111111

Bình Dương thí điểm khu trọ “xanh” để giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất

VOV.VN - UBND tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo đơn vị, địa phương triển khai thí điểm khu trọ “xanh” để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tình hình mới.

Khu trọ “xanh” được thực hiện thông qua việc sắp xếp lại toàn bộ công nhân trong một công ty ở tập trung một khu trọ để có thể đủ điều kiện hoạt động theo phương án “1 cung đường, 2 điểm đến”, tức là công nhân ở một nơi tập trung và di chuyển đến công ty làm việc bằng xe đưa đón.

Thực hiện mô hình này, các đơn vị, địa phương sẽ thành lập các tổ đi khảo sát, vận động, sắp xếp lại nơi ở trọ của công nhân đang làm việc tại một số doanh nghiệp trong và ngoài khu, cụm công nghiệp.

Đối với khu công nghiệp, Công ty TNHH Sài Gòn Stec ở khu công nghiệp VSIP II, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một được chọn làm điểm. Doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp được giao cho địa phương lựa chọn từ 1 đến 2 đơn vị làm điểm. Các đơn vị, địa phương báo cáo tình hình, kết quả thực hiện mô hình, nếu hiệu quả sẽ nhân rộng góp phần ổn định lại tình hình sản xuất của các doanh nghiệp.

Trước đó, thực hiện “nhiệm vụ kép”, tỉnh Bình Dương đã yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện phương án “3 tại chỗ” tức là ăn, ở, sản xuất tại nhà máy và “1 cung đường, 2 điểm đến” để đảm bảo an toàn, tránh lây lan dịch bênh, nếu không phải tạm ngưng sản xuất. Trong số 3.900 doanh nghiệp đăng ký hoạt động thì rất ít công ty thực hiện "1 cung đường, 2 điểm đến" do không tìm được nơi ở tập trung cho công nhân. 

Đối với phương án “3 tại chỗ”, sau một thời gian sản xuất rất nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương xin tạm dừng hoạt động vì phát hiện nhiều ca mắc Covid-19; chi phí phát sinh tăng cao trong việc lo chỗ ăn, chỗ ở, xét nghiệm Covid-19 cho công nhân; đời sống người lao động không đảm bảo vì nhà xưởng chật hẹp… Không để đứt gãy chuỗi sản xuất, Bình Dương thí điểm mô hình nhà trọ “xanh” để doanh nghiệp có thể áp dụng sản xuất theo phương án “1 cung đường, 2 điểm đến” để giảm chi phí, đảm bảo đời sống cho công nhân.

Hôm nay (14/8), Bình Dương ghi nhận thêm 2.029 ca mắc Covid-19, có 1.091 bệnh nhân xuất viện, 32 người tử vong. Tính từ đợt dịch lần thứ 4 đến nay, địa phương này có 41.621 ca mắc Covid-19; 341 bệnh nhân tử vong theo công bố của ngành y tế. Các khu điều trị của tỉnh đang điều trị 10.672 bệnh nhân, trong đó có 2.676 ca có triệu chứng, 1.376 bệnh nhân có bệnh nền và 637 bệnh nhân chuyển nặng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần giải pháp “3 tại chỗ” linh hoạt để doanh nghiệp chủ động
Cần giải pháp “3 tại chỗ” linh hoạt để doanh nghiệp chủ động

VOV.VN - Các ngành chức năng cần xây dựng, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn phòng dịch để DN áp dụng phù hợp với nhu cầu của DN.

Cần giải pháp “3 tại chỗ” linh hoạt để doanh nghiệp chủ động

Cần giải pháp “3 tại chỗ” linh hoạt để doanh nghiệp chủ động

VOV.VN - Các ngành chức năng cần xây dựng, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn phòng dịch để DN áp dụng phù hợp với nhu cầu của DN.

Mô hình “3 tại chỗ” cần sửa đổi như thế nào cho phù hợp?
Mô hình “3 tại chỗ” cần sửa đổi như thế nào cho phù hợp?

VOV.VN - Nếu cứ áp dụng cứng nhắc phương án không phù hợp, chắc chắn nhiều DN sẽ chấp nhận phương án tạm thời đóng cửa hơn là tiếp tục hoạt động.

Mô hình “3 tại chỗ” cần sửa đổi như thế nào cho phù hợp?

Mô hình “3 tại chỗ” cần sửa đổi như thế nào cho phù hợp?

VOV.VN - Nếu cứ áp dụng cứng nhắc phương án không phù hợp, chắc chắn nhiều DN sẽ chấp nhận phương án tạm thời đóng cửa hơn là tiếp tục hoạt động.

Không thể thực hiện “3 tại chỗ”, DN dệt may, da giày đối mặt nguy cơ bị dừng, huỷ đơn hàng
Không thể thực hiện “3 tại chỗ”, DN dệt may, da giày đối mặt nguy cơ bị dừng, huỷ đơn hàng

VOV.VN - Dịch Covid 19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của các ngành hàng xuất khẩu như dệt may và da giày, nếu không sớm có các giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, doanh nghiệp dệt may, da giày sẽ đối mặt với nguy cơ bị dừng, huỷ đơn hàng.

Không thể thực hiện “3 tại chỗ”, DN dệt may, da giày đối mặt nguy cơ bị dừng, huỷ đơn hàng

Không thể thực hiện “3 tại chỗ”, DN dệt may, da giày đối mặt nguy cơ bị dừng, huỷ đơn hàng

VOV.VN - Dịch Covid 19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của các ngành hàng xuất khẩu như dệt may và da giày, nếu không sớm có các giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, doanh nghiệp dệt may, da giày sẽ đối mặt với nguy cơ bị dừng, huỷ đơn hàng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao