111111

Chi phí không chính thức tăng trở lại, DN vẫn vướng đất đai và chính sách

VOV.VN - Khảo sát PCI 2024 cho thấy, nhiều cải thiện về minh bạch và thủ tục, nhưng điểm nghẽn cũ vẫn kéo dài và tồn tại như tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức. Đặc biệt, có tới 26% doanh nghiệp cho biết, tỉnh “trì hoãn thực hiện” và “xin ý kiến chỉ đạo” khi gặp vướng mắc.

Niềm tin được củng cố, minh bạch gia tăng

Tại báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2024, vừa được công bố, khảo sát gần 11.000 doanh nghiệp cho thấy, chất lượng điều hành của chính quyền tỉnh thành tiếp tục được cải thiện. Doanh nghiệp ngày càng dễ tiếp cận thông tin quy hoạch và pháp lý. Chỉ số tiếp cận hai nhóm tài liệu này năm 2024 đạt 3,11 và 3,23 điểm, mức cao nhất từ năm 2006. Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng “cần có mối quan hệ” để tiếp cận thông tin chỉ còn 31%, giảm mạnh so với 61% của năm 2021. Việc công khai minh bạch hơn giúp doanh nghiệp tăng khả năng dự báo về việc thực thi quy định của Trung ương và khả năng điều chỉnh pháp luật cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, thủ tục gia nhập thị trường thuận lợi hơn. Thời gian thực hiện đăng ký kinh doanh và điều chỉnh thông tin doanh nghiệp trung bình chỉ khoảng 7 ngày và 6 ngày, thấp hơn nhiều so với mức gần một tháng khi VCCI bắt đầu khảo sát cách đây 20 năm. Năm 2024, doanh nghiệp tiếp tục đánh giá cao chất lượng thủ tục đăng ký doanh nghiệp: 93% cho rằng thủ tục minh bạch, 91% nhận được hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ, 86% hài lòng về chuyên môn và thái độ của cán bộ tiếp nhận.

Nhóm thủ tục về cấp phép kinh doanh có điều kiện cũng có sự cải thiện trong khảo sát năm 2024 so 7 PCI 2024 với năm 2023. Tuy nhiên, trong khảo sát 2024 vẫn có chưa tới 50% các doanh nghiệp hài lòng với các thủ tục cấp phép kinh doanh có điều kiện. Điều này cho thấy đây chính là nhóm thủ tục còn nhiều dư địa để thúc đẩy tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp gia nhập thị trường trong thời gian tới.

"Điểm nghẽn" đất đai, chi phí không chính thức

Dù bức tranh tổng thể có nhiều điểm sáng, báo cáo PCI 2024 cũng cho thấy một số tín hiệu đáng lo ngại. Chi phí không chính thức đang có xu hướng tăng trở lại. Năm 2024, gần 37% doanh nghiệp cho biết có trả chi phí không chính thức, tăng so với 33% năm ngoái. Trong đó, 28% doanh nghiệp trả chi phí cho cán bộ thanh tra, kiểm tra (tăng mạnh từ 16%), 55% khi thực hiện thủ tục kinh doanh có điều kiện, và 50% trong các thủ tục liên quan đến đất đai.

Ở lĩnh vực đấu thầu công, tỷ lệ doanh nghiệp trả chi phí không chính thức tăng nhẹ từ 27,6% lên 28,6%. Dù vậy, chỉ 2,3% cho biết khoản chi này chiếm trên 10% doanh thu, mức thấp nhất kể từ 2010. Đồng thời, tỷ lệ doanh nghiệp không khởi kiện tranh chấp do ngại “chạy án” cũng giảm từ 53% xuống còn 44%.

Tiếp cận đất đai vẫn là một thách thức lớn. Chỉ 33% doanh nghiệp không gặp khó khăn khi tìm kiếm mặt bằng, giảm mạnh so với 55% năm 2021. Thủ tục đất đai kéo dài, định giá quyền sử dụng đất mất thời gian và thiếu hướng dẫn rõ ràng là những nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó.

Cụ thể, 68% doanh nghiệp cho biết thời gian giải quyết thủ tục đất đai vượt quy định; 59% phản ánh việc xác định giá trị quyền sử dụng đất mất nhiều thời gian; 49% cho rằng quy trình không đúng với quy định; và 41% gặp chênh lệch giữa giá đất thực tế và khung giá nhà nước.

Phản ứng của chính quyền địa phương trước các điểm chưa rõ trong chính sách cũng là vấn đề đáng quan tâm. Có tới 26% doanh nghiệp cho biết tỉnh “trì hoãn thực hiện” và “xin ý kiến chỉ đạo” khi gặp vướng mắc, tăng đáng kể so với 19% năm 2021. Ngoài ra, chỉ 71% doanh nghiệp đánh giá UBND tỉnh năng động, sáng tạo trong xử lý vấn đề mới, thấp hơn đáng kể so với mức 80% của năm 2022.

Tính năng động và thân thiện của chính quyền đối với doanh nghiệp tư nhân có xu hướng giảm. Chỉ 53% doanh nghiệp đánh giá chính quyền tỉnh có thái độ tích cực với khu vực tư nhân, thấp hơn đáng kể so với mức 64% của năm 2021.

Ngoài ra, chất lượng xử lý thủ tục hành chính đang có dấu hiệu chững lại. Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết họ phải dành trên 10% thời gian để tìm hiểu và tuân thủ quy định pháp luật tăng từ 20% lên 24%. Tỷ lệ doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lần để hoàn tất thủ tục giảm nhẹ, từ 82% năm 2022 xuống còn 79% năm 2024.

Một điểm đáng chú ý khác, 22% doanh nghiệp phản ánh sự trùng lặp trong nội dung thanh kiểm tra, tăng mạnh so với 8,5% năm 2023. Tuy nhiên, số doanh nghiệp bị thanh/kiểm tra quá ba lần/năm chỉ còn 5%, thấp nhất từ trước tới nay.

f290481e0d0cac52f51d-enternews-1715224481.jpg

PCI 2023: Hà Nội tụt hạng, Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng PCI năm thứ 7 liên tiếp

VOV.VN - Sáng nay 9/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023. Theo đó, Quảng Ninh giữ vị trí đầu bảng ở cả hai chỉ số này và là năm thứ 7 liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI.

hanoimoi.com_.vn-uploads-images-huuhoai-2023-06-09-_pci.jpg

PCI: Chỉ số đóng góp đáng kể vào cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam

VOV.VN - Sáng nay 9/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2023. Gần 20 năm qua, Chỉ số PCI vẫn luôn được đón nhận, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng chia sẻ, đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế của các địa phương. Qua đó, đóng góp đáng kể vào việc cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Đại biểu HĐND tỉnh Cà Mau “truy” nguyên nhân tụt 26 bậc chỉ số PCI
Đại biểu HĐND tỉnh Cà Mau “truy” nguyên nhân tụt 26 bậc chỉ số PCI

VOV.VN - Trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh Cà Mau Khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 đang diễn ra, đại biểu Nguyễn Sơn Ca chất vấn, nguyên nhân chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Cà Mau giảm sâu, xếp 58/63 tỉnh thành cả nước.

Đại biểu HĐND tỉnh Cà Mau “truy” nguyên nhân tụt 26 bậc chỉ số PCI

Đại biểu HĐND tỉnh Cà Mau “truy” nguyên nhân tụt 26 bậc chỉ số PCI

VOV.VN - Trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh Cà Mau Khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 đang diễn ra, đại biểu Nguyễn Sơn Ca chất vấn, nguyên nhân chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Cà Mau giảm sâu, xếp 58/63 tỉnh thành cả nước.

Đà Nẵng tìm hướng cải thiện chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
Đà Nẵng tìm hướng cải thiện chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

VOV.VN - Theo Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây, thành phố Đà Nẵng xếp vị trí thứ 9 trên tổng số 63 tỉnh thành, rớt 5 bậc so với năm 2021.

Đà Nẵng tìm hướng cải thiện chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Đà Nẵng tìm hướng cải thiện chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

VOV.VN - Theo Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây, thành phố Đà Nẵng xếp vị trí thứ 9 trên tổng số 63 tỉnh thành, rớt 5 bậc so với năm 2021.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao