP của Côn Đảo phải mang đặc trưng rừng - biển

Sản phẩm OCOP của Côn Đảo phải mang đặc trưng rừng - biển

VOV.VN - Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định, phát triển sản phẩm OCOP không chỉ nhằm nâng cao thu nhập cho người dân mà còn là kênh quảng bá văn hóa, du lịch địa phương. Hiện tại, huyện đã có 3 sản phẩm OCOP 3 sao gồm: bánh quy hạt bàng, mực một nắng, cá thu một nắng và đang hoàn thiện hồ sơ để công nhận thêm 1 sản phẩm mới trong năm 2025.

Cứu thành công 2 cá thể Rùa biển bị mắc lưới tại Côn Đảo
Cứu thành công 2 cá thể Rùa biển bị mắc lưới tại Côn Đảo

VOV.VN - Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo phối hợp cùng doanh nghiệp du lịch cứu hộ thành công 1 cá thể Đồi mồi và 1 cá thể Rùa xanh mắc lưới cá. Qua kiểm tra, sức khoẻ 2 cá thể ổn định và được thả về môi trường sống tự nhiên.

Cứu thành công 2 cá thể Rùa biển bị mắc lưới tại Côn Đảo

Cứu thành công 2 cá thể Rùa biển bị mắc lưới tại Côn Đảo

VOV.VN - Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo phối hợp cùng doanh nghiệp du lịch cứu hộ thành công 1 cá thể Đồi mồi và 1 cá thể Rùa xanh mắc lưới cá. Qua kiểm tra, sức khoẻ 2 cá thể ổn định và được thả về môi trường sống tự nhiên.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao