111111

Chủ tịch tập đoàn Nhà nước có thể được nhận lương tối đa 320 triệu đồng/tháng

Theo Bộ Nội vụ, quy định mức lương tối đa 320 triệu đồng/tháng gấp 4 lần lương cơ bản, với điều kiện DN phải đạt lợi nhuận 27.500 tỷ đồng là phù hợp với thực tế doanh nghiệp Nhà nước.

Bộ Tư pháp đang thẩm định Dự thảo Nghị định về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng của người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn Nhà nước và kiểm soát viên trong doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Nội vụ. Nghị định này dự kiến có hiệu lực thi hành từ 1/8/2025, thay thế Nghị định số 44/2025/NĐ-CP ngày 28/2/2025 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước.

Tiền lương gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Dự thảo Nghị định quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng của người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại công ty CP, công ty TNHH 2 thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ. Đối tượng áp dụng của dự thảo nghị định gồm: Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp; Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Người đại diện phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ; cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Về nguyên tắc thực hiện tiền lương, thù lao, tiền thưởng, dự thảo quy định bảo đảm theo đúng quy định của Luật số 68/2025/QH15, trong đó người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, Kiểm soát viên, người đại diện vốn chuyên trách thì hưởng tiền lương, tiền thưởng do doanh nghiệp chi trả; người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, Kiểm soát viên, người đại diện vốn không chuyên trách thì hưởng tiền lương, tiền thưởng do cơ quan đại diện chủ sở hữu chi trả và hưởng thù lao do doanh nghiệp chi trả.

Tiền lương, thù lao do doanh nghiệp chi trả tính chung trong quỹ lương của doanh nghiệp, trong đó có quy định yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến lợi nhuận khi xác định tiền lương nhằm bảo đảm tiền lương, thù lao gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh thực sự của doanh nghiệp. Các yếu tố khách quan này được kế thừa toàn bộ từ yếu tố khách quan đã được Chính phủ quy định tại Nghị định số 44/2025/NĐ-CP.

Lương tối đa 320 triệu đồng/tháng

Về mức tiền lương, dự thảo quy định Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên hưởng mức lương cơ bản và tiền lương tăng thêm theo hiệu quả sản xuất, kinh doanh, do doanh nghiệp quyết định sau khi có ý kiến của chủ sở hữu. Theo đó, mức lương cơ bản được xác định dựa trên chỉ tiêu vốn, doanh thu, lợi nhuận, gồm 7 mức lương, chia theo 2 nhóm: Nhóm I gồm 4 mức lương áp dụng đối với tổng công ty, tập đoàn kinh tế; Nhóm II gồm 3 mức lương áp dụng đối với doanh nghiệp độc lập (dự thảo Nghị định bỏ mức 4 tại Nghị định số 44/2025/NĐ-CP cho phù hợp với quá trình sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước), trong đó mức cao nhất của Chủ tịch (mức 1 nhóm I) là 80 triệu đồng và thấp nhất của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên (mức 3 nhóm II) là 30 triệu đồng/tháng như quy định tại Nghị định số 44/2025/NĐ-CP.

Dự thảo cũng quy định mức tiền lương được hưởng gắn với lợi nhuận thực tế thực hiện của doanh nghiệp (nội dung này khác so với Nghị định số 44/2025/NĐ-CP đang quy định mức lương kế hoạch xác định gắn với lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận thực hiện năm trước) và bỏ quy định gắn với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn do Luật số 68/2025/QH15 quy định tiền lương gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, không quy định tiền lương gắn với hiệu quả sử dụng vốn như Nghị quyết số 27-NQ/TW. Lợi nhuận thực hiện không thấp hơn kế hoạch thì được hưởng tối đa không quá 2 lần mức lương cơ bản (Chủ tịch cao nhất có thể đạt 160 triệu đồng/tháng), trường hợp lợi nhuận thực hiện vượt kế hoạch thì được tính thêm không quá 20% mức tiền lương như quy định tại Nghị định số 44/2025/NĐ-CP.

Doanh nghiệp có quy mô lớn, có lợi nhuận cao hơn nhiều lợi nhuận tối thiểu (lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, dầu khí lợi nhuận 5.500 tỷ đồng) mà có mức lương thấp hơn các chức danh tương đương trên thị trường thì dự thảo tiếp tục quy định mức lương tối đa cao hơn như quy định tại Nghị định số 44/2025/NĐ-CP nhưng có bổ sung các khung tiền lương để thuận lợi cho doanh nghiệp khi thực hiện, cụ thể mức lương tối đa bằng: 2,5 lần mức lương cơ bản (Chủ tịch cao nhất đạt 200 triệu đồng/tháng) nếu lợi nhuận cao hơn 2 lần lợi nhuận tối thiểu (tương ứng phải đạt lợi nhuận 11.000 tỷ đồng); 3 lần mức lương cơ bản (Chủ tịch cao nhất đạt 240 triệu đồng/tháng) nếu lợi nhuận cao hơn 03 lần lợi nhuận tối thiểu (tương ứng phải đạt lợi nhuận 16.500 tỷ đồng); 4 lần mức lương cơ bản (Chủ tịch cao nhất đạt 320 triệu đồng/tháng) nếu lợi nhuận cao hơn 5 lần lợi nhuận tối thiểu (tương ứng phải đạt lợi nhuận 27.500 tỷ đồng).

Theo Bộ Nội vụ, việc quy định mức lương tối đa bằng 4 lần mức lương cơ bản (Chủ tịch đạt 320 triệu đồng/tháng) dựa trên cơ sở Nghị định số 44/2025/NĐ-CP. Trong đó, tại Nghị định số 44/2025/NĐ-CP đã mở khung tiền lương tối đa (không có giới hạn cụ thể) nên hiện nay có một số doanh nghiệp đã thực hiện tiền lương của Chủ tịch 200-210 triệu đồng/tháng, cá biệt có doanh nghiệp thuộc khối ngân hàng mức lương bình quân của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên 213 triệu đồng/tháng, trong đó Chủ tịch đạt 300 triệu đồng/tháng.

Bộ Nội vụ cho rằng dự thảo quy định mức lương tối đa bằng 4 lần mức lương cơ bản (mức lương tối đa 320 triệu đồng/tháng), tương ứng phải đạt lợi nhuận 27.500 tỷ đồng là phù hợp với thực tế đang áp dụng của doanh nghiệp Nhà nước. Đối với doanh nghiệp lỗ hoặc không có lợi nhuận thì dự thảo quy định mức lương tối đa bằng 50%-80% mức lương cơ bản như quy định tại Nghị định số 44/2025/NĐ-CP.

ong_pham_binh_an-_pho_vien_truong_vien_nghien_cuu_phat_trien_kinh_te_tp.hcm_.jpg

Doanh nghiệp Nhà nước còn quá nhiều ràng buộc

VOV.VN - Doanh nghiệp Nhà nước quá nhiều ràng buộc nên không năng động.  Đó là ý kiến của đại biểu tại Tọa đàm khoa học "Huy động nguồn lực doanh nghiệp Nhà nước vào phát triển TP.HCM theo tinh thần Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân" do Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Nếu doanh nghiệp có tiềm năng, Nhà nước sẵn sàng đầu tư để tìm kiếm lời
Nếu doanh nghiệp có tiềm năng, Nhà nước sẵn sàng đầu tư để tìm kiếm lời

VOV.VN - Tại phiên thảo luận về hoạt động đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh quan điểm, nhà nước chỉ đầu tư với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, đặc biệt trong các trường hợp Nhà nước nắm giữ tỷ lệ sở hữu dưới 50%.

Nếu doanh nghiệp có tiềm năng, Nhà nước sẵn sàng đầu tư để tìm kiếm lời

Nếu doanh nghiệp có tiềm năng, Nhà nước sẵn sàng đầu tư để tìm kiếm lời

VOV.VN - Tại phiên thảo luận về hoạt động đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh quan điểm, nhà nước chỉ đầu tư với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, đặc biệt trong các trường hợp Nhà nước nắm giữ tỷ lệ sở hữu dưới 50%.

Nhiều dự án do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư chậm tiến độ, đội vốn, có tiêu cực
Nhiều dự án do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư chậm tiến độ, đội vốn, có tiêu cực

VOV.VN - Sáng 13/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Nhiều dự án do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư chậm tiến độ, đội vốn, có tiêu cực

Nhiều dự án do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư chậm tiến độ, đội vốn, có tiêu cực

VOV.VN - Sáng 13/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị với các doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số
Thủ tướng chủ trì Hội nghị với các doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số

VOV.VN - Sáng 15/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị với các doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Hội nghị với các doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số

VOV.VN - Sáng 15/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao